220 câu trắc nghiệm Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 220 câu trắc nghiệm Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho dãy số sau: 10 11 14 32 36 43 55 57 87 97. Áp dụng phương pháp tìm kiếm nhị phân, để tìm kiếm số 97, lần phân đoạn thứ hai của dãy sẽ là:
A. [36 97]
B. [36 11]
C. [36 97 11]
D. [87 97]
-
Câu 2:
Tính chất nào sau đây là tính chất của cây nhị phân tìm kiếm:
A. Mọi khóa thuộc cây con trái nút đó đều nhỏ hơn khóa ứng với nút đó
B. Mọi khóa thuộc cây con trái nút đó đều lớn hơn khóa ứng với nút đó
C. Mọi khóa thuộc cây con trái nút đó đều lớn hơn khóa cây con phải nút đó
D. Đáp án A và C
-
Câu 3:
Các thuộc tính của một kiểu dữ liệu?
A. Tên kiểu dữ liệu
B. Tập các toán tử tác động lên kiểu dữ liệu
C. Kích thước lưu trữ
D. Tất cả các thuộc tính đưa ra
-
Câu 4:
Miền giá trị của Kiểu số nguyên là:
A. -32767 .. 32768
B. 0..32768
C. -32768 .. 32767
D. 0..32767
-
Câu 5:
: Tập các toán tử kiểu số nguyên là:
A. +, -, , /, %, các phép so sánh, div ,mod
B. +, -, , /, %, các phép so sánh
C. +, -, , /, %
D. +, -, , /, % ,true,false
-
Câu 6:
Chọn câu trả lời đúng nhất về thuật toán?
A. Thuật toán là một dãy hữu hạn các bước, tất cả các phép toán có mặt trong các bước của thuật toán phải đủ đơn giản
B. Thuật toán là nòng cốt của chương trình
C. Thuật toán là một dãy hữu hạn các bước, mỗi bước mô tả chính xác các phép toán hoặc hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra
D. Thuật toán cần có một hoặc nhiều dữ liệu ra (output) ,dữ liệu vào (input)
-
Câu 7:
Đặc trưng nào của thuật toán thể hiện: Tất cả các phép toán có mặt trong các bước của thuật toán phải đủ đơn giản:
A. Tính xác định
B. Tính khả thi
C. Tính dừng
-
Câu 8:
Để viết chương trình chỉ để sử dụng một số ít lần và cái giá của thời gian viết chương trình vượt xa cái giá của chạy chương trình thì ta chọn thuật toán:
A. Thuật toán sử dụng tiếp kiện nhất nguồn tài nguyên của máy tính, và đặc biệt, chạy nhanh nhất có thể được
B. Thuật toán đơn giản, dễ hiểu, dễ cài đặt (dễ viết chương trình)
C. Cả hai tiêu chí nêu ra
-
Câu 9:
Khi viết các chương trình (thủ tục hoặc hàm) để sử dụng nhiều lần, cho nhiều người sử dụng ta chọn thuật toán:
A. Thuật toán sử dụng tiếp kiện nhất nguồn tài nguyên của máy tính, và đặc biệt, chạy nhanh nhất có thể được
B. Thuật toán đơn giản, dễ hiểu, dễ cài đặt (dễ viết chương trình)
C. Cả hai tiêu chí nêu ra
-
Câu 10:
Cài đặt danh sách bằng con trỏ có nghĩa là:
A. Dùng con trỏ để liên kết các phần tử của danh sách theo phương thức ai chỉ đến ai+1. Để một phần tử có thể chỉ đến một phần tử khác ta xem mỗi ô là một Record gồm có 2 trường : Trường Elements để giữ nội dung của phần tử trong danh sách. Trường Next là một con trỏ giữ địa chỉ của ô kế tiếp
B. Dùng một mảng (array) để lưu trữ liên tiếp các phần tử của danh sách bắt đầu từ vị trí đầu tiên của mảng. Khai báo bản ghi gồm 2 trường:Trường Elements để giữ nội dung của phần tử trong danh sách. Trường Next là một con trỏ giữ địa chỉ của ô kế tiếp
C. Dùng con trỏ quản lí các phần tử của mảng theo phương thức bất kì. Để một phần tử có thể chỉ đến một phần tử khác ta xem mỗi ô là một Record gồm có 2 trường : Trường Elements để giữ nội dung của phần tử trong danh sách. Trường Next là một con trỏ giữ địa chỉ của ô kế tiếp.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Đối với biến con trỏ Hàm MaxAvail: Longint: có nghĩa là gì?
A. Cho biết số bytes được cấp phát / thu hồi bởi biến
B. Hàm cho biết tổng số bytes còn lại trên Heap
C. Hàm cho biết vùng nhớ lớn nhất còn trống trong Heap
D. Hàm cho biết vùng nhớ lớn nhất được cấp phát
-
Câu 12:
Đối với biến con trỏ Hàm MemAvail: Longint : có nghĩa là gì?
A. Cho biết số bytes được cấp phát / thu hồi bởi biến
B. Hàm cho biết vùng nhớ lớn nhất được cấp phát
C. Hàm cho biết tổng số bytes còn lại trên Heap
D. Hàm cho biết vùng nhớ lớn nhất còn trống trong Heap
-
Câu 13:
Đối với biến con trỏ Hàm SizeOf (Biến ): Longint: có nghĩa là gì?
A. Cho biết số bytes được cấp phát / thu hồi bởi biến
B. Hàm cho biết vùng nhớ lớn nhất được cấp phát
C. Hàm cho biết vùng nhớ lớn nhất còn trống trong Heap.
D. Hàm cho biết tổng số bytes còn lại trên Heap
-
Câu 14:
Đối với biến con trỏ hàm Add (x): Pointer có chức năng gì?
A. Cho biết địa chỉ segment của biến x
B. Cho biết địa chỉ seg: Ofs
C. Cho biết địa chỉ Offset của biến x
D. Cho biết địa chỉ tổng quát của biến x
-
Câu 15:
Đối với biến con trỏ hàm Seg (x): Word có chức năng gì?
.
A. Cho biết địa chỉ segment của biến x
B. Cho biết địa chỉ Offset của biến x
C. Cho biết địa chỉ seg: Ofs
D. Cho biết địa chỉ tổng quát của biến x
-
Câu 16:
Đối với biến con trỏ hàm Ofs (x): Word có chức năng gì?
A. Cho biết địa chỉ seg: Ofs
B. Cho biết địa chỉ segment của biến x
C. Cho biết địa chỉ tổng quát của biến x
D. Cho biết địa chỉ Offset của biến x
-
Câu 17:
Thế nào là sắp xếp trong?
A. Sắp xếp trong là sắp xếp dữ liệu không cần đến bộ nhớ trong máy tính, mà chỉ cần các đối tượng được lưu trũ bằng bộ nhớ ngoài
B. Sắp xếp trong là sự sắp xếp được sử dụng khi số lượng đối tượng được sắp xếp lớn. Cụ thể là ta sẽ sắp xếp dữ liệu được lưu trữ trong các tập tin
C. Sắp xếp trong là sắp xếp không phụ thuộc vào độ dài tập tin. Mà chỉ phụ thuộc vào bộ nhớ trong của máy tính
D. Sắp xếp trong là sự sắp xếp dữ liệu được tổ chức trong bộ nhớ trong cuả máy tính, ở đó ta có thể sử dụng khả năng truy nhập ngẫu nhiên của bộ nhớ
-
Câu 18:
Thế nào là sắp xếp ngoài?
A. Sắp xếp ngoài là sự sắp xếp được sử dụng khi số lượng đối tượng được sắp xếp lớn. Cụ thể là ta sẽ sắp xếp dữ liệu được lưu trữ trong các tập tin
B. Sắp xếp ngoài là sắp xếp không phụ thuộc vào độ dài tập tin. Mà chỉ phụ thuộc vào bộ nhớ trong của máy tính
C. Sắp xếp ngoài là sự sắp xếp dữ liệu được tổ chức trong bộ nhớ trong cuả máy tính, ở đó ta có thể sử dụng khả năng truy nhập ngẫu nhiên của bộ nhớ
D. Sắp xếp ngoài là sắp xếp dữ liệu không cần đến bộ nhớ trong máy tính ,mà chỉ cần các đối tượng được lưu trữ bằng bộ nhớ ngoài
-
Câu 19:
Đâu là phương pháp sắp xếp trong, trong các phương pháp sau:
A. Phương pháp nổi bọt(Bubble sort)
B. Phương pháp sắp xếp chèn (selection sort)
C. Phương pháp sắp xếp chọn (insertion sort)
D. Tất cả đều sai
-
Câu 20:
Đâu là phương pháp sắp xếp ngoài, trong các phương pháp sau:
A. Phương pháp sắp xếp chèn (insertion sort)
B. Phương pháp sắp xếp chọn (selection sort)
C. Phương pháp nổi bọt(Bubble sort)
D. Cả 3 phương pháp đều đúng