320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp
tracnghiem.net chia sẻ 320 Câu trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của ngành Luật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, lịch sử lập hiến Việt Nam, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá xã hội, chính sách an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ của công dân,…được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nguyên tắc làm việc của Quốc hội là:
A. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
B. Làm việc theo chế độ hội nghị.
C. Làm việc theo chế độ hữu nghị và quyết định theo đa số.
D. Làm việc bằng chế độ quyết định theo đa số.
-
Câu 2:
Quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp thuộc về:
A. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
B. Ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
C. Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
D. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.
-
Câu 3:
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có số lượng đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành là:
A. Ít nhất ba phần tư tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
B. Ít nhất ba phần tư tổng số đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.
C. Ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
D. Ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.
-
Câu 4:
Nguyên tắc xác định quốc tịch ở các nước bao gồm:
A. Nguyên tắc huyết thống.
B. Nguyên tắc lãnh thổ (nơi sinh).
C. Nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu (quốc tịch theo thỏa thuận).
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 5:
Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam bao gồm:
A. Giấy khai sinh.
B. Giấy chứng minh nhân dân.
C. Hộ chiếu.
D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 6:
Người nào sau đây không đủ điều kiện để nhập quốc tịch Việt Nam:
A. Người mất năng lực hành vi dân sự.
B. Người chưa đủ 18 tuổi.
C. Đã có quốc tịch của nước khác.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 7:
Trường hợp nào sau đây bị mất quốc tịch Việt Nam:
A. Được thôi quốc tịch Việt Nam.
B. Bị tước quốc tịch Việt Nam.
C. Theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 8:
Việc thay đổi quốc tịch cho công dân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được thể hiện bằng hình thức nào:
A. Bằng văn bản.
B. Bằng ý chí của công dân đó.
C. Bằng một dạng hành vi.
D. Bằng lời nói.
-
Câu 9:
Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của cơ quan nào?
A. Công đoàn Việt Nam
B. Hội nông dân Việt Nam
C. Nhà nước
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
-
Câu 10:
Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu ………, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
A. Tòa án
B. Chính phủ
C. Nhà nước
D. Quốc Hội
-
Câu 11:
Theo Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch nước do:
A. Quốc hội bầu
B. Ủy ban thường vụ quốc hội bầu
C. Chính phủ bầu
D. Chủ tịch nước bổ nhiệm
-
Câu 12:
Hiến pháp 2013 nước ta quy định: Công dân ……….trở lên có quyền bầu cử:
A. Đủ 18 tuổi trở lên
B. Đủ 21 tuổi trở lên.
C. Đủ 20 tuổi trở lên
D. Đủ 16 tuổi trở lên.
-
Câu 13:
Theo Hiến pháp 2013, nhiệm kỳ Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của hiến pháp hiện hành là:
A. 3 năm
B. 5 năm
C. 4 năm
D. 6 năm
-
Câu 14:
Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều:
A. 10 chương, 147 điều
B. 10 chương, 120 điều
C. 11 chương, 147 điều
D. 11 chương, 120 điều
-
Câu 15:
Chế định quyền con người được quy định cụ thể trong bản Hiến pháp:
A. 2013 và 1992
B. 1992
C. 1980
D. 2013
-
Câu 16:
Hiến pháp hiện hành nước ta quy định độ tuổi để ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân là:
A. Đủ 20 tuổi trở lên.
B. Đủ 21 tuổi trở lên.
C. Đủ 25 tuổi trở lên
D. Đủ 18 tuổi trở lên
-
Câu 17:
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Thủ tướng là người đứng đầu………..:
A. Tòa án
B. Viện kiểm sát
C. Quốc hội
D. Chính phủ
-
Câu 18:
Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do ………... thành lập:
A. Chính phủ
B. Tổng bí thư
C. Quốc hội
D. Chủ tịch nước
-
Câu 19:
Theo Hiến pháp 2013, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
B. Tòa án
C. Quốc hội
D. Chính phủ
-
Câu 20:
Nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có thời gian là bao nhiêu năm?
A. 4 năm
B. 3 năm
C. 5 năm
D. 10 năm
-
Câu 21:
Đa số các quy phạm pháp luật Hiến pháp thường thiếu bộ phận:
A. Giả định
B. Quy định
C. Chế tài
D. Quy định và chế tài
-
Câu 22:
Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể bị:
A. Tước quốc tịch Việt Nam
B. Thôi quốc tịch Việt Nam
C. Hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
D. Cả ba trường hợp trên đều đúng
-
Câu 23:
Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì:
A. Mất quốc tịch Việt Nam
B. Thôi quốc tịch Việt Nam
C. Tước quốc tịch VIệt Nam
D. Vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
-
Câu 24:
Trường hợp nào không cần quá 2/3 tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.
A. Bãi nhiệm ĐBQH
B. Miễn nhiệm ĐBQH
C. Sửa đổi Hiến pháp
D. Kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ của QH
-
Câu 25:
Viện Kiển sát nhân dân thực hiện quyền gì?
A. Quyền công tố.
B. Quyền kiểm sát hoạt động tư pháp.
C. Cả 2 quyền trên.
D. Cả 2 quyền trên đều sai