1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Sản xuất giá trị thặng dư là:
A. Quy luật tương đối của CNTB.
B. Quy luật tuyệt đối của CNTB.
C. Quy luật cá biệt của CNTB.
D. Quy luật đặc biệt của CNTB.
-
Câu 2:
Luận điểm “Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội” được nêu ra trong:
A. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI.
B. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VII.
C. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII.
D. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX.
-
Câu 3:
Nếu lao động là hàng hoá thì mệnh đề nào dưới đây đúng?
A. Giá trị mới do công nhân tạo ra bằng giá trị sức lao động
B. Khi nhà tư bản trả công cho công nhân bằng giá trị sức lao động sẽ không có bóc lột.
C. Lợi nhuận của nhà tư bản là kết quả của mua rẻ, bán đắt, gian lận.
D. Cả a, b, c
-
Câu 4:
Trong các nguyên tắc phân phối dưới đây, nguyên tắc nào là chủ yếu nhất ở nước ta hiện nay?
A. Phân phối theo lao động
B. Phân phối theo giá trị sức lao động
C. Phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh
D. Phân phối theo vốn hay tài sản.
-
Câu 5:
Sản xuất và lưu thông hàng hoá chịu sự chi phối của những quy luật kinh tế nào?
A. Quy luật giá trị
B. Quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu
C. Quy luật lưu thông tiền tệ
D. Cả a, b và c
-
Câu 6:
Giá cả ruộng đất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Quan hệ cung cầu về ruộng đất và về nông sản
B. Số địa tô thu được và tỷ suất lợi tức ngân hàng
C. Lao động hao phí tạo ra ruộng đất hoặc chi phí bỏ ra để cải tạo chất đất
D. Năng suất lao động trong nông nghiệp
-
Câu 7:
Giá trị sử dụng là gì?
A. Là công dụng của vật có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
B. Là tính hữu ích của vật
C. Là thuộc tính tự nhiên của vật
D. Cả a, b và c
-
Câu 8:
Sử dụng thành phần kinh tế tư bản nhà nước có lợi gì?
A. Huy động và sử dụng được nguồn vốn lớn có hiệu quả
B. Học tập được kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
C. Tiếp nhận được kỹ thuật công nghệ hiện đại
D. Cả a, b, c
-
Câu 9:
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp là:
A. Là kết quả của hoạt động buôn bán.
B. Là một phần giá trị thặng dư do công nhân làm thuê tạo ra
C. Là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán
D. Là kết quả của mua rẻ, bán đắt, trốn thuế.
-
Câu 10:
Trong CNTB ngày nay, xuất khẩu tư bản chủ yếu theo hướng:
A. Nước TB phát triển xuất khẩu sang các nước kém phát triển.
B. Các nước tư bản phát triển xuất khẩu lẫn nhau
C. Các nước kém phát triển xuất khẩu lẫn nhau
D. Cả a và b
-
Câu 11:
Kết quả của việc áp dụng myas móc vào sản xuất sẽ dẫn đến điều gì?
A. Giảm tuyệt đối số lao động giản đơn trong xã hội
B. Tăng tuyệt đối số lao động phức tạp trong xã hội
C. Tăng cấu tạo kỹ thuật trong các ngành kinh tế
D. Tăng tổng số khối lượng hàng hóa sản xuất ra
-
Câu 12:
Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bao gồm:
A. c + v + m.
B. c + v.
C. v + m.
D. c + m.
-
Câu 13:
Cạnh tranh giữa các ngành là:
A. Sự cạnh tranh trong cùng ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn.
B. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư mới.
C. Sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn.
D. Sự cạnh tranh trong các ngành chế biến khác nhau, nhằm tìm ngành đầu tư có lợi hơn.
-
Câu 14:
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì:
A. Chuyển dần sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước.
B. Kiểm soát được kinh tế tư bản tư nhân.
C. Kết hợp sức mạnh của tư nhân và nhà nước.
D. Cả 3 nội dung trên.
-
Câu 15:
Kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng XHCN quan hệ với nhau thế nào?
A. Khác nhau hoàn toàn
B. Giống nhau về bản chất chỉ khác về hình thức
C. Vừa có đặc điểm chung vừa có đặc điểm riêng
D. Nội dung giống nhau, chỉ khác nhau về bản chất nhà nước.
-
Câu 16:
Các bộ phận: đất đai, tài nguyên, ngân sách, dự trữ quốc gia, các quỹ nhà nước và bộ phận kinh doanh có vốn của nhà nước liên doanh vớinước ngoài thuộc thành phần kinh tế nào ở nước ta?
A. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.
B. Kinh tế nhà nước và kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế quốc doanh.
-
Câu 17:
Nguyên nhân tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta là do:
A. Do trình độ LLSX còn nhiều thang bậc khác nhau, còn nhiều quan hệ sở hữu về TLSX.
B. Do xã hội cũ để lại.
C. Do quá trình cải tạo và xây dựng QHSX mới.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 18:
Trong 4 khâu của quá trình tái sản xuất, khâu nào giữ vai trò quyết định?
A. Sản xuất
B. Phân phối
C. Trao đổi
D. Tiêu dùng
-
Câu 19:
Quan hệ sản xuất được hình thành do:
A. ý muốn chủ quan của con người
B. Do giai cấp thống trị quy định thành pháp luật
C. Do tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
D. Cả a, b, c
-
Câu 20:
Công thức giá cả sản xuất?
A. ( c +v) + p
B. ( c +v ) + m
C. ( c +v )+(P)
D. ( c +v ) - (P)
-
Câu 21:
Tính quy luật của sự vẫn động tiền công trong CNTB?
A. Tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng, tiền công thực tế có xu hướng giảm
B. Tiền công danh nghĩa tăng lên , nhưng tiền công thực tế hạ thấp tương đối
C. Tiền công danh nghĩa có xu hướng giảm xuống , tiền công thực tế cũng giảm xuống tương đối
D. Tiền công danh nghĩa tăng lên , tiền công thực tế tăng lên
-
Câu 22:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có những hạn chế. Chọn ý đúng trong các nhận xét dưới đây:
A. Gặp phải sự phản kháng quyết liệt của công nhân
B. Năng suất lao động không thay đổi
C. Không thoả mãn khát vọng giá trị thặng dư của nhà tư bản
D. Cả a, b và c
-
Câu 23:
Việc mua bán nô lệ và mua bán sức lao động quan hệ với nhau thế nào? Chọn ý đúng:
A. Hoàn toàn khác nhau
B. Có quan hệ với nhau
C. Giống nhau về bản chất, chỉ khác về hình thức
D. Cả b và c
-
Câu 24:
Tích luỹ nguyên thuỷ và tích luỹ tư bản khác nhau như thế nào?
A. Tích luỹ nguyên thuỷ có trước, tích luỹ tư bản có sau
B. Tích luỹ nguyên thuỷ tạo điều kiện cho CNTB ra đời, tích luỹ tư bản mở rộng phạm vi thống trị và bóc lột lao động làm thuê
C. Tích luỹ nguyên thuỷ thực hiện bằng bạo lực, tích luỹ tư bản thực hiện bằng biện pháp kinh tế là chủ yếu
D. Cả a, b, c
-
Câu 25:
Về mặt lượng tư bản khả biến trong quá trình sản xuất sẽ như thế nào?
A. Không tăng lên về lượng
B. Chuyển dần giá trị vào sản phẩm
C. Được bảo tồn nguyên vẹn
D. Tăng lên về lượng
-
Câu 26:
Ai là người đầu tiên hình thành công thức tính giá trị của hàng hoá (giá trị hàng hoá = c + v + m)?
A. C.Mác
B. W.Petty
C. A.Smith
D. D.Ricardo
-
Câu 27:
Điều kiện để có tái sản xuất mở rộng TBCN là:
A. Phải đổi mới máy móc, thiết bị
B. Phải tăng quy mô tư bản khả biến
C. Phải có tích luỹ tư bản
D. Phải cải tiến tổ chức, quản lý
-
Câu 28:
Trong CNTB ngày nay, các trùm tài chính thống trị nền kinh tế thông qua:
A. "Chế độ tham dự"
B. "Chế độ uỷ nhiệm"
C. Kết hợp "chế độ tham dự" với "chế độ uỷ nhiệm"
D. Các tổ chức tài chính quốc tế
-
Câu 29:
Trong TKQĐ lên CNXH có những mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Mâu thuẫn giữa CNXH với CNTB
B. Mâu thuẫn giữa CNXH với trình tự phát triển tiểu tư sản
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản.
D. Cả a, b và c
-
Câu 30:
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, khi sử dụng sẽ tạo ra:
A. Giá trị mới bằng giá trị bản thân nó.
B. Giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó.
C. Giá trị mới nhỏ hơn giá trị bản thân nó.
D. Giá trị sử dụng mới lớn hơn giá trị sử dụng bản thân nó.