Đề thi HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST năm 2023-2024
Trường THCS Quang Trung
-
Câu 1:
Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào có thể phát hiện thanh kim loại là nam châm?
A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.
B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh.
C. Tìm hiểu cấu tạo thanh kim loại.
D. Đo thể tích và khối lượng thang kim loại.
-
Câu 2:
Chiết cành là phương pháp
A. cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm hoặc giá thể cho cành đó ra rễ và phát triển thành cây mới.
B. dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây rồi gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển thành cây mang cành của các cây khác nhau.
C. làm cho cành ra rễ ngay trên cắt, rồi cắt đoạn cành mang rễ đó đem trồng thành cây mới.
D. nuôi cấy tế bào từ mô hoặc các phần của cơ thể thực vật trong môi trường thích hợp, ở điều kiện vô trùng để tạo thành cây con.
-
Câu 3:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính ở sinh vật?
A. Tạo giống cây sạch bệnh.
B. Duy trì được tính trạng tốt ở sinh vật phục vụ cho con người.
C. Tạo ra thế hệ cây con có nhiều đặc tính mới nhờ lai tạo.
D. Nhân nhanh giống cây trồng giúp hạ thấp giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế.
-
Câu 4:
Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có hình thức sinh sản vô tính?
A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.
C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức.
D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.
-
Câu 5:
Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình tạo ra cơ thể mới từ
A. một phần của cơ thể mẹ hoặc bố.
B. sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.
C. sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
D. cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.
-
Câu 6:
Sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử xảy ra trong giai đoạn nào của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật?
A. Giai đoạn hình thành giao tử.
B. Giai đoạn thụ tinh.
C. Giai đoạn phát triển phôi.
D. Giai đoạn đẻ con.
-
Câu 7:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa?
A. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
B. Hoa đơn tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
C. Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhị hoặc nhụy trên cùng một hoa.
D. Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.
-
Câu 8:
Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Các cơ thể con thích nghi tốt với đời sống thay đổi do có sự đa dạng về mặt di truyền.
B. Các cơ thể con có đặc điểm giống bố mẹ và có đặc điểm khác bố mẹ.
C. Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành con non.
D. Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành con non.
-
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn?
A. Thụ tinh nhân tạo có tác dụng là sử dụng hiệu quả các con đực mang đặc điểm tốt.
B. Điều khiển giới tính đàn con bằng cách sử dụng hormone hoặc lọc, tách tinh trùng.
C. Sử dụng hormone nhân tạo để kích thích ra hoa, phân hóa hoa đực hoặc hoa cái.
D. Kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ bằng cách tưới nước liên tục vào ban đêm.
-
Câu 10:
Trong các hoạt động sống, hoạt động sống nào là cơ bản và làm nền tảng cho các hoạt động sống khác?
A. Sinh trưởng và phát triển.
B. Cảm ứng.
C. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
D. Sinh sản.
-
Câu 11:
Tại sao vào mùa đông, cây trồng lại ít bị sâu ăn lá hơn so với các mùa khác trong năm?
A. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng nhiều.
B. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do nhiệt độ lạnh.
C. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do độ ẩm thấp.
D. Vì các loài sâu ăn lá ngưng sinh sản vào mùa đông do thời gian chiếu sáng ít.
-
Câu 12:
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể vì
A. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
B. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và mọi hoạt động sống của cơ thể đều được thực hiện nhờ sự hoạt động của tế bào.
C. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất và tế bào có chức năng sinh sản.
D. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có chức năng sinh sản.
-
Câu 13:
Sinh trưởng là
A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
C. quá trình tăng về khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
-
Câu 14:
Ở thực vật Một lá mầm, mô phân sinh lóng nằm ở vị trí
A. các mắt của thân, có tác dụng làm tăng chiều dài của rễ.
B. các mắt của thân, có tác dụng làm tăng chiều dài của lóng.
C. chồi ngọn, có tác dụng làm tăng chiều dài của thân và cành.
D. chồi nách, có tác dụng làm tăng chiều ngang của lóng.
-
Câu 15:
Nếu thiếu nước, sự sinh trưởng và phát triển của thực vật sẽ
A. diễn ra bình thường.
B. diễn ra chậm hoặc ngừng lại.
C. ngay lập tức bị dừng lại.
D. diễn ra nhanh chóng hơn.
-
Câu 16:
Trong quá trình trồng rừng, người trồng rừng thường để mật độ dày khi cây còn non. Biện pháp này nhằm
A. kích thích cây ra nhiều rễ và cành nhánh.
B. kích thích cây phát triển về chiều cao và thẳng.
C. kích thích thân cây phát triển đường kính.
D. kích thích cây ra nhiều cành và lá.
-
Câu 17:
Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
-
Câu 18:
Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
C. Khi hai cực Nam để gần nhau.
D. Cả A và C.
-
Câu 19:
Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép?
A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây.
B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.
C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt.
D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện.
-
Câu 20:
Cho mô hình Trái Đất như hình sau. Ta có thể coi Trái Đất là một "nam châm khổng lồ". Mô tả nào sau đây về đầu A là đúng?
A. Điểm A gần ứng với cực Bắc địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
B. Điểm A gần ứng với cực Nam địa từ vì từ cực Bắc của kim nam châm đang chỉ về phía nó.
C. Điểm A là nơi có từ trường mạnh nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.
D. Điểm A là nơi có từ trường yếu nhất trong các vị trí trên Trái Đất vì kim nam châm gần nó.
-
Câu 21:
Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép trở thành một nam châm.
C. Thanh thép phát sáng.
D. Thanh thép bị chảy ra.
-
Câu 22:
Nhóm nhân tố nào sau đây gồm các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Nhiệt độ, ánh sáng, nước.
B. Ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
C. Nước, vật chất di truyền từ bố mẹ, nhiệt độ.
D. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, vật chất di truyền từ bố mẹ.
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
A. Dinh dưỡng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
B. Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. Nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của một cá thể là như nhau trong mọi giai đoạn.
D. Để sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lí, cân đối.
-
Câu 24:
Biện pháp nào không phải là ứng dụng các nhân tố môi trường bên ngoài để điều hòa sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi?
A. Điều chỉnh nhiệt độ buồng nuôi tằm để tạo điều kiện tốt nhất cho tằm phát triển.
B. Tạo giống lai giữa mướp đắng với mướp cho năng suất cao.
C. Trồng xen canh mía và bắp cải để thu được hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.
D. Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí làm cho hiệu quả chăn nuôi được tăng rõ rệt.
-
Câu 25:
Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?
A. Đài hoa.
B. Tràng hoa.
C. Nụ hoa.
D. Bầu nhụy.
-
Câu 26:
Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là
A. mọc chồi.
B. tái sinh.
C. phân đôi.
D. nhân giống
-
Câu 27:
Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là
A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.
C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.
D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.
-
Câu 28:
Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?
A. Lá.
B. Rễ.
C. Thân củ.
D. Cành cây.
-
Câu 29:
Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào được thể hiện qua các cấp độ tổ chức lần lượt là
A. tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.
B. tế bào – mô – hệ cơ quan – cơ quan – cơ thể.
C. tế bào – cơ quan – hệ cơ quan – mô – cơ thể.
D. tế bào – cơ quan – mô – hệ cơ quan – cơ thể.
-
Câu 30:
Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tế bào là đơn vị có kích thước nhỏ nhất trong cơ thể.
C. tế bào có khả năng sinh sản để tạo ra các tế bào mới.
D. phần lớn hoạt động sống đều được diễn ra trong tế bào.
-
Câu 31:
Việc trồng xen canh giữa cây mía và cây bắp cải đem đến lợi ích nào sau đây?
A. Mía tạo bóng râm cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
B. Bắp cải tạo bóng râm cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
C. Mía tạo ra chất khoáng cho bắp cải phát triển; bắp cải giúp giữ ẩm cho đất trồng mía, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
D. Bắp cải tạo ra chất khoáng cho mía phát triển; mía giúp giữ ẩm cho đất trồng bắp cải, ngăn cản sự phát triển của cỏ dại.
-
Câu 32:
Cơ sở khoa học của biện pháp đặt bù nhìn trên đồng ruộng dựa trên
A. tập tính sợ và tránh xa con người của động vật phá hoại mùa màng.
B. tập tính sợ và tránh xa rơm của động vật phá hoại mùa màng.
C. tập tính bị thu hút bởi mùi rơm của động vật phá hoại mùa màng.
D. tập tính sợ và tránh xa nguồn phát ra âm thanh của động vật phá hoại mùa màng.
-
Câu 33:
Đa số các thực vật trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu nhờ
A. tế bào lông hút.
B. tế bào thịt vỏ.
C. tế bào trụ dẫn.
D. tế bào mạch gỗ.
-
Câu 34:
Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?
A. Nước, CO2, kháng thể.
B. CO2, các chất thải, nước.
C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.
D. Nước, hormone, kháng thể.
-
Câu 35:
Cảm ứng ở sinh vật là
A. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
B. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
C. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.
D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
-
Câu 36:
Tập tính học được khác tập tính bẩm sinh ở đặc điểm là
A. được di truyền từ bố mẹ.
B. có số lượng nhất định và bền vững.
C. mang tính đặc trưng cho từng cá thể.
D. giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
-
Câu 37:
Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?
A. Bổ sung thêm thức ăn vào giai đoạn sinh sản
B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.
C. Sử dụng phương pháp nhân bân vô tính
D. Thay đổi nhiệt độ nước vào giai đoạn sinh sản
-
Câu 38:
Hiện tượng cảm ứng nào sau đây được con người ứng dụng để nhận biết sự thay đổi của thời tiết?
A. Tính hướng sáng của côn trùng gây hại
B. Tính hướng sáng của cá
C. Độ cao khi bay của chuồn chuồn
D. Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại.
-
Câu 39:
Mục đích của việc thắp đèn vào ban đêm cho cây thanh long nhằm:
A. kích thích thanh long ra nhiều hoa và tạo quả trái vụ.
B. kích thích khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
C. tăng cường khả năng chống chịu của cây thanh long.
D. kéo dài thời gian sinh sản của cây thanh long.
-
Câu 40:
Hóa trị của Fe trong công thức Fe2O3 là:
A. I
B. II
C. III
D. IV