270+ câu trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong trường hợp thông thường, bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1435 mm là bao nhiêu?
A. 7000 – 2800 – 2000 – 1000 – 500 (m)
B. 5000 – 2500 – 1500 – 1000 – 500 (m)
C. 5000 – 2000 – 1200 – 800 – 400 (m)
D. 1000 – 600 – 400 – 300 – 250 (m)
-
Câu 2:
Chiều rộng một làn xe trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005 có mấy loại kích thước? Phương án nào đúng và đủ?
A. Có các chiều rộng 3,75 m, 3,5 mét, 3,0 m và 2,75 m.
B. Có các chiều rộng 3,75 m, 3,5 métvà 3,0 m.
C. Có các chiều rộng 3,75 m, 3,5 mét
D. Chỉ có chiều rông 3,5 m
-
Câu 3:
Trong tiêu chuẩn thiết kế yếu tố hình học của đường quy định mấy loại bán kính đường cong nằm tối thiếu? phương án nào đúng và đủ.
A. Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn
B. Bán kính đường đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường
C. Bán kính đường cong tối thiểu giới hạn, tối thiểu không siêu cao
D. Bán kính tối thiểu giới hạn, tối thiểu thông thường và tối thiểu không siêu cao
-
Câu 4:
Trong tiêu chuẩn thiết kế yếu tố hình học của đường quy định trong trường hợp nào phải bố trí đường cong chuyển tiếp.
A. Khi vận tốc thiết kế Vtk ≥ 30 km/h
B. Khi vận tốc thiết kế Vtk ≥ 40 km/h
C. Khi vận tốc thiết kế Vtk ≥ 60 km/h
D. Khi vận tốc thiết kế Vtk ≥ 80 km/h
-
Câu 5:
Trong thiết kế đường việc phối hợp giữa các yếu tố tuyến nhằm mục đích gì?
A. Tạo tầm nhìn tốt, cung cấp thông tin cho người lái xe để kịp thờ xử trí các tình huống.
B. Tạo tâm lý thoải mái cho người lái, ít mệt nhọc, năng xuất cao.
C. Tạo cho công trình phù hợp với cảnh quan, góp phần nâng cao vẻ đẹp khu vực đặt tuyến.
D. Để đạt tất cả mục đích nêu trên
-
Câu 6:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường quy định độ đốc dọc lớn nhất tùy thuộc vào cấp hạng đường và điều kiện địa hình. Trường hợp đường cấp I đồng bằng thì độ dốc dọc lớn nhất là bao nhiêu?
A. Độ dốc dọc lớn nhất 3%
B. Độ dốc dọc lớn nhất 4%
C. Độ dốc dọc lớn nhất 5%
D. Độ dốc dọc lớn nhất 6%
-
Câu 7:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường quy định độ đốc dọc lớn nhất tùy thuộc vào cấp hạng đường và điều kiện địa hình. Trường hợp đường cấp III, miền núi thì độ dốc dọc lớn nhất là bao nhiêu?
A. Độ dốc dọc lớn nhất 4%
B. Độ dốc dọc lớn nhất 5%
C. Độ dốc dọc lớn nhất 6%
D. Độ dốc dọc lớn nhất 7%
-
Câu 8:
Quy định về hệ số đầm chặt đất nền đường phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Phụ thuộc vào nền đường đào, đắp
B. Phụ thuộc vào cấp hạng kỹ thuật của đường
C. Phụ thuộc vào chiều sâu từ đáy áo đường xuống
D. Phụ thuộc vào cả 3 yếu tố trên
-
Câu 9:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN104: 2007 phân loại đường phố trong đô thị thành mấy loại?
A. Có 4 loại đường đô thị
B. Có 3 loại đường đô thị
C. Có 2 loại đường đô thị
D. Có 1 loại đường đô thị
-
Câu 10:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường đô thi TCXDVN104: 2007 phân loại quảng trường trong đô thị thành mấy loại?
A. Có 1 loại quảng trường.
B. Có 2 loại quảng trường.
C. Có 3 loại quảng trường.
D. Có 4 loại quảng trường.
-
Câu 11:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054 – 2005, lưu lượng thiết kế là lưu lượng xe con được quy đổi từ các loại xe khác, thông qua mặt cắt trong ngày đêm, tính cho năm tương lại. Với đường cấp I, II, năm tương lai quy định là năm nào trong các phương án sau?
A. Năm thứ 10
B. Năm thứ 15
C. Năm thứ 20
D. Năm thứ 25
-
Câu 12:
Trong trường hợp thông thường, bán kính đường cong nằm tối thiểu của đường chính tuyến tương ứng với các cấp đường: cấp 1, cấp 2, cấp 3 của đường sắt khổ 1000 mm là bao nhiêu?
A. 1200 –900 – 600 (m)
B. 1000 – 800 – 500 (m)
C. 800 – 600 – 400 (m)
D. 800 – 600 – 300 (m)
-
Câu 13:
Trường hợp nào độ dốc dọc trong ga được phép thiết kế với độ dốc lớn hơn 2,5 0/00?
A. Ở vùng đồng bằng
B. Ở vùng núi
C. Ở vùng đặc biệt khó khăn, ga không có dồn dịch
D. Ở vùng đặc biệt khó khăn, ga không có dồn dịch và đảm bảo điều kiện khởi động
-
Câu 14:
Đối với đường sắt khổ đường 1000 mm thì bán kính đường cong nằm tối thiểu trong ga tương ứng là bao nhiêu khi thiết kế ga ở vùng đồng bằng và miền núi?
A. Ở vùng đồng bằng là 300 m, ở vùng núi là 250 m
B. Ở vùng đồng bằng là 400 m, ở vùng núi là 300 m
C. Ở vùng đồng bằng là 500 m, ở vùng núi là 450 m
D. Ở vùng đồng bằng là 600 m, ở vùng núi là 500 m
-
Câu 15:
Đối với đường sắt khổ đường 1435 mm thì bán kính đường cong nằm tối thiểu trong ga tương ứng là bao nhiêu khi thiết kế ga ở vùng đồng bằng và miền núi?
A. Ở vùng đồng bằng là 400 m, ở vùng núi là 300 m
B. Ở vùng đồng bằng là 500 m, ở vùng núi là 400 m
C. Ở vùng đồng bằng là 600 m, ở vùng núi là 500 m
D. Ở vùng đồng bằng là 800 m, ở vùng núi là 600 m
-
Câu 16:
Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1435 mm, bề rộng từ tim đến vai đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?
A. 5,0 – 4,5 – 4,0 – 3,5 – 3,1 (m)
B. 4,5 – 4,0 – 4,0 – 3,5 – 3,1 (m)
C. 4,5 – 4,0 – 3,5 – 3,5 – 3,1 (m)
D. 4,5 – 4,0 – 3,5 – 3,1 – 2,5 (m)
-
Câu 17:
Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1000 mm, bề rộng từ tim đến vai đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?
A. 4,0 – 3,5 – 3,1 (m)
B. 3,5 – 3,1 – 2,9 (m)
C. 3,1 – 2,9 – 2,7 (m)
D. 2,9 – 2,7 – 2,5 (m)
-
Câu 18:
Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1435 mm, khoảng cách tim đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?
A. 5,0 – 4,3 – 4,0 – 4,0 – 4,0 (m)
B. 5,0 – 4,5 – 4,0 – 4,0 – 3,8 (m)
C. 5,0 – 4,5 – 4,0 – 3,8 – 3,5 (m)
D. 4,5 – 4,0 – 3,8 – 3,5 – 3,1 (m)
-
Câu 19:
Trên đường thẳng trong khu gian đối với đường sắt khổ 1000 mm, khoảng cách tim đường tương ứng với các cấp đường không được nhỏ hơn giá trị nào?
A. 5,0 – 4,0 – 3,5 (m)
B. 4,0 – 4,0 – 4,0 (m)
C. 4,0 – 4,0 – 3,8 (m)
D. 4,0 – 3,8 – 3,5 (m)
-
Câu 20:
Khi chiều dài cống thoát nước qua nền đường sắt từ 10 – 20 m thì đường kính tối thiểu của cống phải là bao nhiêu?
A. 0,50 m
B. 0,75 m
C. 1,00 m
D. Tùy theo vị trí và điều kiện cụ thể để quyết định đường kính nhỏ nhất
-
Câu 21:
Khổ đường sắt được định nghĩa là:
A. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 tim ray trên đường thẳng
B. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má trong của ray
C. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má ngoài của ray
D. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 má trong của ray được đo tại mặt đo tính toán (nằm dưới mặt phẳng đi qua hai đỉnh ray 16 mm)
-
Câu 22:
Đối với đường sắt làm mới, cải tạo và sửa chữa lớn, cho phép sai lệch khoảng cách má trong giữa 2 ray là bao nhiêu?
A. +6 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và 1435 mm
B. +4 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và 1435 mm
C. +4 mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và +6 mm và -2 mm với khổ đường 1435 mm
D. +6mm và -2 mm với khổ đường 1000 mm và +4 mm và -2 mm với khổ đường 1435 mm
-
Câu 23:
Siêu cao ray lưng trên đường cong lớn nhất đối với đường sắt là:
A. 95 mm đối với cả 2 khổ đường 1000 mm và 1435 mm
B. 125 mm đối với cả 2 khổ đường 1000 mm và 1435 mm
C. 125 mm đối với khổ đường 1000 mm và 95 mm đối với khổ đường 1435 mm
D. 95 mm đối với khổ đường 1000 mm và 125 mm đối với khổ đường 1435 mm
-
Câu 24:
Thời gian khác thác của cảng phụ thuộc vào:
A. Hệ số bận bến
B. Điều kiện tự nhiên
C. Thiết bị và công nghệ
D. Cả b) và c)
-
Câu 25:
Kết cấu vỏ hầm của hầm chui có dạng hình hộp BTCT đúc liền khối nhưng không đúc liên tục mà đúc phân đoạn ( block), giữa các đoạn liên kết với nhau bằng khớp nối kín nước. Chiều dài mỗi đoạn là bao nhiêu?
A. 8,0m
B. 10,0m
C. 12,0m
D. 15,0m.