250 câu trắc nghiệm Kế toán ngân hàng
Mời các bạn cùng tham khảo "Bộ 250 câu hỏi trắc nghiệm Kế toán ngân hàng" có đáp án giúp các bạn sinh viên chuyên ngành Kế toán và Tài chính có thêm tài liệu học tập cũng như ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Đồng thời còn có mục "Thi thử" giúp các bạn có thể hệ thống được tất cả các kiến thức đã được ôn tập trước đó. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phạm vi thanh toán của séc chuyển khoản là:
A. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân: giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với các cá nhân, giữa cá nhân với nhau và với doanh nghiệp.
B. Trong phạm vi các ngân hàng thương mại cùng hệ thống, các ngân hàng thương mại khác hệ thống, các ngân hàng thương mại với ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng với nhau.
C. Giữa các khách hàng có mở TK ở cùng một ngân hàng hoặc khác ngân hàng nhưng các ngân hàng này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố
D. Trong phạm vi giữa các khách hàng có mở TK ở cùng một ngân hàng.
-
Câu 2:
Trong quy trình thanh toán Séc chuyển khoản, khi người trả tiền và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một ngân hàng thì kế toán ngân hàng ghi sổ như thế nào?
A. Nợ TK 1011 | Có TK 4211 (người thụ hưởng)
B. Nợ TK 4211 (người trả tiền) | Có TK 1113
C. Nợ TK 4211 (người thụ hưởng) | Có TK 4211 (người trả tiền)
D. Nợ TK 4211 (người trả tiền) | Có TK 4211 (người thụ hưởng)
-
Câu 3:
Tại sao đối với séc chuyển khoản, người thụ hưởng séc thường tìm đến ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản để nộp séc (và bảng kê nộp séc) mặc dù ngân hàng quy định có thể nộp ở bất kỳ ngân hàng nào?
A. Người thụ hưởng séc muốn được ghi Có cho mình trước, ghi Nợ sau để thu hồi nhanh vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.
B. Người thụ hưởng séc muốn biết ngay được rằng séc có thanh toán được không, để có biện pháp giải quyết kịp thời
C. Người thụ hưởng séc nộp séc tại nơi người phát hành séc mở tài khoản để có thể lĩnh tiền mặt.
D. Người thụ hưởng séc muốn nộp séc nơi gần nhất.
-
Câu 4:
Để thanh toán séc chuyển khoản đối với các đơn vị cùng mở tài khoản tại một ngân hàng thương mại, người thụ hưởng séc phải làm gì?
A. Lập 2 liên bảng kê thanh toán bù trừ theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng sử dụng làm chứng từ ghi sổ.
B. Lập 3 liên giấy báo liên hàng theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng thông báo cho các đơn vị thụ hưởng.
C. Lập 2 liên bảng kê thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước theo mẫu quy định kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng, để ngân hàng kiểm soát việc chi trả của bên bán và thu nhập của bên mua một cách chính xác.
D. Lập 2 liên bảng kê nộp séc theo mẫu quy định, kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng. Ngân hàng sử dụng séc và bảng kê để ghi nợ người phải trả, ghi có người được hưởng và báo cho khách hàng
-
Câu 5:
Về mặt xuất phát điểm của giấy tờ thanh toán, uỷ nhiệm chi khác uỷ nhiệm thu như thế nào?
A. Uỷ nhiệm chi do người mua lập để trả tiền, uỷ nhiệm thu do người bán lập để nhờ ngân hàng thu tiền
B. Nếu thanh toán khác ngân hàng thì liên 4 uỷ nhiệm thu được tách ra để theo dõi ngoại bảng tại ngân hàng bên bán trước khi thanh toán, Uỷ nhiệm chi không phải theo dõi
C. Uỷ nhiệm chi ghi Nợ người lập giấy tờ, uỷ nhiệm thu thì ngược lại
D. Nếu thanh toán khác ngân hàng thì uỷ nhiệm chi được thanh toán ngay, uỷ nhiệm thu phải chờ
-
Câu 6:
Về mặt thời điểm phát hành và về mặt tiền vốn của doanh nghiệp, thanh toán uỷ nhiệm thu khác thanh toán thư tín dụng như thế nào?
A. Uỷ nhiệm thu do người bán lập. Thư tín dụng do người mua lập
B. Uỷ nhiệm thu trả tiền từ ngân hàng bên mua. Thư tín dụng trả tiền từ ngân hàng bên bán
C. Uỷ nhiệm thu phát hành sau khi bán hàng, người mua không phải ký quĩ trước. Thư tín dụng thanh toán sau khi bán hàng, người mua phải ký quĩ trước khi mở thư tín dụng
D. Uỷ nhiệm thu khác địa phương hoặc cùng địa phương, thư tín dụng chỉ thanh toán khác địa phương
-
Câu 7:
Séc chuyển tiền khác séc chuyển khoản ở những điểm nào?
A. Séc chuyển khoản được lĩnh tiền mặt còn séc chuyển tiền thì không
B. Séc chuyển tiền thì được lĩnh tiền mặt còn séc chuyển khoản thì không
C. Séc chuyển tiền do doanh nghiệp ký phát và được lĩnh tiền mặt còn séc chuyển khoản do ngân hàng ký phát và không được lĩnh tiền mặt.
D. Séc chuyển tiền do ngân hàng phát hành và được lĩnh tiền mặt còn séc chuyển khoản do khách hàng phát hành và không được lĩnh tiền mặt.
-
Câu 8:
Về hình thức séc chuyển khoản khác séc tiền mặt như thế nào?
A. Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc tiền mặt được lĩnh tiền mặt
B. Séc chuyển khoản được phát hành để trao cho người thụ hưởng, séc tiền mặt được phát hành để đến ngân hàng lĩnh tiền mặt
C. Séc chuyển khoản do doanh nghiệp và cá nhân phát hành, séc tiền mặt do doanh nghiệp phát hành
D. Séc chuyển khoản có hai gạch song song ở góc phía trên bên trái hoặc có chữ séc chuyển khoản; séc tiền mặt không có hai gạch song song không có chữ séc chuyển khoản
-
Câu 9:
Về công dụng, séc chuyển khoản khác séc tiền mặt như thế nào?
A. Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc tiền mặt đem ra ngân hàng lĩnh tiền mặt.
B. Séc chuyển khoản do doanh nghiệp phát hành, còn séc tiền mặt do cá nhân phát hành.
C. Séc chuyển phát hành để trả nợ, còn séc tiền mặt để mua hàng.
D. Séc chuyển khoản có 2 gạch chéo, séc tiền mặt không có gạch chéo.
-
Câu 10:
Về thủ tục phát hành séc chuyển tiền và séc chuyển khoản có những điểm chủ yếu nào khác nhau?
A. Séc chuyển tiền là séc cá nhân, séc chuyển khoản là séc dùng cho doanh nghiệp
B. Séc chuyển tiền phải bảo chi, séc chuyển khoản không cần bảo chi
C. Séc chuyển tiền, khi phát hành phải viết 2 tờ séc, séc chuyển khoản viết 1 tờ
D. Phát hành séc chuyển tiền do ngân hàng thực hiện, phải ký gửi và viết 2 tờ séc, nội dung như nhau. Phát hành séc chuyển khoản do chủ tài khoản thực hiện, viết 1 tờ, không cần ký gửi.
-
Câu 11:
Séc chuyển khoản khác séc bảo chi như thế nào?
A. Séc chuyển khoản không được lĩnh tiền mặt, séc bảo chi được lĩnh tiền mặt
B. Séc chuyển khoản thanh toán qua một hay hai ngân hàng, séc bảo chi thanh toán qua nhiều ngân hàng
C. Séc chuyển khoản không đảm bảo được thanh toán ngay khi phát hành qúa số dư, séc bảo chi do ngân hàng phát hành nên đảm bảo chắc chắn được thanh toán
D. Séc chuyển khoản khác séc bảo chi về mầu sắc, mẫu mã, ký hiệu.
-
Câu 12:
Về thời điểm phát hành và thời điểm thanh toán cho người thụ hưởng, ủy nhiệm chi khác thư tín dụng như thế nào?
A. Không khác nhau vì ủy nhiệm chi và thư tín dụng đều thanh toán khi đã giao hàng.
B. Khi phát hành ủy nhiệm chi là thanh toán ngay cho người thụ hưởng, còn thư tín dụng thì chưa thanh toán khi phát hành thư tín dụng
C. Khi ủy nhiệm chi đã phát hành, phải chờ chứng từ giao hàng mới thanh toán, còn thư tín dụng thì thanh toán ngay khi phát hành thư tín dụng.
D. Ủy nhiệm chi thanh toán khi người phát hành ủy nhiệm chi giao ủy nhiệm chi cho ngân hàng, còn thư tín dụng thì phải chờ khi người bán xuất trình hoá đơn giao hàng, Ngân hàng mới thanh toán.
-
Câu 13:
Đối với ngân hàng nếu mà chậm trể trong quá trình thanh toán séc gây thiệt hại cho khách hàng thì số tiền mà ngân hàng phải bồi thường cho khách hàng được tính như thế nào?
A. Số tiền bồi thường bằng số tiền ghi trên tờ séc x số ngày chậm trễ x tỷ lệ phạt (bằng l/ suất nợ quá hạn)
B. Số tiền bồi thường bằng số tiền ghi trên tờ séc x tỷ lệ phạt (bằng lãi suất nợ quá hạn)
C. Số tiền bồi thường bằng số tiền ghi trên tờ séc x 30%
D. Không câu nào đúng.
-
Câu 14:
Người phát hành séc không được phép thấu chi, khi phát hành séc mà trên tài khoản tiền gửi không có số dư, Ngân hàng làm gì để thanh toán séc cho người thụ hưởng?
A. Không thanh toán. Ngân hàng báo cho người phát hành séc nộp đủ tiền vào tài khoản để thanh toán. Khi thanh toán, tính phạt chậm trả và tiền phạt quá số dư
B. Thanh toán từ tài khoản tiền gửi, sau này sẽ thu vào tài khoản này.
C. Không thanh toán đồng thời thông báo cho người phát hành séc và người nộp séc, đồng thời tính phạt chậm trả, chuyển tiền phạt cho người thụ hưởng séc, và phạt quá số dư thu cho ngân hàng.
D. Cho người phát hành séc vay tiền để thanh toán. Thời hạn vay không quá 1 tháng, lãi suất cao hơn lãi suất tín dụng.
-
Câu 15:
Một doanh nghiệp được phép thấu chi có hợp đồng với ngân hàng, khi phát hành Séc quá số dư thì ngân hàng xử lý thế nào?
A. Phạt theo tỷ lệ quy định, tiền phạt giao người thụ hưởng. Chờ có tiền mới thanh toán séc
B. Phạt chậm thanh toán và phạt tiền do phát hành quá số dư, chờ khi trên tài khoản có tiền mới thanh toán
C. Thanh toán toàn bộ giá trị tờ séc nếu số dư tài khoản tiền gửi cộng với số tiền được thấu chi đủ thanh toán.
D. Thanh toán toàn bộ giá trị tờ séc và phạt do phát hành quá số dư
-
Câu 16:
Thanh toán thẻ gồm các chủ thể nào tham gia?
A. Ngân hàng, người cầm thẻ, doanh nghiệp
B. Ngân hàng phát hành thẻ, chủ thẻ, ngân hàng đại lý thanh toán, cơ sở tiếp nhận thẻ
C. Người phát hành thẻ, chủ thẻ (người cầm thẻ)
D. Ngân hàng, người mua hàng, người bán hàng, người mua thẻ
-
Câu 17:
Trong thanh toán thẻ, người ta phân biệt thẻ loại A, thẻ loại B. Vậy thẻ loại A khác thẻ loại B như thế nào?
A. Thẻ loại A là thẻ ưu tiên, thẻ loại B không được ưu tiên trong thanh toán
B. Thẻ loại A không phải lưu ký tiền vào tài khoản ký quĩ bảo đảm thanh toán, thẻ loại B phải lưu ký tiền
C. Thẻ loại A được vay ngân hàng, thẻ loại B không được vay ngân hàng
D. Thẻ loại A được rút tiền mặt, thẻ loại B không được rút tiền mặt
-
Câu 18:
Thanh toán liên hàng áp dụng trong phạm vi nào?
A. Thanh toán giữa các ngân hàng khác địa phương nhưng cùng hệ thống ngân hàng.
B. Thanh toán giữa các ngân hàng khác quận, huyện.
C. Thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống (khác ngân hàng chuyên doanh), khác tỉnh, khác thành phố.
D. Thanh toán giữa các doanh nghiệp khác tỉnh.
-
Câu 19:
Thanh toán bù trừ điện tử áp dụng trong phạm vi nào?
A. Giữa các ngân hàng khác hệ thống trong tỉnh thành phố đã nối mạng vi tính với ngân hàng Nhà nước tỉnh thành phố, và nối mạng với nhau
B. Giữa các ngân hàng khác tỉnh, thành phố đã nối mạng máy tính với nhau
C. Giữa các doanh nghiệp đã nối mạng máy tính vơi ngân hàng
D. Giữa các ngân hàng khác hệ thống đã nối mạng vi tính với nhau.
-
Câu 20:
Khi tiến hành thanh toán bù trừ, tại ngân hàng chủ trì, nơi giao nhận chứng từ, ngân hàng thành viên phải làm gì?
A. Giao nhận các chứng từ và bảng kê 12; tự đối chiếu và đối chiếu với nhau (chứng từ và bảng kê 12, bảng kê 12 với bảng kê 14), nộp bảng số liệu phải thu, phải trả; nộp bảng kê 14 cho ngân hàng chủ trì; đối chiếu, thanh toán theo bảng kê 16
B. Giao nhận chứng từ với nhau, đối chiếu với nhau
C. Tự đối chiếu với nhau các bảng kê 12, 14
D. Trực tiếp giao nhận chứng từ, hoá đơn bảng kê; tiêu chuẩn quốc tế, tiền Việt nam khi được sử dụng trong thanh toán quốc tế cùng ngân hàng chủ trì lập bảng kê 15,16; thanh toán theo bảng kê 15, 16
-
Câu 21:
Để thanh toán bù trừ, ngân hàng Nhà nước chủ trì phải lập các loại bảng kê nào?
A. Bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14)
B. Bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15) và bảng tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ mẫu 16
C. Bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14) và bảng tổng hợp mẫu 16
D. Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12) và bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15)
-
Câu 22:
Để thanh toán bù trừ, ngân hàng thành viên phải lập các bảng kê nào?
A. Bảng kê nộp séc, bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14)
B. Bảng kê tổng hợp thanh toán bù trừ (mẫu 15), bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14)
C. Bảng kê chứng từ thanh toán bù trừ (mẫu 12), bảng kê thanh toán bù trừ (mẫu 14)
D. Bảng kê chứng từ thanh toán (mẫu 11), bảng kê tổng hợp kết quả thanh toán bù trừ (mẫu 16)
-
Câu 23:
Trong thanh toán bù trừ, các chứng từ do khách hàng lập gồm những loại chứng từ nào?
A. Các tờ séc do đơn vị mua ở ngân hàng khác phát hành, các chứng từ gốc sau khi đã ghi Nợ tài khoản của khách hàng như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các bảng kê nộp séc
B. Các bảng kê thanh toán bù trừ
C. Séc, uỷ nhiệm chi
D. Tất cả các chứng từ gốc do khách hàng lập và bảng kê thanh toán bù trừ
-
Câu 24:
Muốn được tham gia thanh toán bù trừ, các ngân hàng phải có điều kiện gì là cần thiết nhất?
A. Phải tham gia thanh toán liên hàng.
B. Phải mở tài khoản ở cùng một ngân hàng Nhà nước chủ trì.
C. Phải làm đơn đề nghị tới ngân hàng Nhà nước
D. Phải tôn trọng kỷ luật thanh toán và thực hiện đúng quy chế của ngân hàng Nhà nước
-
Câu 25:
Thanh toán bù trừ điện tử (TTBTĐT) khác thanh toán bù trừ (TTBT) thế nào về thủ tục giấy tờ?
A. TTBTĐT thực hiện đối với các doanh nghiệp đã nối mạng vi tính với ngân hàng, còn TTBT thực hiện đối với các doanh nghiệp chưa nối mạng
B. TTBTĐT thực hiện đối với các ngân hàng khác hệ thống cùng tỉnh, thành phố đã nối mạng vi tính, TTBT áp dụng đối với các ngân hàng chưa nối mạng
C. TTBTĐT khi thanh toán được truyền qua mạng vi tính, còn TTBT thì phải gặp nhau đối chiếu và trao đổi chứng từ
D. TTBTĐT không có các cuộc “họp chợ” TTBT, còn TTBT thường xuyên phải có cuộc “họp chợ” TTBT để thanh toán