290+ Trắc nghiệm Quản trị kinh doanh quốc tế
Bộ 296 câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị kinh doanh quốc tế - có đáp án, nội dung gồm có quá trình hội nhập quốc tế, hình thức kinh doanh quốc tế, phương thức thâm nhập thị trường, giá trị xuất nhập khẩu, vai trò của thuế quan... Được tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn, hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu về môn học một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Một cuộc cạnh tranh về giá khi các công ty cố gắng bảo vệ thị phần sẽ dẫn đến điều nào sau đây?
A. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao.
B. Sự đe dọa của các đối thủ tiềm năng tăng
C. Năng lực mặc cả của nhà cung cấp tăng.
D. Năng lực mặc cả của người mua tăng
-
Câu 2:
Sự khác biệt của hạn ngạch nhập khẩu so với thuế quan nhập khẩu:
A. Hạn ngạch nhập khẩu không đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác
B. Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền
C. Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa hàng hoá
D. Vừa không mang lại thu nhập cho chính phủ vừa có khả năng hình thành các doanh nghiệp độc quyền
-
Câu 3:
Trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi nhưng có sự điều tiết của nhà nước, IMF có các vai trò, ngoại trừ a. hổ trợ kỹ thuật và đào tạo:
A. Cho vay để khác phục sự mất cân đối của BOP
B. Nghiên cứu và thu thập dữ liệu
C. Can thiệp vào việc quyết định tỷ giá hối đoái của các quốc gia thành viên
D. Đưa ra các khuyến cáo về chính sách tài chính và tiền tệ
-
Câu 4:
Chính sách nào sau đây thể hiện sự can thiệp gián tiếp của Ngân Hàng Trung Ương vào tỷ giá hối đoái:
A. Ra quy định về việc mua và bán ngoại tệ cho các tổ chức và cá nhân
B. Khống chế lượng ngoại tệ được mang ra nước ngoài
C. Thay đổi lãi suất để tác động vào tỷ giá hối đối
D. Mua và bán ngoại tệ để can thiệp vào thị trướng ngoại hối
-
Câu 5:
Lợi nhuận của những công ty liên minh được phân chia như thế nào là tùy thuộc vào:
A. Mục đích chiến lược của hai bên đối tác.
B. Mức đóng góp của hai bên
C. Khả năng lĩnh hội của công ty
D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 6:
Câu nào sau đây là sai khi nói về phân tích ABC?
A. Hàng tồn kho có thể được phân loại theo các phương pháp khác ngoài phương pháp dựa trên giá trị
B. Phân loại hàng tồn kho trên nhóm ABC dựa trên giá trị nhu cầu tồn kho hàng năm.
C. Phân tích ABC là một ứng dụng của nguyên tắc Pareto
D. Tất cả các sản phẩm đều có cùng một mức độ kiểm soát.
-
Câu 7:
Các công cụ chủ yếu trong chính sách phi thuế quan của hoạt động thương mại quốc tế là: hạn ngạch (quota) hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu và _________.
A. Bảo hộ hàng sản xuất trong nước
B. Cấm nhập khẩu.
C. Bán phá giá
D. Những quy định chủ yếu về tiêu chuẩn kỹ thuật
-
Câu 8:
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tỷ giá được xác định trên cơ sở:
A. Quy luật cung – cầu
B. Chính phủ ấn định tỷ giá
C. Theo quy luật cung – cầu, nhưng có sự can thiệp điều chỉnh của chính phủ
D. Ngân hàng Trung ương của quốc gia đó quyết định.
-
Câu 9:
Quản lý kinh doanh quốc tế khác với quản lý kinh doanh trong nước ở tất cả các lý do sau, NGOẠI TRỪ:
A. Kinh doanh ở các nước khác nhau.
B. Các giao dịch quốc tế liên quan đến các đồng tiền khác nhau.
C. Các vấn đề quản lý trong kinh doanh quốc tế được thu hẹp hơn so với hoạt động kinh doanh trong nước.
D. Doanh nghiệp quốc tế phải tìm cách hoạt động trong điều kiện ràng buộc về sự can thiệp của chính phủ về hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư.
-
Câu 10:
Những phát biểu sau đây đều đúng với quá trình quốc tế hóa, ngoại trừ:
A. Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn tại một quốc gia
B. Nguồn lực sản xuất huy động từ một quốc gia
C. Sản phẩm dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác
D. Vốn và nhân lực dịch chuyển từ nước này sang nước khác
-
Câu 11:
Điều nào dưới đây là không đúng khi đề cập đến trung tâm thanh toán bù trừ (Netting center)?
A. Các công ty con không cần phải dự trữ ngoại tệ để thanh toán cho nhau.
B. Vị thế thanh toán ròng tại trung tâm luôn bằng 0.
C. Hoạt động của trung tâm giúp cho quá trình hoàn nhập quỹ nhanh chóng, đồng thời giảm bớt chi phí giao dịch cho bên thứ 3
D. Là nơi tập trung và quản lý lợi nhuận của MNCs.
-
Câu 12:
Tối thiểu hóa chi phí thích hợp nhất với giai đoạn nào của chu kì sản phẩm?
A. Sơ khai
B. Phát triển
C. Chín muồi
D. Sụt giảm
-
Câu 13:
Dòng lưu chuyển vốn từ công ty con về công ty mẹ có thể bao gồm:
A. Cổ tức, lãi vay, phí tác quyền
B. Lãi vay, phí tác quyền, phí dịch vụ hỗ trợ
C. Cổ tức, lãi vay, phí tác quyền, phí dịch vụ hỗ trợ
D. Chỉ bao gồm lợi nhuận
-
Câu 14:
Trong một công ty đa quốc gia, các SBU sẽ có:
A. Mục tiêu chung của công ty.
B. Mục tiêu rất khác nhau
C. Mỗi SBU có mục tiêu riêng.
D. Mục tiêu rất giống nhau.
-
Câu 15:
Trong mô hình 5 sức ép, ngoài các yếu tố như khả năng mặc cả của người mua, khả năng mặc cả của người bán, sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng ngành và sự cạnh tranh của những người mới gia nhập thì yếu tố còn lại là:
A. Các yếu tố liên quan đến văn hóa, xã hội tác động đến môi trong hoạt động công ty
B. Các rủi ro pháp luật – chính trị nơi quốc gia công ty đang hoạt động.
C. Các yếu tố kinh tế nơi quốc gia công ty đang hoạt động
D. Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế sản phẩm của công ty
-
Câu 16:
Chiến lược sản phẩm nên tập trung cải thiện quá trình kiểm soát đánh giá trong giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm?
A. Giới thiệu
B. Phát triển
C. Chín muồi
D. Suy thoái
-
Câu 17:
Chiến lược sản xuất bắt đầu với:
A. Phát triển sản phẩm mới.
B. Sản xuất.
C. Lựa chọn tỷ suất vốn/lao động hiệu quả nhất.
D. Phát triển các chương trình đổi mới nguồn nhân lực.
-
Câu 18:
Toàn cầu hóa thị trường được thực hiện tốt nhất khi:
A. Xóa bỏ các rào cản trong đầu tư trực tiếp
B. Các nước không áp dụng tỷ giá hối đoái phân biệt
C. Các rào cản mậu dịch được xóa bỏ
D. Chính sách công nghiệp hóa theo định hướng thay thế nhập khẩu được áp dụng
-
Câu 19:
Các yếu tố nào trong điều kiện về nhu cầu quyết định việc hình thành lợi thế cạnh tranh quốc tế của một ngành, ngoại trừ:
A. Sự khác biệt về nhu cầu của người tiêu dùng
B. Sự tương đồng về nhu cầu giữa các quốc gia
C. Tỷ trọng nhu cầu nội địa cao so với tổng nhu cầu trên thế giới
D. Khả năng tiên đoán trước nhu cầu
-
Câu 20:
Các công nghệ hỗ trợ sự phát triển của chuỗi cung ứng:
A. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
B. Công nghệ mã vạch (bar codes)
C. Công nghệ xác định tần số sóng radio (RFID)
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 21:
Lựa chọn một phương thức thâm nhập thị trường quốc tế tối ưu phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Năng lực cốt lõi của công ty.
B. Lợi thế cạnh tranh của quốc gia.
C. Hàng rào thương mại quốc tế
D. Tất cả các yếu tố trên
-
Câu 22:
Sự khác biệt giữa các lý thuyết cổ điển về mậu dịch quốc tế và lý thuyết hiện đại của Michael Porter chính là:
A. Lý thuyết cổ điển nhấn mạnh đến cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình sẽ tạo nên lợi thế ạnh tranh
B. Lý thuyết hiện đại đề cập đến cả yếu tố hữu hình và vô hình sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh
C. Lý thuyết cổ điển ra đời vào thế kỷ thứ 18 và 19
D. Lý thuyết cổ điển nhấn mạnh đến nguồn lực tạo ra lợi thế còn dựa vào kỹ năng lao động
-
Câu 23:
Yếu tố nào sau đây là một trong những động lực cho dòng vốn đầu tư gián tiếp chảy vào một quốc gia khi các yếu tố khác không đổi:
A. Lãi suất cao
B. Không phải các yếu tố trên
C. Kỳ vọng đầu tư giảm giá
D. Thuế suất thuế thu nhập cao
-
Câu 24:
Trong phát biểu sau “Trong khoảng thời gian gần đây (2009 – 2013) lượng FDI toàn cầu đang có xu hướng tập trung nhiều nhất vào các quốc gia G20”. Trong phát biểu trên G20 được hiểu là:
A. 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
B. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước đang phát triển.
C. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước phát triển.
D. 20 nền kinh tế lớn nhất trong nhóm các nước kém phát triển.
-
Câu 25:
Chiến lược chuyển giá trong các MNCs được thực hiện với mục đích:
A. Tối thiểu hóa chi phí thuế toàn cầu
B. Tăng sự cạnh tranh giữa các công ty con với nhau
C. Giảm rủi ro thanh toán từ các đối tác của các công ty con
D. Giúp cho nước chủ nhà thu được thuế nhiều nhất