1000+ Câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính
Tổng hợp 1000+ câu hỏi trắc nghiệm kiến trúc máy tính có đáp án đầy đủ nhằm giúp các bạn dễ dàng ôn tập lại toàn bộ các kiến thức. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có biểu diễn “1111 1101” đối với số nguyên có dấu, 8 bit, dùng phương pháp “Mã bù 2”, giá trị của nó là:
A. Không tồn tại
B. – 3
C. 3
D. 253
-
Câu 2:
Đối với các số có dấu, phép cộng trên máy tính cho kết quả sai khi:
A. Cộng hai số dương, cho kết quả âm
B. Cộng hai số âm, cho kết quả dương
C. Có nhớ ra khỏi bit cao nhất
D. Cả a và b
-
Câu 3:
Dải biễu diễn số nguyên không dấu, n bit trong máy tính là:
A. 0 -> 2.n
B. 0 -> 2.n - 1
C. 0 -> 2n - 1
D. 0 -> 2n
-
Câu 4:
Hãy xác định giá trị của các số nguyên có dấu được biểu diễn theo mã bù hai: A = 11011011
A. 35
B. -35
C. -37
D. 37
-
Câu 5:
Thực hiện phép cộng 2 số nguyên không dấu sau: 71 + 25
A. 01100000
B. 01010000
C. 10100000
D. 01101000
-
Câu 6:
Thực hiện phép cộng 2 số nguyên có dấu sau: -71 + (+25)
A. 00101110
B. 01011100
C. 01101110
D. 01011101
-
Câu 7:
Tại sao phải phân cấp bộ nhớ?
A. Để tiện cho việc quản lý
B. Để giảm chi phí khi thiết kế
C. Để giảm thời gian tìm đọc dữ liệu của CPU
D. Cả a,b,c đều đúng
-
Câu 8:
Thực hiện phép trừ 2 số nguyên có dấu sau: 80 - 58
A. 100110110
B. 101010110
C. 100010110
D. 100011110
-
Câu 9:
Thực hiện phép nhân 2 số nguyên có dấu sau: 12 x 11
A. 10000100
B. 11000100
C. 11000010
D. 10001001
-
Câu 10:
Nhiệm vụ chính của ALU là:
A. Thực hiện phép cộng
B. Như là đầu vào của thanh ghi tích lũy
C. Thay đổi logic hoặc số học các từ dữ liệu
D. Tất cả các công việc được kể ở đây.
-
Câu 11:
Hầu hết các phép toán số học và logic trong vi xử lý thực hiện thao tác giữa các nội dung của vùng nhớ hoặc nội dung của thanh ghi với :
A. Thanh ghi tích lũy A fc
B. PC
C. Thanh ghi địa chỉ bộ nhớ
D. Thanh ghi lệnh
-
Câu 12:
Mục đích chính của thanh ghi tạm thời:
A. Kết nối ALU với Bus dữ liệu trong của CPU
B. Kết nối thanh ghi với thanh ghi tổng
C. Cách biệt đầu vào và ra của ALU
D. Đảm bảo lưu dữ liệu của thanh ghi tổng
-
Câu 13:
Trong khi thực hiện một lệnh, thanh ghi lệnh (IR) lưu trữ lệnh:
A. Trước
B. Hiện thời
C. Sau đó
D. Luôn luôn ( a,b,c)
-
Câu 14:
640 KB đầu tiên của bộ nhớ gọi là:
A. Bộ nhớ mở rộng
B. Bộ nhớ qui ước
C. Bộ nhớ phân trang
D. Bộ nhớ vùng trên
-
Câu 15:
Đối với bộ nhớ ROM, phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Có thể dùng điện để xoá PROM
B. PROM là loại ROM có thể xoá và ghi lại nhiều lần
C. EPROM là loại ROM có thể xoá và ghi lại nhiều lần
D. Có thể dùng điện để xoá EPROM
-
Câu 16:
Cho chip nhớ SRAM có dung lượng 16K x 8 bit, phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Các đường địa chỉ là: A0 -> A13
B. Các đường địa chỉ là: D0 -> D13
C. Các đường dữ liệu là: A0 -> A14
D. Các đường dữ liệu là: D1 -> D8
-
Câu 17:
Bộ nhớ đệm Cache L1 và Cache L2 cùng được chế tạo bằng:
A. SDRAM
B. SRAM
C. DRAM
D. DDRAM
-
Câu 18:
Thực hiện phép chia 2 số nguyên có dấu sau: 159 : 12
A. 1101
B. 1011
C. 1100
D. 1001
-
Câu 19:
Biểu diễn số sau -12.652 sang chuẩn IEEE 754/1985
A. D14A0000H
B. C14A0000H
C. B14C0000H
D. A14E0000H
-
Câu 20:
Xác định giá trị ở hệ 10 qua số sau 419E0000H
A. 19.75
B. 18.75
C. 19.74
D. 19.76
-
Câu 21:
Trong máy tính, bộ nhớ DRAM được coi là
A. Bộ nhớ bán dẫn động
B. Bộ nhớ bán dẫn tĩnh
C. Bộ nhớ ngoài
D. Bộ nhớ trong
-
Câu 22:
Trong máy tính, bộ nhớ SRAM được coi là
A. Bộ nhớ bán dẫn tĩnh
B. Bộ nhớ ngoài
C. Bộ nhớ trong
D. Bộ nhớ bán dẫn động
-
Câu 23:
Tín hiệu điều khiển RAS của CPU trong việc nạp dữ liệu được dùng để điều khiển
A. Nạp địa chỉ hàng của DRAM
B. Nạp địa chỉ cột của DRAM
C. Nạp địa chỉ hàng của SRAM
D. Nạp địa chỉ cột của SRAM
-
Câu 24:
Hãy tính địa chỉ vật lý của một ô nhớ nếu biết địa chỉ logic của nó là 3ACF:1000
A. 3BCF0
B. 3BDF0
C. 3BCE0
D. 4BCF0
-
Câu 25:
Địa chỉ OFFSET của một ô nhớ được quan niệm là
A. Địa chỉ của một đoạn chứa ô nhớ
B. Địa chỉ vật lý của ô nhớ
C. Địa chỉ lệnh trong đoạn chứa ô nhớ
D. Địa chỉ logic của một ô nhớ
-
Câu 26:
Bộ nhớ ROM có thể ghi và xoá bằng điện được gọi là
A. ROM
B. PROM
C. EPROM
D. EEPROM
-
Câu 27:
SDRAM có nghĩa là:
A. RAM vừa tĩnh, vừa động
B. RAM có tốc độ chạy đồng bộ với Bus hệ thống
C. RAM động
D. RAM tĩnh
-
Câu 28:
Bộ nhớ ROM có thể lập trình 1 lần được gọi là:
A. ROM
B. PROM
C. EPROM
D. EEPROM
-
Câu 29:
Trong các yếu tố sau, yếu tố nào thường không thay đổi trong quá trình truy cập dữ liệu trên đĩa và phụ thuộc nhiều vào công nghệ chế tạo đĩa cứng:
A. Thời gian dịch chuyển đầu đọc trung bình
B. Thời gian trễ do quay đĩa
C. Thời gian đọc/ghi dữ liệu
D. Cả (a) và (b) đều đúng
-
Câu 30:
Với một đĩa mềm có kích thước 360 Kb và số sector trên một track là 9, số track của đĩa mềm là:
A. 80
B. 36
C. 39
D. 40
-
Câu 31:
Với một đĩa mềm có kích thước 1.2 Mb, số track là 80, số sector trên một track là:
A. 10
B. 12
C. 15
D. 30
-
Câu 32:
Với một đĩa mềm có số track là 80, số sector trên một track là 9, dung lượng của đĩa là:
A. 360 Kb
B. 720 Kb
C. 1.2 Mb
D. 1.44 Mb
-
Câu 33:
MBR của đĩa cứng có kích thước là:
A. 1 sector
B. 1 track
C. 1 cylinder
D. 512 bits
-
Câu 34:
Một liên cung đã cấp cho 1 file trên ổ đĩa cứng không liên kết với một mục vào của root directory được gọi là.
A. Fragmented File
B. Lost Cluster
C. Detached Cluster
D. Cross Linked Cluster
-
Câu 35:
Một liên cung được bảng FAT cấp phát cho hai hay nhiều tệp tin được gọi là:
A. Bad
B. Cross-linked
C. Lost
D. Fragmented
-
Câu 36:
Cấu hình cho ổ đĩa cứng là chính hay phụ thường được thực hiện thông qua.
A. Vị trí của ổ đĩa cứng lắp trên cáp dữ liệu
B. Dip switches
C. Jumpers
D. Thiết lập bằng phần mềm
-
Câu 37:
Bề mặt của đĩa được đọc hoặc ghi thông qua:
A. Head
B. Track
C. Cylinder
D. Sector
-
Câu 38:
Vùng nhớ từ 640 KB đến 1024 K gọi là
A. Bộ nhớ qui ước
B. Bộ nhớ vùng trên
C. Bộ nhớ vùng cao
D. Bộ nhớ mở rộng
-
Câu 39:
RAM có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau
A. Bộ nhớ chỉ đọc
B. Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
C. Bộ nhớ chỉ ghi
D. Mất điện không bị mất thông tin
-
Câu 40:
Bộ nhớ bán dẫn là
A. Ổ đĩa cứng
B. Đĩa CD-ROM
C. RAM và ROM
D. Cả 3 loại trên
-
Câu 41:
Bộ nhớ ROM có thể ghi và xoá bằng tia cực tím được gọi là
A. ROM
B. PROM
C. EPROM
D. EEPROM
-
Câu 42:
Số chân dữ liệu của module nhớ SDRAM là
A. 32 chân
B. 128 chân
C. 256 chân
D. 64 chân
-
Câu 43:
Chương trình BIOS dùng để kiểm tra các phần cứng quan trọng của máy tính trong tiến trình khởi động máy được gọi là
A. Khởi động
B. POST
C. Kiểm tra lỗi
D. Nạp hệ điều hành
-
Câu 44:
Số bit lớn nhất mà CPU có thể xử lý được tại một thời điểm được gọi là:
A. Data bus
B. Data Path Size
C. Data Word Size
D. Data Font Size
-
Câu 45:
Một Module nhớ SDRAM có dung lượng tối đa
A. 123 MB
B. 256 MB
C. 64 MB
D. 512 MB
-
Câu 46:
Để đọc hoặc ghi được dữ liệu trên đĩa cứng BIOS cần thông tin nào trong các thông tin sau:
A. Head
B. Cylinder
C. Sector
D. Cả 3 thông tin trên
-
Câu 47:
Trước khi một ổ đĩa cứng có thể được sử dụng nó phải được thực hiện:
A. Phân vùng
B. Định dạng
C. Lắp đặt vào máy tính
D. Cả 3 công việc trên
-
Câu 48:
Một liên cung trống trong bảng FAT 12 được hệ điều hành DOS đánh dấu là:
A. FFFh
B. 000h
C. FF7
D. Một giá trị bất kỳ
-
Câu 49:
Một liên cung hỏng trong bảng FAT 12 được hệ điều hành DOS đánh dấu là:
A. FFFh
B. 000h
C. FF7h
D. Một giá trị bất kỳ
-
Câu 50:
Bảng FAT32 có ưu điểm hơn so với FAT16 bởi vì:
A. Nó không quản lý được ổ đĩa cứng lớn
B. Nó quản lý được ít cluster
C. Kích thước của bảng FAT 32 lớn
D. Quản lý các ổ cứng lớn hơn 2GB đỡ lãng phí hơn FAT16