Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021
Trường THCS Lê Văn Tám
-
Câu 1:
Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta
A. Lòng yêu nước.
B. Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
C. Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
D. Cả 3 ý đều đúng.
-
Câu 2:
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua hay còn gọi là
A. Hoàng Đế
B. Trắc Vương
C. Trưng Vương
D. Trưng Đế.
-
Câu 3:
Quân Hán tấn công Hợp Phố vào
A. tháng 4 năm 42
B. tháng 5 năm 42
C. tháng 6 năm 42
D. tháng 7 năm 42
-
Câu 4:
Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại
A. Cấm Khê
B. Cẩm Khê
C. Lãng Bạc
D. Hợp Phố.
-
Câu 5:
Nho giáo được lập ra bởi
A. Lão Tử
B. Trang Tử
C. Khổng Tử
D. Hàn Mặc Tử
-
Câu 6:
Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của
A. Hai Bà Trưng
B. Bà Triệu
C. Mai Hắc Đế
D. Lí Bí
-
Câu 7:
Đầu thế kỉ VI, đô hộ Giao Châu là
A. nhà Hán
B. nhà Ngô
C. nhà Lương
D. nhà Tần
-
Câu 8:
Sau khi đánh chiếm thành Tống Bình, Khúc Thừa Dụ tự xưng là
A. Thái úy
B. An Nam Quốc Vương
C. Tiết độ sứ
D. Thái thú
-
Câu 9:
Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất, Ngô Quyền được phong giữ chức vụ gì?
A. Thái úy Giao Châu
B. Thứ sử Hoan Châu
C. Thứ sử Ái Châu
D. Thứ sử Giao Châu
-
Câu 10:
Ai là người đã cầu cứu nhà Nam Hán giúp đỡ để bảo vệ chức Tiết độ sứ?
A. Dương Đình Nghệ
B. Khúc Hạo
C. Khúc Thừa Mĩ
D. Kiều Công Tiễn
-
Câu 11:
Tại sao Ngô Quyền lại chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng?
A. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng
B. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều
C. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh
D. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn
-
Câu 12:
Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?
A. Khi nước triều lên
B. Khi quân chuẩn bị tiến đến bãi cọc ngầm
C. Khi nước triều rút
D. Khi quân Nam Hán vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng
-
Câu 13:
Sự ra đời của chợ làng, các trung tâm lớn như Luy Lâu, Long Biên nói lên điều gì?
A. Trao đổi mở rộng
B. Nông nghiệp phồn vinh
C. Kinh tế đi lên
D. Buôn bán đương thời khá phát triển
-
Câu 14:
Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?
A. Thôn xóm tiêu điều
B. Đất nước xơ xác
C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
D. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng
-
Câu 15:
Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, trực tiếp cai quản các huyện là
A. người Việt
B. người Hán.
C. cả người Việt và người Hán.
D. không còn đơn vị huyện nữa.
-
Câu 16:
Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển khai thác san hô bằng cách
A. lặn xuống biển để mò san hô.
B. dùng lưới sắt để khai thác san hô.
C. dùng dao để khai thác san hô.
D. không khai thác nữa để bảo vệ môi trường.
-
Câu 17:
Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem bao nhiêu quân sang đàn áp khởi nghĩa của Mai Hắc Đế?
A. 1 vạn quân
B. 5 vạn quân
C. 10 vạn quân
D. 15 vạn quân
-
Câu 18:
Khi Phùng Hưng khởi nghĩa, viên đô hộ người Hán tên là
A. Cao Chính Bình
B. Cao Tống Bình
C. Tống Chính Bình
D. Tống Cao Bình
-
Câu 19:
Tướng của nhà Lương sang nước ta vào tháng 5 năm 545 tên là
A. Trần Bá Tiên.
B. Lục Dận
C. Dương Phiêu
D. Tiêu Tư
-
Câu 20:
Trước sự tấn công của nhà Lương, Lý Nam đã cho lui quân về
A. Hát Môn
B. cửa sông Tô Lịch
C. của sông Hoàng
D. cửa sông Hồng
-
Câu 21:
Đỉnh cao của khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc là khởi nghĩa
A. Hoàng Sào
B. Trần Thắng – Ngô Quảng
C. Xích Mi
D. Lục Lâm
-
Câu 22:
Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm
A. Thái thú
B. Đô úy
C. Tiết độ sứ An Nam đô hộ
D. Thứ sử An Nam đô hộ.
-
Câu 23:
Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối.
A. chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị nhân dân đều được yên vui
B. chính sự cốt chuộng cứng rắn, nhân dân đều tuân theo mà đất nước được yên ổn.
C. làm theo chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ
D. thi hành luật pháp nghiêm ngặt.
-
Câu 24:
Lưu Hoằng Tháo đem quân sang xâm lược nước ta năm
A. 937
B. 938
C. 939
D. 940
-
Câu 25:
Tình hình Trung Quốc từ thế kỉ III có điểm gì nổi bật?
A. bị chia thành ba nước Ngụy – Thục - Ngô
B. cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vẫn còn tiếp tục.
C. nhà Tống suy yếu trầm trọng.
D. nhiều cuộc khơỉ nhân dân thời Tống nổ ra.
-
Câu 26:
Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.
B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến.
C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.
D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu.
-
Câu 27:
Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối
A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc
B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân
C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh
D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui
-
Câu 28:
Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi?
A. Khúc Hạo
B. Khúc Thừa Mĩ
C. Dương Đình Nghệ
D. Ngô Quyền
-
Câu 29:
Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?
A. Do sự ủng hộ của nhân dân
B. Do sự suy yếu của nhà Đường
C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước
-
Câu 30:
Lãng Bạc nằm ở
A. phía đông Cổ Loa
B. phía tây Cổ Loa
C. phía bắc Cổ Loa
D. phía nam Cổ Loa
-
Câu 31:
Kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng” của cư dân Văn Lang được nói đến trong sách
A. Đại Nam thực lục.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Nam phương thảo mộc trạng
D. Thiên Nam ngữ lục.
-
Câu 32:
Cư dân Âu Lạc thế kỉ III khi làm gốm đã có thêm kĩ thuật
A. tráng men.
B. trang trí hoa văn.
C. nung
D. tráng men và trang trí hoa văn.
-
Câu 33:
Biểu hiện của sự phát triển thương nghiệp thời kì này là
A. kĩ thuật làm gốm ngày càng tiến bộ.
B. nghề luyện kim như đúc đồng, rèn sắt ngày càng phổ biến.
C. xuất hiện nhiều chợ làng và những trung tâm lớn đông dân cư.
D. trâu, bò đã đảm nhiệm việc cày, bừa trong nông nghiệp.
-
Câu 34:
Triều đình Vạn Xuân gồm có
A. ban văn và ban võ.
B. ban văn và ban sử.
C. ban võ và ban khoa học.
D. lục bộ.
-
Câu 35:
Niên hiệu của Lý Bí sau khi lên ngôi là
A. Quang Đức
B. Thiên Đức
C. Thuận Đức
D. Khởi Đức
-
Câu 36:
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là
A. Vạn Xuân.
B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt.
D. Đại Ngu.
-
Câu 37:
Chính quyền đô hộ của nhà Lương chia nước ta thành
A. 3 châu.
B. 4 châu.
C. 5 châu.
D. 6 châu.
-
Câu 38:
Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử Lục Dận đem
A. 5000 quân
B. 6000 quân
C. 7000 quân
D. 8000 quân
-
Câu 39:
Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu là ở
A. Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa).
B. Hát Môn
C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
D. Mê Linh.
-
Câu 40:
Sau thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Bí trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến cho
A. Phạm Tu
B. Tinh Thiều
C. Triệu Quang Phục
D. Triệu Túc