Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021
Trường THCS Lam Sơn
-
Câu 1:
Nhân dân sau này gọi Triệu Quang Phục là
A. Dạ Trạch Vương.
B. Điền Triệt Vương.
C. Gia Ninh Vương.
D. Khuất Lão Vương.
-
Câu 2:
Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay đã
A. cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
B. cử sứ sang ép vua Lương phong chức Tiết độ sứ.
C. sang thần phục nhà Lương.
D. mở cuộc tấn công đi chinh phục những nước lân cận
-
Câu 3:
Ngô Quyền là người thuộc
A. làng Giàng
B. làng Đô
C. làng Đường Lâm
D. làng Lau
-
Câu 4:
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?
A. Long Biên, Luy Lâu, Pháp.
B. Luy Lâu, Mã Lai, Pháp.
C. Trung Quốc, Giava, Ấn Độ.
D. Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp.
-
Câu 5:
Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?
A. Hán
B. Lương
C. Tùy
D. Đường
-
Câu 6:
Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào?
A. Hán
B. Tống
C. Đường
D. Minh
-
Câu 7:
Thời nhà Đường, các hương xã ở An Nam do bộ phận nào cai quản?
A. người Trung quốc cai quản.
B. các Thái thú người Việt cai quản.
C. người Trung Quốc và người Việt cai quản.
D. người Việt tự cai quản.
-
Câu 8:
Thời nhà Đường, vùng Giao Châu được đổi tên thành
A. Giao Chỉ
B. An Nam đô hộ phủ
C. Nam Việt
D. Ái Châu
-
Câu 9:
Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán đã
A. đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.
B. thành lập nhà nước mới lấy tên là Tượng Lâm.
C. phát triển nông nghiệp ở Giao Chỉ và Cửu Chân.
D. thúc đẩy nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển.
-
Câu 10:
Nền độc lập tự chủ của dân tộc ta được duy trì khoảng từ năm 776 đến năm 791 là kết quả của cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Lý Bí.
B. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
C. Khởi nghĩa Bà Triệu.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
-
Câu 11:
Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có điểm độc đáo là
A. Quân sĩ đông
B. Vũ khí hiện đại
C. Lợi dụng thủy triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm
D. Biết trước được kế giặc.
-
Câu 12:
Kết quả của Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 là
A. kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
B. thất bại.
C. không phân thắng bại.
D. thắng lợi một phần.
-
Câu 13:
Người Hán sau khi chiếm đất của người Chăm cổ đã đặt ra
A. Giao Chỉ
B. Cửu Chân
C. Nhật Nam
D. huyện Tượng Lâm
-
Câu 14:
Chữ viết của người Chăm thế kỉ IV bắt nguồn từ
A. chữ Hán
B. chữ Phạn
C. chữ La tinh
D. chữ Nôm
-
Câu 15:
Vua Lâm Ấp sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ đã đổi tên nước là
A. Lâm Tượng
B. Chăm pa
C. Lâm pa.
D. Chăm Lâm
-
Câu 16:
Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chính sách đưa người Hán sang ở nước ta.
A. để dân ta quen dần tiếng Hán.
B. để dân ta quen với các phong tục tập quán nhà Hán.
C. chúng quyết tâm đồng hóa dân tộc ta.
D. nhà Hán đã hết đất cho người Hán ở.
-
Câu 17:
Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã
A. tiếp tục xây dựng lực lượng
B. lên ngôi vua.
C. đưa Lý Phật Tử lên làm vua.
D. tiến đánh sang đất Trung Quốc.
-
Câu 18:
20 năm sau, Lý Phật Tử ở phía nam đã
A. kéo quân về cướp ngôi của Triệu Việt Vương.
B. về đầu quân cho Triệu Việt Vương.
C. thành lập một chính quyền ở phía Nam.
D. tiến quân sang Trung Quốc.
-
Câu 19:
Vì sao Lý Phật Tử lại không sang chầu nhà Tùy ?
A. Do nhà Tùy không có lời mời trang trọng.
B. Do Lý Phật Tử bị ốm.
C. Do Lý Phật Tử ngại đường xá xa xôi.
D. Do Lý Phật Tử có lòng tự tôn dân tộc, không chấp nhận nước ta là một nước chư hầu của Trung Quốc.
-
Câu 20:
Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa rồi bị bắt giải về Trung Quốc năm
A. 602
B. 603
C. 604
D. 605
-
Câu 21:
Nguồn sống chủ yếu của người Chăm pa là
A. đánh bắt cá
B. nông nghiệp trồng lúa nước
C. trông cây ăn quả
D. trồng lúa mì
-
Câu 22:
Hiện nay, di sản của người Chăm pa còn tồn tại đến ngày nay là
A. Chùa Một Cột
B. Chùa Tây Phương.
C. Thánh địa Mỹ Sơn
D. Cầu Trường Tiền
-
Câu 23:
Với người chết, người Chăm có tục
A. chôn cất người chết.
B. hỏa táng người chết rồi rải tro ra sông, suối.
C. hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò rồi ném xuống sông hay biển.
D. hỏa táng người chết rồi bỏ tro vào bình, vò và chôn xuống đất.
-
Câu 24:
Bộ phận nào được chọn giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Lương?
A. Tôn thất và một số dòng họ lớn
B. Những người có tài
C. Những người trong hoàng tộc
D. Những trí sĩ Nho học
-
Câu 25:
Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của nhà Lương đối với vùng Giao Châu là gì?
A. Hà khắc, bóc lột nặng nề
B. Lỏng lẻo
C. Tương đối nhân đạo
D. Tạo điều kiện cho sản xuất Giao Châu phát triển
-
Câu 26:
Trước khi nổi dậy khởi nghĩa, Phùng Hưng đã giữ chức vụ gì ở An Nam đô hộ phủ?
A. Thái thú
B. Thái úy
C. Tiết độ sứ
D. Quan lang
-
Câu 27:
Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là
A. Tiền Ngô Vương
B. Mai Hắc Đế
C. Hoài Vũ Vương
D. Dạ Trạch Vương
-
Câu 28:
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách cai trị của nhà Đường đối với An Nam đô hộ phủ?
A. Cho người Trung Quốc cai quản các châu, huyện.
B. Tăng thêm đồn trú, xây thành lũy.
C. Loại bỏ chính sách đồng hóa.
D. Đặt thêm nhiều thứ thuế vô lí
-
Câu 29:
Vì sao nhà Đường lại cho sửa sang đường giao thông từ Trung Quốc đến Tống Bình và các quận huyện?
A. Phát triển kinh tế nông nghiệp.
B. Phục vụ cho quan lại Trung Hoa.
C. Thuận tiện cho bóc lột, đàn áp nhân dân ta.
D. Mở rộng giao thương và buôn bán giữa các vùng.
-
Câu 30:
Nguyên nhân chung dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền đô hộ
B. Do nhà Đường bắt nhân dân cống nạp vải
C. Tranh thủ cơ hội nhà Đường suy yếu
D. Tranh thủ cơ hội nhà Lương suy yếu
-
Câu 31:
Cư dân bản địa sinh sống ở huyện Tượng Lâm được gọi là
A. bộ lạc Chăm.
B. bộ lạc Cau.
C. bộ lạc Dừa.
D. bộ lạc Sa Huỳnh.
-
Câu 32:
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân?
A. Hai Bà Trưng
B. Bà Triệu
C. Lý Bí
D. Mai Thúc Loan
-
Câu 33:
Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta
-
Câu 34:
Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta
-
Câu 35:
Năm 192 – 193 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Nhân dân Nhật Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi
B. Nhà Hán có loạn, nhân dân Giao Chỉ nổi dậy giành chính quyền
C. Bộ lạc Cau và Dừa kết hợp với nhau nổi dậy giành chính quyền
D. Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy
-
Câu 36:
Mùa thu năm 930, quân Nam Hán
A. đem quân sang đánh nước ta
B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta
C. cứ sứ sang yêu cầu Khúc Thừa Mĩ sang triều cống
D. cứ người Hán sang làm Tiết độ sứ.
-
Câu 37:
Sau khi đánh thắng quân của Khúc Thừa Mĩ, nhà Nam Hán đã đặt cơ quan đô hộ ở
A. Tống Bình
B. Thăng Long
C. Đường Lâm
D. Ái Châu
-
Câu 38:
Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Kitô giáo.
-
Câu 39:
Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
A. Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
B. Vua, Quý tộc, Nông đân công xã, Nô tì.
C. Vua, Quý tộc, Nông dân công xã, Nô lệ.
D. Quan lại đô hộ, Quý tộc, Hào trưởng, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
-
Câu 40:
Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?
A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân
B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch
C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử
D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục