Đề thi HK2 môn Toán 9 năm 2022-2023
Trường THCS Võ Thị Sáu
-
Câu 1:
Hệ số c của phương trình \(x^2 + 7x + 9 = 9\) là?
A. 9
B. -9
C. 0
D. 18
-
Câu 2:
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai?
A. \(x^2 + 4x – 7 = x^2 + 8x – 10 \)
B. \(x^3 + 8x = 0 \)
C. \(x^2 – 4 = 0\)
D. \(5x – 1 = 0\)
-
Câu 3:
Số nghiệm của phương trình \(x^2 = 20x – 10^2\) là?
A. 1 nghiệm
B. 2 nghiệm
C. Vô số nghiệm
D. Vô nghiệm
-
Câu 4:
Cho phương trình \(2x^2 – 10x + 100 = -2x + 10\). Sau khi đưa phương trình trên về dạng \(ax^2 + bx + c = 0\) thì hệ số b là?
A. -8
B. -12
C. 12
D. 8
-
Câu 5:
Cho phương trình \(2x^3 + 2x^2 – 3x + 10 = 2x^3 + x^2 – 10\). Sau khi biến đổi đưa phương trình trên về dạng ax2 + bx+ c =0 thì hệ số a bằng ?
A. 2
B. 1
C. 3
D. -1
-
Câu 6:
Giải phương trình \(-10x^2 + 40 = 0\)
A. Vô nghiệm
B. x = 2
C. x = 4
D. x = ±2
-
Câu 7:
Cho đường thẳng d có phương trình (2m – 4)x + (m – 1)y = m – 5. Tìm các giá trị của tham số m để d đi qua gốc tọa độ.
A. m = 2
B. m = 1
C. m = 5
D. m ≠ 5
-
Câu 8:
Chọn khẳng định đúng. Hình vẽ dưới đây biểu diễn tập nghiệm của phương trình nào?
A. 3x – y = 2
B. x + 2y = 4
C. x + 5y = 3
D. 0x + 2y = 5
-
Câu 9:
Cho đường thẳng nào dưới đây có biểu diễn hình học là đường thẳng song song với trục hoành?
A. 5y = 7
B. 3x = 9
C. x + y = 9
D. 6y + x = 7
-
Câu 10:
Cho đường thẳng nào dưới đây có biểu diễn hình học là đường thẳng song song với trục tung.
A. y = −2
B. 7x + 14 = 0
C. x + 2y = 3
D. y – x = 9
-
Câu 11:
Phương trình \(x^2 + x + 1/4 = 0\) có một nghiệm là:
A. -1
B. -1/2
C. 1/2
D. 2
-
Câu 12:
Số nghiệm của phương trình \(x^4 + 5x^2 + 4 = 0\) là
A. 4 nghiệm
B. 2 nghiệm
C. 1 nghiệm
D. Vô nghiệm
-
Câu 13:
Cho phương trình có tham số m: \((m - 3)x = m^2 - 2m - 3 (*)\)
A. Khi m ≠ 1 và m ≠ 3 thì phương trình (*) vô nghiệm;
B. Khi m = 3 thì phương trình (*) có nghiệm duy nhất;
C. Khi m = -1 thì phương trình (*) có nghiệm duy nhất;
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
-
Câu 14:
Cho phương trình có tham số m: \(x^2 + (2m - 3)x + m^2 - 2m = 0\) (*)
A. Khi m = 3 thì phương trình (*) có tích hai nghiệm bằng 3;
B. Khi m = 3 thì phương trình (*) có tích hai nghiệm bằng 3 và tổng hai nghiệm bằng -3;
C. Khi m = -1 thì phương trình (*) có tích hai nghiệm bằng 3;
D. Cả ba kết luận trên đều đúng.
-
Câu 15:
Trường hợp nào sau đây phương trình \(x^2 - (m + 1)x + m = 0\) (m là tham số) có hai nghiệm phân biệt?
A. m < 1;
B. m = 1;
C. m > 1;
D. m ≠ 1.
-
Câu 16:
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có dây AB > CD khi đó:
A. Cung AB lớn hơn cung CD
B. Cung AB nhỏ hơn cung CD
C. Cung AB bằng cung CD
D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD
-
Câu 17:
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có cung MN < cung PQ, khi đó:
A. MN > PQ
B. MN < PQ
C. MN = PQ
D. PQ = 2MN
-
Câu 18:
Chọn khẳng định đúng.
A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
B. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
C. Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì song song với dây căng cung ấy.
D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn vuông góc với nhau.
-
Câu 19:
Chọn khẳng định sai.
A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
B. Trong một đường tròn, hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì bằng nhau.
C. Trong một đường tròn, cung lớn hơn căng dây lớn hơn
D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn bằng nhau và vuông góc với nhau.
-
Câu 20:
Cho đường tròn (O) có hai dây AB, CD song song với nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. AD > BC
B. Số đo cung AD bằng số đo cung BC
C. AD < BC
D. Góc AOD > góc COB
-
Câu 21:
Hộp sữa Ông Thọ có dạng hình trụ (đã bỏ nắp) có chiều cao h = 12cm và đường kính đáy d = 8cm. Tính diện tích toàn phần của hộp sữa.
A. 110π (cm2)
B. 128π (cm2)
C. 96π (cm2)
D. 112π (cm2)
-
Câu 22:
Cho hình trụ có bán kính đáy R = 4 (cm) và chiều cao h = 5 (cm). Diện tích xung quanh của hình trụ là:
A. 40π
B. 30 π
C. 20π
D. 50π
-
Câu 23:
Trên mặt phẳng tọa độ cho điểm A( 1; 2) thuộc đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0).
Hỏi điểm nào thuộc đồ thị hàm số ?
A. M (2; 8)
B. N ( -2; 4)
C. P( - 3; 9)
D. Q( 4; 16)
-
Câu 24:
Biết đồ thị hàm số y = ax2 (a ≠ 0) đi qua điểm A(1; a). Hỏi có bao nhiêu giá trị của a thỏa mãn?
A. 1
B. 2
C. 0
D. Vô số
-
Câu 25:
Cho hàm số \(y = -2x^2\). Tìm các điểm thuộc đồ thị hàm số đã cho có tung độ - 8.
A. (2; -8)
B. (-2; -8)
C. Cả A và B đúng
D. Tất cả sai
-
Câu 26:
Cho \(y = ax^2\) (a0) đồ thị hàm số . Với giá trị nào của a thì đồ thị của hàm số đã cho nằm phía trên trục hoành.
A. a < 0
B. a > 0
C. a < 2
D. a > 2
-
Câu 27:
Cho đồ thị của các hàm số sau:
(1): y = - 2
(2): y =
(3): y = -3
(4): y = -10
Hỏi có bao nhiêu đồ thị hàm số nằm phía dưới trục hoành?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Cho đồ thị hàm số y = 3. Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ là số nguyên dương nhỏ nhất?
A. 0
B. 1
C. -3
D. 3
-
Câu 29:
Cho đồ thị hàm số \(y = x^2\) và \(y = 3x^2\). Tìm giao điểm của hai đồ thị hàm số đã cho?
A. O(0; 0)
B. A(1; 1)
C. O(0; 0) và A(1; 1)
D. O(0; 0) và B( 1; 3)
-
Câu 30:
Một tứ giác nội tiếp đường tròn là
A. Tứ giác nằm bên trong một đường tròn
B. Tứ giác có 4 đỉnh nằm ngoài một đường tròn
C. Tứ giác có 4 đỉnh nằm trên một đường tròn
D. Tứ giác có 4 đỉnh nằm trong một đường tròn