270+ câu trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Để phân loại một khu vực cấu trúc địa chất nào đó theo RMR (Rock Macc Rating) người ta phải khảo sát bao nhiêu loại thông số địa chất
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 2:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005 quy định: H là chiều cao tĩnh không, tính từ điểm cao nhất của phần xe chạy (chưa xét đến chiều cao dự trữ nâng cao mặt đường khi sửa chữa, cải tạo, nâng cấp); h chiều cao tĩnh không ở mép ngoài lề đường. Khi thiết kế đường cấp IV và thấp hơn chọn các giá trị nào trong các phương án sau:
A. H = 5,0 , h = 4,5 m
B. H = 4,75 , h = 4,0 m
C. H = 4,5 , h = 4,0 m
D. H = 4,25 , h = 4,0 m
-
Câu 3:
Trong tiêu chuẩn thiết kế mặt đường , phân ra mấy loại tầng mặt đường (cấp mặt đường)?
A. Chỉ có 1 loai tầng mặt đường
B. Có 2 loai tầng mặt đường
C. Có 3 loai tầng mặt đường
D. Có 4 loai tầng mặt đường
-
Câu 4:
Cự li giữa các tao cáp đơn đường kính 12,7mm bố trí trong dầm bê tông dự ứng lực chế tạo theo công nghệ căng trước, bê tông đá 1x2 được bố trí tối thiểu là bao nhiêu?
A. 51mm
B. 44mm
C. 39mm
D. 38mm
-
Câu 5:
Hãy cho biết giới hạn chảy Fy của thép kết cấu sử dụng cho dầm cầu.
A. 190 Mpa
B. 210 Mpa
C. 250 Mpa
D. 270 Mpa
-
Câu 6:
Cấu tạo chung của dầm thép tiết diện chữ I được cấu tạo theo tỉ lệ sau:
\(0,1 \le \frac{{{I_{yc}}}}{{{I_y}}} \le 0,9\)
Hãy cho biết tỉ lệ này phản ánh quan hệ giữa các đại lượng nào?
A. Giữa mô men quán tính theo trục đứng của hai bản cánh dầm và của cả tiết diện
B. Giữa mô men quán tính theo trục đứng của cánh chịu nén và của cả tiết diện
C. Giữa mô men quán tính theo trục đứng của hai bản cánh dầm và của bản bụng dầm
D. Giữa mô men quán tính theo trục đứng của bản cánh chịu nén và của bản bụng dầm
-
Câu 7:
Đối với dầm thép liên hợp các đặc trưng hình học để tính độ võng được xét như thế nào?
A. DC tính theo thép, DW và hoạt tải tính theo thép và bản hữu hiệu.
B. DC tính theo thép, DW tính theo thép và toàn bộ bản, hoạt tải tính theo thép và bản hữu hiệu.
C. DC tính theo thép,DW tính theo thép và bản hữu hiệu, hoạt tải tính theo thép và toàn bộ bản.
D. DC tính theo thép, DW và hoạt tải tính theo thép và toàn bộ tiết diện bản.
-
Câu 8:
Sức kháng uốn theo trạng thái giới hạn cường độ của kết cấu nhịp dầm thép là gì?
A. Là mô men giới hạn \({M_r} = \varphi {M_n}\)
B. Là cường độ giới hạn ở mỗi bản cánh dầm \({F_r} = \varphi {F_n}\)
C. Là mô men giới hạn Mr và cường độ giới hạn Fr
D. Là mô men giới hạn Mr hoặc cường độ giới hạn Fr
-
Câu 9:
Hãy cho biết cách tính tác dụng của xe tải thiết kế lên tường thân của mố chữ U bê tông cốt thép?
A. Tính theo tải trọng chất thêm ES với áp lực phân bố pi là áp lực của các tải trọng bánh xe truyền qua lớp áo đường phía sau mố.
B. Tính theo tải trọng chất thêm ES với các lực tập trung Pi là các tải trọng của trục bánh xe đặt trên mặt đường sau mố.
C. Tính theo tải trọng chất thêm ES với hoạt tải tác dụng lớn nhất qs là áp lực phân bố lớn nhất của tải trọng trục thông qua lớp áo đường sau mố.
D. Tính theo hoạt tải chất thêm LS với chiều cao đất tương đương heq
-
Câu 10:
Khả năng chống nứt của dầm bê tông chịu uốn được thiết kế dựa trên tiêu chí nào?
A. Khống chế ứng suất kéo trong bê tông đối với dầm BTCT thường.
B. Không cho xuất hiện ứng suất kéo trong bê tông đối với dầm bê tông ứng suất trước.
C. Khống chế ứng suất kéo trong cốt thép thường \({f_{sa}} \le 0,6{f_y}\)
D. Khống chế độ mở rộng vết nứt.
-
Câu 11:
Để tính độ võng và độ vồng của dầm bê tông chịu uốn, độ cứng của dầm được xem xét như thế nào?
A. Độ cứng của của tiết diện nguyên: EcIg
B. Độ cứng của tiết diện tính đổi:EcItd
C. Độ cứng của tiết diện nguyên không đàn hồi: 0,85EcIg
D. Độ cứng của mặt cắt có hiệu: EcIe ( trong đó \({I_e} \le {I_g}\))
-
Câu 12:
Hãy cho biết tỉ lệ giữa chiều dài nhịp biên và chiều dài nhịp chính của cầu dầm liên tục thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng?
A. 0,80
B. 0,75
C. 0,70
D. 0,65
-
Câu 13:
Đường cong Fenner-Pacher phản ánh mối quan hệ nào sau đây?
A. Giữa áp lực lên biên hang và chuyển vị vách hang đào.
B. Giữa tỉ lệ áp lực sau giải phóng ứng suất tác dụng lên kết cấu chống đỡ và chuyển vị vách hang đào.
C. Giữa áp lực tác dụng lên kết cấu chống đỡ và chuyển vị vách hang đào.
D. Giữa áp lực tác dụng lên kết cấu và biến dạng tương đối của vách hang đào
-
Câu 14:
Hãy cho biết biện pháp xác định áp lực từ biên hang tác dụng lên kết cấu chống đỡ trong thiết kế đường hầm thi công theo công nghệ NATM.
A. Từ công thức của Fenner-Labasse.
B. Từ công thức thực nghiệm của phương pháp phân loại địa chất RMR.
C. Từ đường cong Fenner-Pacher
D. Từ đường cong quan hệ Pa-U.
-
Câu 15:
Hãy cho biết tải trọng do đất đá tác dụng lên kết cấu vỏ hầm bê tông theo quan điểm của phương pháp công nghệ NATM.
A. Tải trọng này bằng không vì đã do kết cấu neo và bê tông phun chịu hết tác dụng của đất đá xung quanh hang đào.
B. Tải trọng này bằng không vì áp lực hướng tâm tại bề mặt vách hang đào luôn bằng không.
C. Tải trọng này bằng không vì đã giải phóng hết để cho vành đất đá mang tải xung quanh hang đào chịu.
D. Là phần còn lại của áp lực hướng tâm tác dụng lên biên hang sau giải phóng ứng suất
-
Câu 16:
Hãy cho biết cấu tạo kết cấu chống thấm cho vỏ hầm của đường hầm xuyên núi gồm mấy lớp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Trong điều kiện địa chất bình thường, chiều dày của lớp bê tông vỏ hầm thi công theo phương pháp công nghệ NATM được lựa chọn dựa trên căn cứ nào?
A. Theo yêu cầu cấu tạo
B. Theo yêu cầu chịu lực
C. Theo cấu tạo, có kiểm toán đảm bảo yêu cầu chịu lực.
D. Theo công thức kinh nghiệm
-
Câu 18:
Chiều dày của lớp bê tông vỏ hầm đúc liền khối thi công theo phương pháp công nghệ NATM thông thường được thiết kế bằng bao nhiêu?
A. 25cm
B. 30cm
C. 35cm
D. 40cm
-
Câu 19:
Rãnh dọc trong đường hầm xuyên núi có sử dụng lớp chống thấm được bố trí để thoát nước ngầm hay thoát nước mặt?
A. Thoát nước ngầm là chính.
B. Thoát nước mặt là chính vì nước ngầm đã được chống thấm.
C. Đồng thời thoát cả nước ngầm và nước mặt.
D. Có hai hệ thống rãnh dọc riêng cho thoát nước ngầm và cho nước mặt.
-
Câu 20:
Hãy phân biệt hai khái niệm khổ giới hạn trong đường hầm và tĩnh không hầm.
A. Là một khái niệm, khác nhau về cách gọi tên.
B. Là hai khái niệm khác nhau.
C. Tĩnh không là những kích thước chính của khổ giới hạn.
D. Tĩnh không trong hầm là khổ giới hạn trên đường cộng với những khoảng mở rộng cần thiết
-
Câu 21:
Kết cấu vỏ hầm của đường hầm xuyên núi có bao nhiêu dạng mặt cắt?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7