Đề thi HK2 môn Lịch Sử 6 năm 2021
Trường THCS Xuân Trung
-
Câu 1:
Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc nào đô hộ vùng Giao Châu?
A. Hán
B. Lương
C. Tùy
D. Đường
-
Câu 2:
Bộ phận nào được chọn giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Lương?
A. Tôn thất và một số dòng họ lớn
B. Những người có tài
C. Những người trong hoàng tộc
D. Những trí sĩ Nho học
-
Câu 3:
Sau khi đánh chiếm thành Tống Bình, Khúc Thừa Dụ tự xưng là
A. Thái úy
B. An Nam Quốc Vương
C. Tiết độ sứ
D. Thái thú
-
Câu 4:
Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là gì?
A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển
C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc
D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt
-
Câu 5:
Sau khi chiếm được Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán đã
A. đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.
B. thành lập nhà nước mới lấy tên là Tượng Lâm.
C. phát triển nông nghiệp ở Giao Chỉ và Cửu Chân.
D. thúc đẩy nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển.
-
Câu 6:
Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của nhà Lương đối với vùng Giao Châu là gì?
A. Hà khắc, bóc lột nặng nề
B. Lỏng lẻo
C. Tương đối nhân đạo
D. Tạo điều kiện cho sản xuất Giao Châu phát triển
-
Câu 7:
Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Lý Bí đã có hành động gì?
A. Lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân
B. Dời đô về vùng cửa sông Tô Lịch
C. Truyền ngôi cho Lý Phật Tử
D. Trao quyền cho Triệu Quang Phục
-
Câu 8:
Cư dân bản địa sinh sống ở huyện Tượng Lâm được gọi là
A. bộ lạc Chăm.
B. bộ lạc Cau.
C. bộ lạc Dừa.
D. bộ lạc Sa Huỳnh.
-
Câu 9:
Năm 192 – 193 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Nhân dân Nhật Nam nổi dậy giành chính quyền thắng lợi
B. Nhà Hán có loạn, nhân dân Giao Chỉ nổi dậy giành chính quyền
C. Bộ lạc Cau và Dừa kết hợp với nhau nổi dậy giành chính quyền
D. Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy
-
Câu 10:
Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu đã tổ chức bộ máy cai trị như thế nào?
A. Chia Âu Lạc thành 2 quận, sáp nhập vào quốc gia Nam Việt.
B. Chia Âu lạc thành nhiều châu để dễ bề cai quản.
C. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị đến cấp huyện.
D. Chia Âu Lạc thành 3 quân, sáp nhập vào quân Giao Chỉ.
-
Câu 11:
Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối
A. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc
B. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân
C. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh
D. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui
-
Câu 12:
Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì?
A. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ
B. Đoạt chức Tiết độ sứ
C. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu
D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời
-
Câu 13:
Trước khi nổi dậy khởi nghĩa, Phùng Hưng đã giữ chức vụ gì ở An Nam đô hộ phủ?
A. Thái thú
B. Thái úy
C. Tiết độ sứ
D. Quan lang
-
Câu 14:
Mai Thúc Loan được nhân dân tôn xưng là
A. Tiền Ngô Vương
B. Mai Hắc Đế
C. Hoài Vũ Vương
D. Dạ Trạch Vương
-
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách cai trị của nhà Đường đối với An Nam đô hộ phủ?
A. Cho người Trung Quốc cai quản các châu, huyện.
B. Tăng thêm đồn trú, xây thành lũy.
C. Loại bỏ chính sách đồng hóa
D. Đặt thêm nhiều thứ thuế vô lí
-
Câu 16:
Nhà Nam Hán đã dựa vào duyên cớ gì để đem quân xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Ngô Quyền không thần phục nhà Nam Hán
B. Trị tội Kiều Công Tiễn vì tiếm quyền
C. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán
D. Ngô Quyền đoạt chức Tiết độ sứ của Kiều Công Tiễn
-
Câu 17:
Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau:
“…………có thể lấy quân mới họp……mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho…. không dám sang lại lần nữa.”
A. Tiền Ngô Vương ……. của nước Việt ta ……… người phương Bắc
B. Ngô Quyền ………của mình………quân Hán
C. Quân giặc …………chưa được bao lâu……. quân ta
D. Dương Đình Nghệ ………của nước ta………người Trung Quốc
-
Câu 18:
Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai?
A. Lưu Cung
B. Lưu Nham
C. Lưu Ẩn
D. Lưu Hoằng Tháo
-
Câu 19:
Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?
A. Khi nước triều lên
B. Khi quân chuẩn bị tiến đến bãi cọc ngầm
C. Khi nước triều rút
D. Khi quân Nam Hán vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng
-
Câu 20:
Kế hoạch đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo?
A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn.
B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù
C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng
D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước
-
Câu 21:
An Nam đô hộ phủ là tên gọi của nước ta dưới ách thống trị của triều đại phong kiến nào?
A. nhà Lương
B. nhà Hán
C. nhà Đường
D. nhà Tùy
-
Câu 22:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì quan trọng nhất?
A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán
B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau
D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ, lâu dài
-
Câu 23:
Ai là người đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi?
A. Khúc Hạo
B. Khúc Thừa Mĩ
C. Dương Đình Nghệ
D. Ngô Quyền
-
Câu 24:
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân?
A. Hai Bà Trưng
B. Bà Triệu
C. Lý Bí
D. Mai Thúc Loan
-
Câu 25:
Vì sao nhà Đường lại cho sửa sang đường giao thông từ Trung Quốc đến Tống Bình và các quận huyện?
A. Phát triển kinh tế nông nghiệp.
B. Phục vụ cho quan lại Trung Hoa.
C. Thuận tiện cho bóc lột, đàn áp nhân dân ta.
D. Mở rộng giao thương và buôn bán giữa các vùng.
-
Câu 26:
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào đã đưa tới sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân?
A. Hai Bà Trưng
B. Bà Triệu
C. Lý Bí
D. Mai Thúc Loan
-
Câu 27:
Ai là người được mệnh danh là Dạ Trạch Vương?
A. Lý Nam Đế
B. Lý Phật Tử
C. Triệu Quang Phục
D. Lý Thiên Bảo
-
Câu 28:
Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ trương gì?
A. Đầu hàng nhà Lương
B. Chủ động giảng hòa để bảo toàn lực lượng
C. Chủ động rút lui, trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục
D. Tự sát
-
Câu 29:
Sự kiện nào đánh dấu nhà Hậu Lý Nam Đế được thành lập?
A. Triệu Quang Phục lên ngôi vua
B. Lý Thiên Bảo lên ngôi vua
C. Lý Phật Tử lên ngôi vua
D. Lý Công Uẩn lên ngôi vua
-
Câu 30:
Đâu không phải lý do Ngô Quyền quyết định lựa chọn cửa sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược năm 938?
A. Do sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều
B. Do hai bên bờ sông là rừng thuận lợi cho đặt phục binh
C. Do sông Bạch Đằng là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến trong lịch sử
D. Do đây là con đường thủy thuận lợi nhất quân Nam Hán sẽ đi qua
-
Câu 31:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 không để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở giai đoạn sau?
A. Tiêu diệt nội phản
B. Khai thác điểm yếu - mạnh của ta và địch
C. Dựa vào địa hình địa vật để đề ra đường lối đấu tranh
D. Thực hiện kế vườn không nhà trống
-
Câu 32:
Nội dung nào phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công?
A. Do sự ủng hộ của nhân dân
B. Do sự suy yếu của nhà Đường
C. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
D. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước
-
Câu 33:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng biến chuyển của nền kinh tế nước ta thời Bắc thuộc?
A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng
B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới
C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới
D. Một số máy móc được sử dụng trong nông nghiệp
-
Câu 34:
Hoạt động kinh tế chính của cư dân Champa là
A. thủ công nghiệp.
B. thương nghiệp.
C. nông nghiệp trồng lúa nước.
D. công thương nghiệp hàng hóa.
-
Câu 35:
Nguyên nhân chính nào dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
A. Nhân dân hoang mang, lo sợ trước chính sách cai trị của phương Bắc.
B. Nhân dân oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương.
C. Phong kiến phương Bắc đã hoàn thiện chính sách đồng hóa về văn hóa.
D. Nhân dân giành được nhiều thắng lợi vang dội trong cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc.
-
Câu 36:
Vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì đối với cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta?
A. Mua chuộc Khúc Thừa Dụ phục vụ cho nhà Đường
B. Xoa dịu mâu thuẫn giữa nhân dân An Nam với nhà Đường
C. Đem lại quyền tự chủ cho người Việt, tạo điều kiện để giành độc lập hoàn toàn
D. Bảo đảm sự yên ổn cho vùng biên cương nhà Đường
-
Câu 37:
Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông
B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa
D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta
-
Câu 38:
Các cuộc đấu tranh của nhân ta thời kì Bắc thuộc không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân
B. Làm lung lay nền thống trị của chính quyền phương Bắc ở nước ta
C. Tạo ra những khoảng thời gian độc lập quý để khôi phục văn hóa Việt
D. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta
-
Câu 39:
A. Chữ tượng hình
B. Chữ Phạn
C. Chữ hình nêm
D. Chữ tượng ý
-
Câu 40:
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
A. Sự ủng hộ của nhân dân
B. Nhà Lương suy yếu
C. Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân
D. Sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí