758 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền
Chia sẻ hơn 514 câu trắc nghiệm Y sinh học di truyền có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nộ dung bộ đề nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật, kể từ thời tiền sử, thực tế về việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để tăng sản lượng cây trồng và vật nuôi, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Đột biến thay thế cặp A_T bằng cặp G_X do chất 5-BU gây ra. Ở một lần nhân đôi của ADN có chất 5-BU liên kết với A, thì sau bao nhiêu lần nhân đôi nữa thì mới tạo được gen đột biến đầu tiên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 2:
Xét một gen gồm 2 alen trội-lặn hoàn toàn. Số loại phép lai khác nhau về kiểu gen mà cho thế hệ sau đồng tính là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 6
-
Câu 3:
Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là:
A. tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao
B. tạo sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng
C. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng, vật nuôi trong chọn giống
D. tạo ra nhiều giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới
-
Câu 4:
Ở một loài thực vật, cặp alen A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 4800 cây hoa đỏ và 200 cây hoa trắng. Theo lí thuyết số cây hoa đỏ thuần chủng trong quần thể là:
A. 3600
B. 1600
C. 3200
D. 1536
-
Câu 5:
Mạch mới được tổng hợp theo từng đoạn Okazaki trên:
A. mạch khuôn có chiều 3’-> 5’
B. mạch khuôn có chiều 5’-> 3’
C. cả 2 mạch
D. Mạch khuôn có chiều 5’ 3’ hoặc 3’ 5’
-
Câu 6:
Đặc điểm Alen là gì?
A. Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen
B. Là trạng thái biểu hiện của gen
C. Là các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit
D. Là các gen được phát sinh do đột biến
-
Câu 7:
Tương tác gen không alen là hiện tượng:
A. Một gen chi phối nhiều tính trạng
B. Mỗi gen quy định 1 tính trạng
C. Nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng
D. Gen đa alen
-
Câu 8:
Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
A. Ung thư máu
B. Đao
C. Claiphentơ
D. Thiếu máu hình liềm
-
Câu 9:
Giải Nobel về mô hình cấu trúc không gian của ADN đuợc trao cho:
A. Watson
B. Crick
C. Wilkin
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 10:
Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích
B. Cho F2 tự thụ phấn
C. Cho F1 giao phấn với nhau
D. Cho F1 tự thụ phấn
-
Câu 11:
Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là:
A. 1800
B. 2400
C. 3000
D. 2040
-
Câu 12:
Một đoạn mạch bổ sung của một gen có trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình giải mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên sao mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia như sau:
A. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3
B. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’
C. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5'
D. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’
-
Câu 13:
Quá trình phiên mã xảy ra ở:
A. sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn
B. sinh vật có ADN mạch kép
C. sinh vật nhân chuẩn, vi rút
D. vi rút, vi khuẩn
-
Câu 14:
Mỗi trung thể được cấu tạo từ?
A. Hai trung tử xếp vuông góc với nhau
B. Hai trung tử xếp xong xong với nhau
C. Hai trung tử xếp cạnh nhau
D. Hai trung tử xếp thẳng hàng với nhau
-
Câu 15:
Một quần thể cân bằng có 2 alen: B trội không hoàn toàn quy định hoa đỏ, b quy định hoa trắng, hoa hồng là tính trạng trung gian, trong đó hoa trắng chiếm tỉ lệ 49%. Tỉ lệ kiểu hình hoa hồng trong quần thể là:
A. 70%
B. 91%
C. 42%
D. 21%
-
Câu 16:
Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X. Có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh ở người?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Yếu tố được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang con:
A. alen
B. kiểu hình
C. kiểu gen
D. tính trạng
-
Câu 18:
Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?
A. Phiên mã và tổng hợp chuổi polipeptit
B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin
C. Tổng hợp chuổi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu
D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuổi polipeptit
-
Câu 19:
Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
A. 1/32
B. 1/2
C. 1/64
D. ¼
-
Câu 20:
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tự nhân đôi của ADN là:
A. A liên kết với X, G liên kết với T
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
C. A liên kết với U, G liên kết với X
D. A liên kết với T, G liên kết với X
-
Câu 21:
Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau P: 0,55AA: 0,40Aa: 0,05aa. Phát biểu đúng với quần thể P nói trên là:
A. quần thể P đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.
B. tỉ lệ kiểu gen của P sẽ không đổi ở thế hệ sau
C. tần số của alen trội gấp 3 lần tần số của alen lặn
D. tần số alen a lớn hơn tần số alen A
-
Câu 22:
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm tạo nên:
A. kiểu gen của các quần thể
B. vốn gen của quần thể
C. kiểu hình của quần thể
D. thành phần kiểu gen của quần thể
-
Câu 23:
Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì:
A. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ
B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ
C. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn
D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ
-
Câu 24:
Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu?
A. 75%
B. 100%
C. 50%
D. 25%
-
Câu 25:
Xét đột biến gen do 5BU, thì từ dạng tiền đột biến đến khi xuất hiện gen đột biến phải qua:
A. 1 lần nhân đôi
B. 2 lần nhân đôi
C. 3 lần nhân đôi
D. 4 lần nhân đôi
-
Câu 26:
Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là:
A. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân
B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau
C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng
D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào
-
Câu 27:
Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?
A. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ
B. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau
C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ
D. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau
-
Câu 28:
Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì:
A. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng
B. tỉ lệ dị hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm
C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh
D. tần số đột biến tăng
-
Câu 29:
Thể truyền được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là:
A. plasmit hoặc thể ăn khuẩn
B. plasmit hoặc vi khuẩn
C. plasmit hoặc ADN của tế bào cho
D. ADN của tế bào nhận hoặc thể ăn khuẩn
-
Câu 30:
Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng?
A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó
B. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó
C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động
D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt