1000 câu trắc nghiệm Kinh tế chính trị
Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội, nghiên cứu những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội, nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng qua các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. Đây được xem là môn học đại cương dành chung cho tất cả các bạn sinh viên. Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu ôn thi, tracnghiem.net gửi đến các bạn bộ câu hỏi ôn thi trắc nghiệm Kinh tế chính trị có đáp án mới nhấ. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giá trị của TLSX đã tiêu dùng tham gia vào tạo ra giá trị của sản phẩm mới. Chọn các ý đúng dưới dây:
A. Tham gia tạo thành giá trị mới của sản phẩm
B. Không tham gia tạo thành giá trị mới của sản phẩm
C. Chỉ tham gia vào tạo thành giá trị của sản phẩm mới
D. Cả b và c
-
Câu 2:
Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, giá trị TLSX đã tiêu dùng sẽ như thế nào? Trường hợp nào sai?
A. Được tái sản xuất
B. Không được tái sản xuất
C. Được bù đắp
D. Được lao động cụ thể của người sản xuất hàng hoá bảo tồn và chuyển vào giá trị của sản phẩm mới
-
Câu 3:
Cho biết ý nghĩa của việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá của C.Mác. Chọn các ý đúng dưới đây:
A. Chia tư bản thành tư bản bất biến và khả biến
B. Giải thích quá trình chuyển giá trị cũ sang sản phẩm và tạo ra giá trị mới của sản phẩm
C. Hình thành công thức giá trị hàng hoá = c + v + m
D. Cả a, b, c
-
Câu 4:
Muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản có thể sử dụng nhiều cách. Chọn các ý đúng dưới đây:
A. Kéo dài thời gian lao động trong ngày khi thời gian lao động cần thiết không đổi
B. Tăng cường độ lao động khi ngày lao động không đổi
C. Giảm giá trị sức lao động khi ngày lao động không đổi
D. Cả a, b và c
-
Câu 5:
Tỷ suất giá trị thặng dư (m') phản ánh điều gì? Chọn ý đúng:
A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với công nhân làm thuê
B. Hiệu quả của tư bản
C. Chỉ cho nhà tư bản biết nơi đầu tư có lợi
D. Cả a, b và c
-
Câu 6:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối có điểm nào giống nhau?
A. Đều làm cho công nhân tốn sức lao động nhiều hơn
B. Đều làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư
C. Đều làm giảm giá trị sức lao động của công nhân
D. Cả a, b và c
-
Câu 7:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là:
A. Kéo dài thời gian của ngày lao động, còn thời gian lao động cần thiết không thay đổi
B. Tiết kiệm chi phí sản xuất
C. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức quản lý
D. Cả a, b, c
-
Câu 8:
Từ định nghĩa phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối hãy xác định phương án đúng dưới đây:
A. Độ dài ngày lao động bằng ngày tự nhiên
B. Độ dài ngày lao động lớn hơn không
C. Độ dài ngày lao động bằng thời gian lao động cần thiết
D. Độ dài ngày lao động lớn hơn thời gian lao động cần thiết
-
Câu 9:
Các luận điểm dưới đây, luận điểm nào sai?
A. Các Phương thức sản xuất trước CNTB bóc lột sản phẩm thặng dư trực tiếp
B. Bóc lột sản phẩm thặng dư chỉ có ở CNTB
C. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là hình thái chung nhất của sản xuất giá trị thặng dư
D. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là điểm xuất phát để sản xuất giá trị thặng dư tương đối
-
Câu 10:
Khi xem xét phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, những ý nào dưới đây không đúng?
A. Giá trị sức lao động không đổi
B. Thời gian lao động cần thiết thay đổi
C. Ngày lao động thay đổi
D. Thời gian lao động thặng dư thay đổi
-
Câu 11:
Trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, người lao động muốn giảm thời gian lao động trong ngày còn nhà tư bản lại muốn kéo dài thời gian lao động trong ngày. Giới hạn tối thiểu của ngày lao động là bao nhiêu?
A. Đủ bù đắp giá trị sức lao động của công nhân
B. Bằng thời gian lao động cần thiết
C. Do nhà tư bản quy định
D. Lớn hơn thời gian lao động cần thiết
-
Câu 12:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có những hạn chế. Chọn ý đúng trong các nhận xét dưới đây:
A. Gặp phải sự phản kháng quyết liệt của công nhân
B. Năng suất lao động không thay đổi
C. Không thoả mãn khát vọng giá trị thặng dư của nhà tư bản
D. Cả a, b và c
-
Câu 13:
Những nhận xét dưới đây về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, nhận xét nào là không đúng?
A. Chủ yếu áp dụng ở giai đoạn đầu của CNTB khi kỹ thuật còn thủ công lạc hậu
B. Giá trị sức lao động không thay đổi
C. Ngày lao động không thay đổi
D. Thời gian lao động thặng dư thay đổi
-
Câu 14:
Những ý kiến dưới đây về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối, ý kiến nào đúng?
A. Ngày lao động không đổi
B. Thời gian lao động cần thiết và giá trị sức lao động thay đổi
C. Hạ thấp giá trị sức lao động
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 15:
Nhận xét về giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch, ý nào dưới đây là đúng?
A. Đều dựa trên cơ sở tăng NSLĐ
B. Giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng NSLĐ xã hội còn giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng NSLĐ cá biệt
C. Giá trị thặng dư siêu ngạch có thể chuyển hoá thành giá trị thặng dư tương đối
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 16:
Chọn các ý đúng về đặc điểm của giá trị thặng dư siêu ngạch trong sản xuất công nghiệp:
A. Không cố định ở doanh nghiệp nào
B. Chỉ có ở doanh nghiệp có năng suất cá biệt cao hơn năng suất lao động xã hội
C. Là động lực trực tiếp, mạnh mẽ của các nhà tư bản
D. Cả a, b và c
-
Câu 17:
Giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch giống nhau ở những điểm nào?
A. Đều dựa trên tiền đề tăng NSLĐ
B. Rút ngắn thời gian lao động cần thiết
C. Kéo dài thời gian lao động thặng dư
D. Cả a, b và c.
-
Câu 18:
Chọn các ý kiến đúng khi nhận xét giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch:
A. Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp tư sản thu được
B. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ một số nhà tư bản đi đầu trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giảm giá trị cá biệt
C. Giá trị thặng dư tương đối phản ánh trực tiếp quan hệ giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, còn giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp của các nhà tư bản
D. Cả a, b, c
-
Câu 19:
Vai trò của máy móc trong quá trình tạo ra giá trị thặng dư, chọn ý đúng:
A. Máy móc là nguồn gốc của giá trị thặng dư
B. Máy móc là tiền đề vật chất cho việc tạo ra giá trị thặng dư
C. Máy móc và sức lao động đều tạo ra giá trị thặng dư
D. Máy móc là yếu tố quyết định để tạo ra giá trị thặng dư
-
Câu 20:
Nền kinh tế tri thức được xem là:
A. Một phương thức sản xuất mới
B. Một hình thái kinh tế - xã hội mới
C. Một giai đoạn mới của CNTB hiện đại
D. Một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất
-
Câu 21:
Kinh tế hàng hóa xuất hiện và hình thành dựa trên:
A. Phân công lao động cá biệt và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
B. Phân công lao động chung và chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
C. Phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
D. Phân công lao động và sự sách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
-
Câu 22:
Tiền lương tư bản chủ nghĩa là:
A. Giá trị của lao động.
B. Sự trả công lao động.
C. Giá cả của sức lao động.
D. Giá trị sức lao động
-
Câu 23:
Lợi nhuận là gì:
A. Là tỷ lệ phần lãi trên tổng số tư bản đầu tư.
B. Hình thức biến tướng của giá trị thặng dự.
C. Là khoản tiền công mà doanh nhân tự trả cho mình.
D. Hiệu số giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất.
-
Câu 24:
Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóaở nước ta cho đến năm 2020 là:
A. Đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
B. Hoàn thành cơ bản việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến, cơ cấu kinh tế hợp lý, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc.
C. Đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
D. Cả 3 đều đúng.
-
Câu 25:
Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội là:
A. Đồng nghĩa.
B. Không đồng nghĩa.
C. Trái ngược nhau.
D. Có liên hệ với nhau và làm điều kiện cho nhau.
-
Câu 26:
Sản xuất hàng hóa tồn tại:
A. Trong mọi thời đại.
B. Dưới chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản chủ nghĩa.
C. Chỉ trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
D. Trong các xã hội có phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất.
-
Câu 27:
Phân phối theo lao động là:
A. Lao động ngang nhau, trả công bằng nhau.
B. Phân phối theo số lượng lao động và chất lượng lao động đã cống hiến cho xã hội.
C. Phân phối theo sức lao động.
D. Trả công lao động theo năng suất lao động.
-
Câu 28:
Chỉ số phát triển của con người (HDI) của các quốc gia được đánh giá dựa trên:
A. Tuổi thọ, trình độ dân trí, mức sống (GDP trên đầu người, tính theo sức mua tương đương).
B. Tuổi thọ, tỷ lệ tăng dân số, mức sống (GDP trên đầu người).
C. Tuổi thọ, tỷ lệ thất nghiệp, mức sống (GDP trên đầu người).
D. Tuổi thọ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, mức sống (GDP trên đầu người).
-
Câu 29:
Kinh tế chính trị là:
A. Khoa học làm giàu.
B. Khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất và các quy luật chi phối chúng ở các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội.
C. Khoa học về sự lựa chọn những nguồn tài nguyên hiếm hoi có thể được sử dụng để sản xuất ra nhiều loại hàng hóa và phân phối cho tiêu dùng hiện nay và trong tương lai của những người và những nhóm người trong xã hội.
D. Khoa học nghiên cứu nền sản xuất xã hội và các quy luật của nó.
-
Câu 30:
Quan hệ cung cầu thuộc khâu nào trong quá trình sản xuất xã hội?
A. Sản xuất và tiêu dùng.
B. Trao đổi.
C. Sản xuất.
D. Tiêu dùng.