Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021
Trường THCS Bắc Thành
-
Câu 1:
Tên nước Vạn Xuân phản ánh khát vọng gì của Lý Bí?
A. Mong ước về một đất nước hùng cường, trường tồn
B. Thể hiện ý thức chủ quyền dân tộc của người Việt
C. Thể hiện niềm tự hào dân tộc đối với phong kiến phương Bắc
D. Khát vọng xây dựng nước Việt hùng mạnh hơn Trung Quốc
-
Câu 2:
Nhân tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào năm 192 - 193?
A. Trung Quốc có nhiều lực lượng nổi loạn
B. Tượng Lâm nằm xa chính quyền đô hộ
C. Nhân dân Giao Chỉ, Nhật Nam thường xuyên nổi dậy
D. Chính quyền của người Việt cai quản toàn bộ vùng Tượng Lâm
-
Câu 3:
Nội dung nào không phản ánh đúng đời sống văn hóa của cư dân Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
A. Tục xăm mình, chôn cất người chết
B. Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật
C. Có tục hỏa táng người chết
D. Ở nhà sàn và ăn trầu cau
-
Câu 4:
Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?
A. Dạ Trạch là vùng kín đáo để bí mật phát triển lực lượng
B. Dạ Trạch gần với doanh trại của quân Lương
C. Đây là quê hương của Triệu Quang Phục
D. Đây là vùng có truyền thống đấu tranh
-
Câu 5:
Đâu không phải chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ?
A. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc
B. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch
C. Lập lại sổ hộ khẩu
D. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới
-
Câu 6:
Tại sao Mai Thúc Loan lại kêu gọi mọi người đứng lên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Đường?
A. Nhà Đường bắt nhân dân phải gánh vải trong điều kiện khó khăn.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà Đường ngày càng gay gắt.
C. Mai Thúc Loan được nhân dân khắp nơi biết đến.
D. Nhà Đường ngày càng suy yếu, đứng trước nguy cơ sụp đổ.
-
Câu 7:
Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Lương là gì?
A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta
B. Sự lãnh đạo tài tình của Triệu Quang Phục
C. Nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước
D. Do có đường lối kháng chiến đúng đắn
-
Câu 8:
Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất thắng lợi có ý nghĩa gì quan trọng?
A. Kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc
B. Mở ra thời kì mới: độc lập, tự chủ lâu dài
C. Bảo vệ nền tự chủ của dân tộc từ sau cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ
D. Đem lại nền tự chủ cho dân tộc sau một thời gian dài bị đô hộ
-
Câu 9:
Khúc Hạo gửi con trai sang làm con tin nhà Nam Hán nhằm mục đích gì?
A. Cắt đứt quan hệ với nhà Đường, thiết lập quan hệ với nhà Nam Hán
B. Thể hiện sự thần phục với nhà Nam Hán để giảm thiểu nguy cơ bị xâm lược
C. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Hậu Lương
D. Tạo ra sự bảo trợ của nhà Nam Hán trước sự đe dọa của Dương Đình Nghệ
-
Câu 10:
Ai là người được mệnh danh là Bố Cái Đại Vương?
A. Phùng An
B. Mai Thúc Loan
C. Phùng Hưng
D. Phùng Hải
-
Câu 11:
Vì sao Khúc Thừa Dụ chỉ xưng tiết độ sứ mà không xưng vương?
A. Do muốn lợi dụng danh nghĩa quan lại nhà Đường để xây dựng nền tự chủ
B. Do nhân dân không ủng hộ Khúc Thừa Dụ xưng vương
C. Do Khúc Thừa Dụ không đủ thực lực để xưng vương
D. Do Khúc Thừa Dụ không muốn tạo ra khoảng cách với nhân dân
-
Câu 12:
Nhân vật nào được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam?
A. Lý Bí
B. Khúc Thừa Dụ
C. Khúc Hạo
D. Dương Đình Nghệ
-
Câu 13:
Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc
B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực
C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Âu Lạc
D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta
-
Câu 14:
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc?
A. Tình hình Trung Quốc không ổn định
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền đô hộ
C. Nền kinh tế không đáp ứng được đời sống nhân dân
D. Nước ta nằm cách xa chính quyền trung ương phương Bắc
-
Câu 15:
“Một xin rửa sách nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”
(Thiên Nam ngữ lục)
Bốn câu thơ trên là lời thề xuất binh trong cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
B. Khởi nghĩa Bà Triệu
C. Khởi nghĩa Lý Bí
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng
-
Câu 16:
Vì sao các cuộc nổi dậy của nhân dân Nhật Nam và Tượng Lâm lại được nhân dân Giao Châu ủng hộ?
A. Ảnh hưởng từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau từ lâu đời.
C. Các cuộc nổi dậy diễn ra sôi nổi.
D. Nhà Hán nới lỏng chính sách thống trị.
-
Câu 17:
Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?
A. Trung Quốc
B. Ai Cập
C. Ấn Độ
D. Ả rập
-
Câu 18:
Anh (chị) có nhận xét gì về quá trình phát triển của nước Cham-pa?
A. Hợp tác kinh tế giữa các bộ lạc.
B. Hợp tác giữa các bộ lạc để cùng chống ngoại xâm.
C. Sáp nhập khu vực xung quanh trên cơ sở hoạt động quân sự
D. Giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc.
-
Câu 19:
Nội dung nào không phải điểm giống nhau về đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc và cư dân Champa?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước là nguồn sống chủ yếu
B. Đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ
C. Đều ở nhà sàn và ăn trầu
D. Sống dưới chế độ quân chủ đứng đầu là vua
-
Câu 20:
Quần thể kiến trúc nào của cư dân Champa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
A. Thành Cổ Loa.
B. Hoàng thành Thăng Long.
C. Thánh địa Mĩ Sơn.
D. Kinh đô Champa.
-
Câu 21:
Nhận xét nào không phản ánh đúng về cuộc đấu tranh của nhân dân Giao Châu do Lý Bí Lãnh đạo?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
B. Đánh đổ chính quyền đô hộ, lập ra nhà nước của người Việt
C. Nhà Đường buộc phải công nhận nền độc lập của nước ta
D. Chọn vùng Hà Nội ngày nay làm nơi đóng đô
-
Câu 22:
Theo anh (chị) sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân hay không? Vì sao?
A. Có, vì Lý Nam Đế là người đứng đầu quốc gia
B. Không, vì hậu duệ của Lý Nam Đế vẫn còn sống và tiếp tục đấu trang
C. Có, vì Lý Nam Đế không có người nối dõi
D. Không, vì nhân dân Giao Châu vẫn đấu tranh mà không cần người lãnh đạo
-
Câu 23:
Điểm giống nhau giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lý Bí là gì?
A. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến
B. Chống ách đô hộ của nhà Hán
C. Chống ách đô hộ của nhà Đường
D. Đều giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của phong kiến phương Bắc
-
Câu 24:
Tình hình Trung Quốc từ thế kỉ III có điểm gì nổi bật?
A. bị chia thành ba nước Ngụy – Thục - Ngô
B. cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vẫn còn tiếp tục.
C. nhà Tống suy yếu trầm trọng.
D. nhiều cuộc khơỉ nhân dân thời Tống nổ ra
-
Câu 25:
Điền từ thích hợp để hoàn chỉnh đoạn tư liệu sau:
“Sử nhà Đông Hán cũng phải thừa nhận: Ở đất Giao Chỉ… thứ sử trước sau phần lớn (1), trên thì bợ đỡ kẻ quyền quý, dưới thì thu vét của cải của (2), cho đến khi (3) xin đổi về nước”. (SGK Lịch sử 7, trang 53)
A. (1) thanh liêm, (2) nhân dân, (3) già yếu.
B. (1) không thanh liêm, (2) dân, (3) đầy túi.
C. (1) không thanh liên, (2) dân, (3) già yếu.
D. (1) thanh liêm, (2) dân, (3) đầy túi.
-
Câu 26:
Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Nghề làm gốm nổi tiếng khắp Đông Nam Á.
B. Sử dụng sức kéo của trâu, bò phổ biến
C. Hệ thống thủy lợi không được chăm sóc.
D. Nghề rèn sắt đóng vai trò cốt yếu.
-
Câu 27:
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?
A. Long Biên, Luy Lâu, Pháp.
B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp.
C. Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.
D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp.
-
Câu 28:
Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Kitô giáo.
-
Câu 29:
Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
B. Vua, Quý tộc, Nông đân công xã, Nô tì.
C. Vua, Quý tộc, Nông dân công xã, Nô lệ.
D. Quan lại đô hộ, Quý tộc, Hào trưởng, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
-
Câu 30:
Vì sao nhà Hán giữ độc quyền đồ sắt?
A. Hỗ trợ đắc lực cho chính sách bàng trường.
B. Nhà Hán không có nhiều lợi nhuận trong khai thác mỏ.
C. Sử dụng đồ sắt được cho là không cần thiết.
D. Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân.
-
Câu 31:
Để tiếp tục chính sách “đồng hóa” từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
A. hạn chế sự phát triển đồ sắt.
B. đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống.
C. đưa người Hán sang làm huyện lệnh.
D. bắt nhân dân nộp nhiều thứ thuế vô lí
-
Câu 32:
Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nông nghiệp Giao Châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Biết đắp đê phòng lụt, làm thủy lợi.
B. Việc cày, bừa bằng trâu, bò trở nên phổ biến.
C. Biết trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung.
D. Sử dụng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
-
Câu 33:
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?
A. Không, sức sống mãnh liệt của dân tộc ta.
B. Không, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ.
C. Có, thời gian càng dài văn hóa càng bị mai một.
D. Có, nhân dân đã ngả theo nền văn hóa tiên tiến hơn.
-
Câu 34:
Nội dung nào sau đây không chính xác khi nhận xét về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu?
A. Thất bại do chưa có sự chuẩn bị từ trước
B. Có quy mô thuộc toàn thể Giao Châu.
C. Có sự tham gia của đông đảo quần chúng.
D. Người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên của xã hội.
-
Câu 35:
Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.
B. Có sự mở mang và phát triển.
C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.
D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt.
-
Câu 36:
Ý nào không minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Biết tráng men và trang trí trên đồ gốm.
B. Nghề rèn sắt phát triển.
C. Dùng tơ tre, tơ chuối để dệt vải.
D. Lập nên nhiều phường thủ công.
-
Câu 37:
Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu bùng nổ (năm 248) xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào?
A. Bà là người có sức khỏe, có mưu lớn.
B. Bà là người giàu mưu trí.
C. Nhiều nghĩa sĩ đã cùng bà chuẩn bị khởi nghĩa.
D. Chính sách áp bức, bóc lột của thế lực phong kiến phương Bắc
-
Câu 38:
Chính sách cai trị cấp huyện của các triều đại phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến VI có điểm gì khác so với thời kì trước?
A. Để Lạc tướng cai trị các huyện.
B. Đưa người Hán sang làm Huyện lệnh.
C. Đưa người sang sinh sống cùng người Việt
D. Đứng đầu châu là Thứ sử.
-
Câu 39:
Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
A. Suy yếu trầm trọng về mọi mặt.
B. Có sự mở mang và phát triển.
C. Kiệt quệ do bị bòn rút mọi nguồn lực.
D. Phát triển vượt bậc về mọi mặt.
-
Câu 40:
Sau khi giành lại nền độc lập, Hai Bà Trưng vẫn để Lạc tướng giữ quyền cai quản
A. các xã
B. các châu.
C. các hương.
D. các huyện.