Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021
Trường THCS Trương Công Định
-
Câu 1:
Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm:
A. Năm 938.
B. Năm 248.
C. Năm 40.
D. Năm 544.
-
Câu 2:
Chính sách cai trị được coi là thâm hiểm nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc là:
A. Chính sách thống trị: Chia nhỏ để dễ bề cai trị.
B. Chính sách đồng hóa.
C. Chính sách vơ vét bóc lột.
D. Bắt nhân dân ta lao dịch nặng nề.
-
Câu 3:
Từ thế kỉ thứ VII đến thế kỉ thứ IX ở nước ta có cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội)?
A. Triệu Quang Phục.
B. Phùng Hưng.
C. Mai Thúc Loan.
D. Lí Bí.
-
Câu 4:
Nước Vạn Xuân được thành lập vào thời gian nào?
A. Năm 544.
B. Năm 545.
C. Năm 546.
D. Năm 548.
-
Câu 5:
Nhà Hán đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán nhằm mục đích gì?
A. Kiểm soát dân ta chặt chẽ.
B. Vơ vét của cải, chiếm đoạt những sản vật quý.
C. Dần dần thôn tính đất đai Âu Lạc.
D. Đồng hóa dân tộc ta.
-
Câu 6:
Triệu Quang Phục chọn nơi đâu làm căn cứ kháng chiến?
A. Dạ Trạch
B. Động Khuất Lão.
C. Sa Nam.
D. Đường Lâm.
-
Câu 7:
Nguồn sống chính của cư dân Cham-pa là
A. chăn nuôi gia súc lớn.
B. nông nghiệp trồng lúa nước.
C. khai thác lâm thổ sản.
D. đánh bắt thủy sản.
-
Câu 8:
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan chống ách đô hộ của nhà Đường bị đàn áp vào thời gian nào?
A. Năm 760.
B. Năm 770.
C. Năm 722.
D. Năm 822.
-
Câu 9:
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào thời gian nào?
A. Năm 40.
B. Năm 248.
C. Năm 43.
D. Năm 545.
-
Câu 10:
Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là gì?
A. Bóc lột nhiều thứ thuế.
B. Cống nạp sản vật.
C. Thi hành chính sách đồng hóa.
D. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.
-
Câu 11:
Trong thời kỳ Bắc thuộc, đứng đầu Châu và Quận là ai?
A. Người Hán.
B. Người Việt.
C. Cả người Hán và người Việt.
D. Có nơi là người Hán, có nơi là người Việt.
-
Câu 12:
Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà hán đối với nhân dân ta là
A. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.
B. Thuế khóa nặng nề.
C. Cống nạp sản vật quý.
D. Đồng hóa nhân dân ta.
-
Câu 13:
Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là:
A. Trưng Trắc.
B. Trưng Nhị.
C. Triệu Thị Trinh.
D. Bùi Thị Xuân.
-
Câu 14:
“Vua đen” là biệt hiệu nhân dân đặt cho
A. Mai Thúc Loan.
B. Triệu Quang Phục.
C. Phùng Hưng.
D. Khúc Thừa Dụ.
-
Câu 15:
Dưới thời nhà Hán, đứng đầu châu và quận là những viên quan cai trị
A. Người Hán.
B. Cả người Việt và người Hán.
C. Người Việt.
D. Tùy từng nơi.
-
Câu 16:
Vị vua đầu tiên của nước ta là ai và đặt tên nước là gì?
A. Vua An Dương Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
B. Vua An Dương Vương, đặt tên nước là Âu Lạc.
C. Vua Hùng, đặt tên nước là Văn Lang.
D. Vua Hùng, đặt tên nước là Âu Lạc.
-
Câu 17:
Sự kiện lịch sử nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành độc lập cho Tổ quốc?
A. Chiến thắng của Khúc Thừa Dụ.
B. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.
C. Chiến thắng chống quân xâm lược Nam Hán của Dương Đình Nghệ.
D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền.
-
Câu 18:
Từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là
A. bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận.
B. bị chia nhỏ để dễ cai trị.
C. bị bóc lột dã man.
D. mở rộng đến mũi Cà Mau.
-
Câu 19:
Dưới thời Âu Lạc, cai quản các quận, huyện là
A. quan lại người Hán.
B. Lạc tướng người Việt.
C. quan lại cả người Việt và người Hán.
D. Bồ chính người Việt.
-
Câu 20:
Cách sắp đặt quan lại cai trị của nhà Hán đối với đất nước ta là để nhằm mục đích
A. thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt.
B. trực tiếp cai trị xuống tận làng, xã.
C. cai trị gián tiếp thông quan bộ máy chính quyền tay sai.
D. chia sẻ quyền lực với quan lại người Việt.
-
Câu 21:
Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là
A. chính sách cai trị của nhà Hán hết sức thâm độc.
B. chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết chết.
C. Tô Định đánh thuế nặng vào hai mặt hàng muối và sắt khiến nhân dân rất bất bình.
D. chính sách cai trị thâm độc của nhà Hán và muốn trả thù cho Thi Sách.
-
Câu 22:
Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã
A. xóa bỏ tên châu Giao, sáp nhập vào Quảng Châu.
B. đổi tên châu Giao thành Giao Châu.
C. giữ nguyên châu Giao.
D. giữ nguyên châu Giao và đưa người Hán sang thay người Việt giữ chức Huyện lệnh.
-
Câu 23:
Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc bóc lột nhân dân ta là
A. bắt dân ta đóng thuế ruộng đất bằng thóc.
B. độc quyền về muối và sắt, đánh thuế nặng hai mặt hàng này.
C. bắt dân ta đi lao dịch.
D. bắt dân ta cống nộp các sản vật quý.
-
Câu 24:
Nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang nước ta nhằm mục đích
A. tăng dân số ở Âu Lạc.
B. tiếp tục chính sách đồng hóa nhân dân ta.
C. đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích.
D. để giúp đỡ nhân dân ta học chữ Hán.
-
Câu 25:
Mục đích mà chính quyền đô hộ mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta là
A. để giúp tất cả nhân dân ta biết chữ.
B. giúp con em người Hán ở nước ta biết chữ Hán.
C. đào tạo ra tầng lớp quan lại trung thành với người Hán.
D. phổ biến chữ viết của người Hán ra khắp nơi, ngoài đất Trung Quốc.
-
Câu 26:
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm
A. 248 TCN.
B. 248.
C. 284 TCN.
D. 284.
-
Câu 27:
Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại ách đô hộ của
A. nhà Hán.
B. nhà Nam Hán.
C. nhà Ngô.
D. nhà Tùy.
-
Câu 28:
Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta là
A. nhà Tùy.
B. nhà Lương.
C. nhà Ngô.
D. nhà Hán.
-
Câu 29:
Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào năm
A. 524.
B. 542.
C. 602.
D. 620.
-
Câu 30:
Nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng, hào kiệt kéo về cùng Lý Bí khởi nghĩa là vì
A. họ căm thù chính quyền đô hộ.
B. họ muốn được làm quan sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
C. họ căm thù chính quyền đô hộ và muốn giành lại độc lập cho dân tộc.
D. họ muốn có ruộng đất để cày cấy.
-
Câu 31:
Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào năm
A. 544.
B. 554.
C. 556.
D. 602.
-
Câu 32:
Lý Bí đặt tên nước ta là
A. Văn Lang.
B. Âu Lạc.
C. Vạn Xuân.
D. Đại Cồ Việt.
-
Câu 33:
Thế kỉ VII, dưới ách thống trị của nhà Đường, Giao Châu bị đổi thành
A. châu Giao.
B. An Nam đô hộ phủ.
C. Giao Chỉ.
D. Cửu Chân.
-
Câu 34:
Công trình nghệ thuật đặc sắc của Cham-pa là
A. nhà sàn.
B. Phật nhà mồ.
C. tháp Chăm.
D. tượng phù điêu.
-
Câu 35:
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành được thắng lợi vào
A. năm 917.
B. năm 930.
C. năm 931.
D. năm 938.
-
Câu 36:
Ngô Quyền quyết định chọn cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa đánh giặc vì ở đây
A. địa thế rừng rậm hiểm trở, thủy triều lên xuống mạnh.
B. cửa ngõ giao thông, thuận tiện cho việc đi lại.
C. lòng sông sâu hơn chục mét và rộng hàng nghìn mét.
D. gần rừng núi nên có nhiều gỗ.
-
Câu 37:
Thắng lợi của trận Bạch Đằng có ý nghĩa trọng đại nhất là
A. giữ vững nền độc lập tự chủ, mở ra thời đại độc lập lâu dài của dân tộc.
B. đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của quân Nam Hán.
C. rửa được thù nhà.
D. ghi thêm một chiến thắng vĩ đại trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
-
Câu 38:
Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, đó là
A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy.
D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.
-
Câu 39:
Trong thời kì Bắc thuộc, đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc,… Họ là:
A. Nông dân và thợ thủ công.
B. Nô tì và nông dân lệ thuộc.
C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
D. Nô tì và thợ thủ công.
-
Câu 40:
Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở
A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
B. Các hoạt động quân sự.
C. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.
D. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.