860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hóa phân tích là 1 ngành khoa học dùng phương pháp hóa học để xác định:
A. Cấu trúc hóa học
B. Thành phần hóa học
C. Hàm lượng chất hóa học
D. Thành phần hóa học và hàm lượng của các chất hay hỗn hợp các chất
-
Câu 2:
Hóa phân tích nghiên cứu lĩnh vực:
A. Chỉ phân tích định tính và định lượng
B. Chỉ phân tích định tính
C. Chỉ phân tích định lượng
D. a, b, c đều sai
-
Câu 3:
Phân tích định tính là:
A. Định danh, xác định thành phần chất khảo sát hay ion cấu thành
B. Xác định hàm lượng chất khảo sát
C. Định danh và xác định hàm lượng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Phân tích định lượng là:
A. Định danh, xác định thành phần chất khảo sát hay ion cấu thành
B. Xác định hàm lượng chất khảo sát
C. Định danh và xác định hàm lượng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Phương pháp phân tích khô là:
A. Chất khảo sát và thuốc khử đều ở dạng rắn
B. Chỉ có chất khảo ở dạng rắn
C. Chỉ có thuốc thử ở dạng rắn
D. a, b, c đều đúng
-
Câu 6:
Phương pháp phân tích ướt là:
A. Tiến hành khảo sát chất cần phân tích trong dung dịch
B. Chất khảo ở dạng rắn
C. Thuốc thử ở dạng rắn
D. Chỉ thuốc thử ở dạng dung dịch
-
Câu 7:
Hệ thống phân tích đang sử dụng trong trường là:
A. Hệ thống H2S
B. Hệ thống acid - base
C. Hệ thống phosphat
D. Cả 3 hệ thống
-
Câu 8:
Khi thực hiện kỹ thuật đun nóng, ta đặt dụng cụ chứa chất cần đun:
A. Trực tiếp trên ngọn lửa
B. Gián tiếp qua ngọn lửa
C. Gián tiếp qua lưới Amiăng
D. Không cần qua lưới Amiăng
-
Câu 9:
Khi đun dung dịch trong ống nghiệm:
A. Đun trực tiếp dưới đáy ống nghiệm
B. Để yên ống nghiệm
C. Hướng về phía có người
D. Không đun trực tiếp dưới đáy ống
-
Câu 10:
Khi ly tâm cần lưu ý:
A. Các ống phải có kích thước, hình dáng như nhau
B. Không đổ dung dịch đầy ống
C. Phải cân bằng dung dịch trong ống
D. a, b, c đều đúng
-
Câu 11:
Khi ly tâm 1 ống, ống đối trọng được đặt:
A. Đối xứng với ống cần ly tâm qua trục quay
B. Kế bên ống nghiệm cần ly tâm
C. Không cần đối xứng
D. Đối trọng có hoặc không có cũng được
-
Câu 12:
Chỉ thị vạn năng cho biết:
A. pH của dung dịch với độ chính xác ±0.5 đ.vị
B. pH của dung dịch với độ chính xác ±1 đ.vị
C. Không cho biết dung dịch có pH là bao nhiêu
D. pH < 6
-
Câu 13:
Hoá phân tích là khoa học về sự xác định ......... của chất phân tích.
A. phản ứng hoá học
B. thành phần hoá học
C. thành phần
D. nhóm chức
-
Câu 14:
Phân tích định lượng cho phép xác định ..... của các hợp phần trong chất nghiên cứu:
A. cấu trúc
B. thành phần
C. thể tích
D. trọng lượng
-
Câu 15:
Phương pháp hoá học là phương pháp dựa trên:
A. thành phần hoá học
B. phản ứng hoá học
C. hiện tượng hoá học
D. cấu trúc hoá học
-
Câu 16:
Hoá phân tích đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của môn khoa học:
A. y dược học
B. địa chất
C. khoáng vật học
D. tất cả các câu trên
-
Câu 17:
Có mấy bước chủ yếu của một quy trình phân tích:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 18:
Khi phân tích mẫu với hàm lượng siêu vi lượng, ta chọn phương pháp phân tích:
A. Phương pháp hoá học
B. Phương pháp phân tích công cụ
C. Phương pháp phân tích công cụ có độ nhạy cao
D. Phương pháp phân tích công cụ có độ nhạy rất cao
-
Câu 19:
Khi phân tích mẫu với hàm lượng vi lượng, ta chọn phương pháp phân tích:
A. Phương pháp hoá học
B. Phương pháp phân tích công cụ
C. Phương pháp phân tích công cụ có độ nhạy cao
D. Phương pháp phân tích công cụ có độ nhạy rất cao
-
Câu 20:
Cho: C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Dung dịch K2Cr2O7 3M thì có nồng độ đương lượng là:
A. 3N
B. 6N
C. 12N
D. 18N
-
Câu 21:
Cho: 2Cr6+ - 6e → 2Cr3+. Nồng độ đương lượng của dung dịch K2Cr2O7 0,1M là:
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,5N
D. 0,6N
-
Câu 22:
Cho: C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3CHO + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Biết nồng độ mol của dung dịch K2Cr2O7 trên là 0,05M. Tính nồng độ đương lượng của dung dịch trên:
A. 0,1N
B. 0,05N
C. 0,3N
D. 0,15N
-
Câu 23:
Trong ngành Dược, hoá học phân tích giúp giải quyết vấn đề:
A. Nghiên cứu các phương pháp bào chế thuốc
B. Tối ưu hoá các quá trình tổng hợp thuốc
C. Xác định hàm lượng thuốc trong các chế phẩm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Trong ngành Dược, hoá học phân tích giúp giải quyết vấn đề nào:
A. Nghiên cứu các phương pháp bào chế thuốc
B. Tối ưu hoá các quá trình tổng hợp thuốc
C. Xác định trong các chế phẩm có tạp chất hay không
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Phản ứng thuận nghịch:
A. có thể xảy ra ở thể khí hoặc lỏng
B. có thể xảy ra ở thể rắn hoặc lỏng
C. ở nhiệt độ, áp suất nhất định thì thành phần hỗn hợp ở trạng thái cân bằng là không đổi
D. chỉ a và c đúng
-
Câu 26:
Cách thông thường biểu diễn năng lượng tự do của phản ứng bằng hàm số:
A. năng lượng tự do Gibb
B. biến thiên enthalpy
C. biến thiên entropy
D. T student
-
Câu 27:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hằng số cân bằng của phản ứng là:
A. nồng độ các chất tham gia phản ứng
B. nhiệt độ, áp suất
C. nồng độ của sản phẩm tạo thành
D. tất cả đều đúng
-
Câu 28:
Để xử lý các hằng số cân bằng ta có thể làm theo các cách:
A. đảo ngược phản ứng thì hằng số cân bằng của phản ứng mới sẽ là nghịch đảo của phản ứng đầu
B. cộng hai phản ứng với nhau để tạo ra phản ứng mới thì hằng số cân bằng của phản ứng mới là tích số của hằng số cân bằng của các phản ứng ban đầu
C. nhân hai phản ứng với nhau thì hằng số cân bằng mới sẽ là tổng của các hằng số cân bằng ban đầu
D. a và b đúng
-
Câu 29:
Cân bằng hoá học là trạng thái .......... mà trong đó chất tham gia phản ứng và sản phẩm chuyển đổi liên tục cho nhau. Tốc độ mất đi và xuất hiện của chúng bằng nhau.
A. động
B. đứng yên
C. tĩnh
D. khí
-
Câu 30:
Khi tiến hành phân tích 1 mẫu bất kỳ thường mắc phải các loại sai số:
A. Sai số hệ thống
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số thô
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 31:
Sai số do phương pháp đo dẫn đến:
A. Sai số thô
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số hệ thống
D. Sai số tuyệt đối
-
Câu 32:
Một kiểm nghiệm viên đọc nhầm thể tích tại điểm tương đuơng khi định lượng, vậy trong phần tính toán kết quả người này mắc phải:
A. Sai số tương đối
B. Sai số tuyệt đối
C. Sai số thô
D. Sai số hệ thống
-
Câu 33:
Loại sai số nào có thể hiệu chỉnh và loại trừ khi tiến hành phân tích mẫu?
A. Sai số thô
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số hệ thống
D. Sai số tuyệt đối
-
Câu 34:
Loại sai số nào thể hiện độ đúng của phương pháp phân tích?
A. Sai số thô
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số tuyệt đối
D. Sai số hệ thống
-
Câu 35:
Loại sai số nào thể hiện độ chính xác của phương pháp phân tích?
A. Sai số thô
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số tuyệt đối
D. Sai số hệ thống
-
Câu 36:
Loại trừ sai số thô bằng cách:
A. Tra bảng Student để tìm Ttn và Tlt
B. Dùng phương pháp chuẩn Dixon (test Q)
C. Dùng phương pháp kiểm định T (test T)
D. Câu b và c đúng
-
Câu 37:
Chữ số có nghĩa (CSCN) trong số đo trực tiếp bao gồm:
A. Nhiều chữ số tin cậy và nhiều chữ số nghi ngờ
B. Chỉ có chữ số tin cậy
C. Nhiều chữ số tin cậy và duy nhất một chữ số nghi ngờ
D. Không câu nào đúng
-
Câu 38:
Kết quả định lượng sau cùng là M = 0,0020 g, số đo này bao gồm … chữ số có nghĩa:
A. 5 chữ số có nghĩa
B. 4 chữ số có nghĩa
C. 2 chữ số có nghĩa
D. 1 chữ số có nghĩa
-
Câu 39:
Kết quả định lượng sau cùng là M = 0,0025 g, chữ số 5 là chữ số:
A. Chữ số có nghĩa tin cậy
B. Chữ số có nghĩa không tin cậy
C. Câu a và b đều đúng
D. Không câu nào đúng
-
Câu 40:
Nồng độ phần trăm C% (kl/kl) được biểu thị:
A. số gam chất tan / 100 ml dung dịch
B. số mg chất tan / 100 ml dung dịch
C. số gam chất tan / 100 g dung dịch
D. số mg chất tan / 100 g dung dịch