220 câu trắc nghiệm Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 220 câu trắc nghiệm Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (có đáp án). Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bước tổng quát của Phương pháp sắp xếp kiểu lựa chọn (selection sort):
A. Xen phần tử a[i+1] vào danh sách đã có thứ tự a[1],a[2],..a[i] sao cho a[1], a[2],.. a[i+1] là một danh sách có thứ tự
B. Xét các phần tử từ a[n] đến a[i+1].với mỗi phần tử a[j], so sánh khoá của nó với khoá của phần tử a[j-1] đứng ngay trước nó. Nếu khoá của a[j] nhỏ hơn khoá của a[j-1] thì hoán đổi a[j] và a[j-1] cho nhau
C. Chọn phần tử có khoá nhỏ nhất trong n-i+1 phần tử từ a[i] đến a[n] và hoán vị nó với a[i]
-
Câu 2:
Bước tổng quát của Phương pháp sắp xếp kiểu chèn (insertion sort):
A. Chọn phần tử có khoá nhỏ nhất trong n-i+1 phần tử từ a[i] đến a[n] và hoán vị nó với a[i]
B. Xen phần tử a[i+1] vào danh sách đã có thứ tự a[1],a[2],..a[i] sao cho a[1], a[2],.. a[i+1] là một danh sách có thứ tự
C. Xét các phần tử từ a[n] đến a[i+1].với mỗi phần tử a[j], so sánh khoá của nó với khoá của phần tử a[j-1] đứng ngay trước nó. Nếu khoá của a[j] nhỏ hơn khoá của a[j-1] thì hoán đổi a[j] và a[j-1] cho nhau
-
Câu 3:
Bước tổng quát của Phương pháp sắp xếp kiểu nổi bọt (bubble sort)?
A. Chọn phần tử có khoá nhỏ nhất trong n-i+1 phần tử từ a[i] đến a[n] và hoán vị nó với a[i]
B. Xen phần tử a[i+1] vào danh sách đã có thứ tự a[1],a[2],..a[i] sao cho a[1], a[2],.. a[i+1] là một danh sách có thứ tự
C. Xét các phần tử từ a[n] đến a[i+1].với mỗi phần tử a[j], so sánh khoá của nó với khoá của phần tử a[j-1] đứng ngay trước nó. Nếu khoá của a[j] nhỏ hơn khoá của a[j-1] thì hoán đổi a[j] và a[j-1] cho nhau
-
Câu 4:
Thế nào là ngôn ngữ giả?
A. Ngôn ngữ giả là cấu trúc của môt chuương trình chỉ viết bằng ngôn ngữ Pascal mà tuỳ thuộc vào nguười lập trình
B. Ngôn ngữ giả là ngôn ngữ do ngưuoi lập trình định nghĩa
C. Ngôn ngữ giả là sự kết hợp của ngôn ngữ tự nhiên và các cấu trúc của một ngôn ngữ lập trình nào đó
D. Ngôn ngữ giả là ngôn ngữ lập trình pascal, C, hay một ngôn ngữ bậc cao khác
-
Câu 5:
Thế nào là ngôn ngữ giả?
A. Ngôn ngữ giả là cấu trúc của môt chuương trình chỉ viết bằng ngôn ngữ Pascal mà tuỳ thuộc vào nguười lập trình
B. Ngôn ngữ giả là ngôn ngữ do ngưuoi lập trình định nghĩa
C. Ngôn ngữ giả là sự kết hợp của ngôn ngữ tự nhiên và các cấu trúc của một ngôn ngữ lập trình nào đó
D. Ngôn ngữ giả là ngôn ngữ lập trình pascal, C, hay một ngôn ngữ bậc cao khác
-
Câu 6:
Thời gian chạy chương trình phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Dữ liệu đầu vào
B. Tôc độ của máy được dùng
C. Tính chất của trình biên dich được dùng
D. Tất cả các yếu tố nêu ra
-
Câu 7:
Nếu T1(n) và T2(n) là thời gian chạy của 2 đoạn chương trình P1 ,P2. Thời gian chạy của hai chuơng trình P1, P2 nối nhau là:
A. T=T1-T2
B. T = T1 T2
C. T=T1/T2
D. T=T1+T2
-
Câu 8:
Nếu T1(n) và T2(n) là thời gian chạy của 2 đoạn chương trình P1 ,P2. Thời gian chạy của hai chuơng trình P1, P2 lồng nhau là:
A. T=T1*T2
B. T=T1/T2
C. T=T1+T2
D. T=T1-T2
-
Câu 9:
Thời gian chạy của các lệnh gán, Read, Write là:
A. O(2)
B. O(1)
C. O(n)
D. O(3)
-
Câu 10:
Thời gian chạy của một chuỗi tuần tự áp dụng quy tắc:
A. Quy tắc Trừ
B. Quy tắc Cộng
C. Quy tắc Nhân
D. Quy tắc Nhân đôi
-
Câu 11:
Cho lệnh gán X := F với F = 5X + 7Y , X=6, Y =X + 2. Sau lệnh này X có giá trị:
A. 53
B. 71
C. 72
D. 86
-
Câu 12:
Cho lệnh gán X := F với F = arctg(x) , x = Pi / 4 . Sau lệnh gán này X có giá trị:
A. 1
B. 2
C. 3
D. Pi
-
Câu 13:
Cho điều kiện if B then ( y = 7x + 3 ) else ( y = x^2 + 1 ), B là điều kiện x> 7. Khi x=7 thì y có giá trị là:
A. 47
B. 50
C. 51
D. 52
-
Câu 14:
Cho lệnh lặp: for i:=1 to 4 do y=3i + 6 . Hãy xác định các kết quả thu được:
A. 9,12,15,18
B. 3,6,9,12
C. 7,10,13,16
D. 5,8,11,14
-
Câu 15:
Cho lệnh While B do x^2 + 7, trong đó B là x>3. Khi kiểm tra điều kiện B thì thấy x=3. Kết quả của lệnh này là:
A. =7
B. =15
C. =16
D. Không thực hiện được phép tính nào cả
-
Câu 16:
Trong giải thuật xếp 8 con hậu, nếu đã có con hậu ở ô (5,3) thì không con hậu nào được nằm ở ô:
A. (2,4)
B. (4,5)
C. (7,5)
D. (8,1)
-
Câu 17:
Trong giải thuật xếp 8 con hậu, nếu có con hậu ở ô (4,5) thì không con hậu nào được ở ô:
A. (1,8)
B. (2,3)
C. (3,7)
D. (6,4)
-
Câu 18:
Trên 1 bàn cờ, những ô nằm trên cùng một đường chéo từ dưói lên với ô (i,j) có hệ thức:
A. (hàng - cột)=i+j
B. (hàng - côt)=i-j
C. (hàng + cột)=i-j
D. (hàng + cột)=i+j
-
Câu 19:
Trong số các phép toán sau đây, phép toán nào không được dùng đối với mảng:
A. Lưu trữ mảng
B. Tạo mảng
C. Tìm kiếm trên mảng
D. Bổ xung một phần tử vào mảng
-
Câu 20:
Cho mảng một chiều A=(a1,a2,…,ax,…,an) và được lưu trữ liên tiếp. Giả thử mỗi phần tử của mảng chiếm 3 ô và phần tử đầu tiên F(1) có địa chỉ 23 thì phần tử F(4) có địa chỉ:
A. 15
B. 41
C. 52
D. 70