220 câu trắc nghiệm Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 220 câu trắc nghiệm Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cho mảng 2 chiều : A={F( i j)} i là chỉ số hàng, j là chỉ số cột. Mảng A có 8 hàng, 9 cột. Lưu trữ liên tiếp mảng A ưu tiên hàng. Nếu phần tử F(11) có địa chỉ 50, mỗi phần tử chiếm 3 ô thì phần tử F(57) có địa chỉ:
A. 148
B. 152
C. 162
D. 176
-
Câu 2:
Cho mảng 2 chiều A={F( i j)}: i là chỉ số hàng, j là chỉ số cột. Mảng A có 8 hàng, 9 cột. Lưu trữ liên tiếp mảng A ưu tiên cột nếu phần tử F(11) có địa chỉ 230 , mỗi phần tử chiếm 3 ô thì phần tử F(37) có địa chỉ:
A. 378
B. 382
C. 380
D. 420
-
Câu 3:
Dùng phương pháp lưu trữ liên tiếp để lưu trữ một ma trận ( mảng hai chiều) có nhược điểm lớn nhất là:
A. Cần một lượng ô nhớ lớn
B. Lãng phí ô nhớ khi ma trận thưa
C. Khó tìm kiếm
-
Câu 4:
Dùng STACK để lưu trữ số nhị phân có giá trị bằng số thập phân 215 ta có kết quả: (số bên trái vào trước số bên phải)
A. 11001110
B. 11101011
C. 10111101
D. 11110011
-
Câu 5:
Cho cây nhị phân T. Phép duyệt thứ tự trước cho kết quả là:
A. ADBCEFG
B. AEBDCGF
C. AEDBCFG
D. ABDECFG
-
Câu 6:
Độ cao của cây là gì?
A. Cấp lớn nhất của nút
B. Số cây con của cây
C. Số lượng nút của cây
D. Mức lớn nhất của cây
-
Câu 7:
Cho cây nhị phân T, nút có địa chỉ 7 có 2 con ở địa chỉ nào:
A. 8 và 9
B. 13 và 14
C. 14 và 15
D. 30 và 31
-
Câu 8:
Cho cây nhị phân T, nút có địa chỉ 7 có 2 con ở địa chỉ nào:
A. 8 và 9
B. 13 và 14
C. 14 và 15
D. 30 và 31
-
Câu 9:
Cây 5 phân có nghĩa là gì?
A. Mức có nhiều nút nhất là 5
B. Cây có chiều cao là 5
C. Nút có cấp lớn nhất là 5
D. Cây đó có 5 nút
-
Câu 10:
Có 6 tầu x1,x2,x3,x4,x5,x6. Gọi V là lệnh đưa 1 đầu tầu vào kho ( kho là 1 STACK), R là lệnh đưa 1 đầu tầu từ kho ra để sửa: Vởy ta phải thực hiện các lệnh V, R theo thứ tự nào để ta sẽ sửa chữa lần lượt 3 đầu tầu: x3, x2, x4:
A. V(1) V(2) R(2) R(1) V(3) V(4) R(4)
B. V(1) R(1) V(2) R(2) V(3) V(4) R(4)
C. V(1) V(2) V(3) V(4) R(4) R(3) R(2)
D. V(1) V(2) V(3) R(3) R(2) V(4) R(4)
-
Câu 11:
Cho dãy khoá 42,23,74,11,65,58 . Dùng phương pháp sắp xếp kiểu chọn (selection sort), sau 3 bước dãy có dạng nào?
A. 11,23,74,58,65,42
B. 42,11,74,23,58,65
C. 11,23,42,74,58,65
D. 11,23,42,74,65,58
-
Câu 12:
Ý tưởng phương pháp sắp xếp nổi bọt (bubble sort) là:
A. Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp
B. Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhấ; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai,ba...
C. Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên
D. Lần lượt lấy phần tử của danh sách chèn vị trí thích hợp của nó trong dãy bằng cách đẩy các phần tử lớn hơn xuống
-
Câu 13:
Phương pháp sắp xếp nhanh (Quick sort) chính là phương pháp:
A. Trộn
B. Phân đoạn
C. Vun đống
D. Chèn
-
Câu 14:
Cơ chế heap trong sắp xếp vun đống là:
A. Cây nhị phân đầy đủ với tính chất giá trị của nút cha luôn lớn hơn giá trị hai nút con
B. Cây nhị phân hoàn chỉnh với tính chất giá trị của nút cha lớn luôn lớn hơn giá trị các nút trong cây con trái và nhỏ hơn giá trị các nút trong cây con phải
C. Cây nhị phân hoàn chỉnh với tính chất giá trị của nút cha luôn lớn hơn giá trị hai nút con
D. Cây nhị phân đầy đủ với tính chất giá trị của nút cha lớn luôn lớn hơn giá trị các nút trong cây con trái và nhỏ hơn giá trị các nút trong cây con phải
-
Câu 15:
Trong giải thuật sắp xếp vun đống, ta có 4 thủ tục con (Insert - thêm 1 phần tử vào cây; Downheap - vun đống lại sau khi loại một phần tử khỏi Heap, Upheap- vun đống sau khi thêm một phần tử vào cây; Remove - loại 1 phần tử khỏi cây nhị phân). Để sắp xếp các phần tử trong dãy theo phương pháp vun đống, ta thực hiện 4 thủ tục trên theo thứ tự như thế nào?
A. Remove – Downheap – Insert – Upheap
B. Insert – Upheap – Downheap – Remove
C. Upheap – Downheap – Remove – Insert
D. Insert – Upheap – Remove – Downheap
-
Câu 16:
Tư tưởng của giải thuật tìm kiếm nhị phân:
A. Tìm kiếm dựa vào cây nhị tìm kiếm
B. Lần lượt chia dãy thành hai dãy con dựa vào phần tử khoá, sau đó thực hiện việc tìm kiếm trên hai đoạn đã chia
C. Tại mỗi bước tiến hành so sánh X với phần tử ở giữa của dãy,Dựa vào bước so sánh này quyết định giới hạn dãy tìm kiếm nằm ở nửa trên, hay nửa dưới của dãy hiện hành
D. So sánh X lần lượt với các phần tử thứ nhất, thứ hai,... của dãy cho đến khi gặp phần tử có khoá cần tìm
-
Câu 17:
Tư tưởng của giải thuật tìm kiếm tuần tự
A. So sánh X lần lượt với các phần tử thứ nhất, thứ hai,... của dãy cho đến khi gặp phần tử có khoá cần tìm
B. Tại mỗi bước tiến hành so sánh X với phần tử ở giữa của dãy,Dựa vào bước so sánh này quyết định giới hạn dãy tìm kiếm nằm ở nửa trên, hay nửa dưới của dãy hiện hành
C. Lần lượt chia dãy thành hai dãy con dựa vào phần tử khoá, sau đó thực hiện việc tìm kiếm trên hai đoạn đã chia
D. Tìm kiếm dựa vào cây nhị tìm kiếm: Nừu giá trị cần tìm nhỏ hơn gốc thì thực hiện tìm kiếm trên cây con trái, ngược lại ta việc tìm kiếm được thực hiện trên cây con phải
-
Câu 18:
Giả sử có hàm tính số Fibonaci là fibo(int n), cho biết lệnh nào đúng khi tính giá trị Fibonaci của n và gán cho biến kết quả?
A. kq==fibo(n);
B. kq!=fibo(n);
C. kq=fibo(n)
D. kq=fibo(n)
-
Câu 19:
Bài toán tháp Hà Nội được phát biểu như sau:
Input: có 3 cái cọc và n cái đĩa xếp tại cọc 1
Output: Chỉ ra các bước thực hiện di chuyển n cái đĩa từ cọc 1 sang cọc
Nếu sử dụng giải thuật đệ quy, chỉ ra trường hợp gọi đệ quy:
A. n > 0
B. n > 1
C. n > 2
D. n > 3
-
Câu 20:
Để dịch chuyển các đĩa từ cọc B sang cọc C với cọc A là trung gian, lệnh gọi hàm nào là đúng?
A. dichuyen(n,"A","C","B");
B. dichuyen(n,"A","B","C");
C. dichuyen(n,"A","B","C")
D. dichuyen(n,"B","A","C");