Đề thi HK1 môn Toán 9 năm 2021-2022
Trường THCS Ngọc Sơn
-
Câu 1:
Điều kiện xác định của biểu thức \(\sqrt{\frac{1}{x^{2}+5}}\) là:
A. \( \forall x \in \mathbb{R}\)
B. \(x\le 5\)
C. \(x<-5\)
D. \(x> -5\)
-
Câu 2:
Điều kiện xác định của biểu thức \(\sqrt{x^{2}+2 x+3}\) là:
A. x>2
B. \(x\le 2\)
C. \(\forall x \in \mathbb{R}\)
D. Không tồn tại x để hàm số xác định.
-
Câu 3:
Cho hàm số y = f(x) xác định trên D . Với x1, x2 ∈ D; x1 < x2 khẳng định nào sau đây là đúng?
A. f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến trên
B. f(x1) < f(x2) thì hàm số nghịch biến trên
C. f(x1) > f(x2) thì hàm số đồng biến trên
D. f(x1) = f(x2) thì hàm số đồng biến trên
-
Câu 4:
Cho hàm số \(f(x) = x^3 - 3x - 2\). Tính 2.f(3)
A. 16
B. 8
C. 32
D. 64
-
Câu 5:
Tìm x, để biểu thức \(\sqrt{\frac{-5}{x^{2}+3}} \) có nghĩa:
A. x = 1
B. x > 3
C. x > -3
D. Không có giá trị của x để biểu thức có nghĩa.
-
Câu 6:
Điều kiện xác định của biểu thức \({\rm{A}} = \left( {\frac{1}{{x - \sqrt x }} + \frac{1}{{\sqrt x - 1}}} \right):\frac{{\sqrt x + 1}}{{{{(\sqrt x - 1)}^2}}}\) là
A. \( \left\{ \begin{array}{l} x > 0\\ x \ne- 1 \end{array} \right.\)
B. \( \left\{ \begin{array}{l} x > 0\\ x \ne 1 \end{array} \right.\)
C. \( \left\{ \begin{array}{l} x > 0\\ x \ne \pm 1 \end{array} \right.\)
D. \( \left\{ \begin{array}{l} x \ge 0\\ x \ne 1 \end{array} \right.\)
-
Câu 7:
Cho hàm số sau y = -3x +100. Tìm khẳng định đúng?
A. Hàm số đã cho nghịch biến trên R.
B. Hàm số đã cho đồng biến trên R.
C. Điểm A(0; -3 ) thuộc đồ thị hàm số.
D. Tất cả sai.
-
Câu 8:
Cho hai hàm số \(f(x) = -2x^3\) và h(x) = 10 - 3x. So sánh f(-2) và h(-1)
A. f(-2) < h(-1)
B. f(-2) ≤ h(-1)
C. f(-2) = h(-1)
D. f(-2) > h(-1)
-
Câu 9:
Rút gọn biểu thức sau đây \(x - 4 + \sqrt {16 - 8x + {x^2}} \) với \(x > 4\).
A. 2x - 7
B. 2x - 8
C. 2x + 8
D. 2x + 7
-
Câu 10:
Hãy rút gọn biểu thức sau đây \(\sqrt {11 + 6\sqrt 2 } - 3 + \sqrt 2 \)
A. \(\sqrt 2 \)
B. \(2\sqrt 2 \)
C. \(3\sqrt 2 \)
D. \(4\sqrt 2 \)
-
Câu 11:
Cho tam giác ABC vuông tại A , đường cao AH (như hình vẽ). Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. AH2 = AB.AC
B. AH2 = BH.CH
C. AH2 = AB.BH
D. AH2 = CH.BC
-
Câu 12:
Cho α và β là góc nhọn bất kỳ thỏa mãn α + β = 90° . Chọn khẳng định đúng.
A. α + β = 90°
B. tanα = cotβ
C. tanα = cosα
D. tanα = tanβ
-
Câu 13:
Cho biết tam giác ABC vuông tại A có BC = a, AC = b, AB = c. Chọn khẳng định sai?
A. b = a.sinB = a.cosC
B. a = c.tanB = c.cotC
C. a2 = b2 + c2
D. c = a.sinC = a.cosB
-
Câu 14:
Tam giác ABC vuông tại A ;đường cao AH; biết HB = 25cm; HC = 64 cm. Hãy tính góc B
A. 42°
B. 32°
C. 51°
D. 58°
-
Câu 15:
Tìm x thỏa mãn điều kiện \( \frac{{\sqrt {4x + 3} }}{{\sqrt {x + 1} }} = 3\)
A. 1,2
B. -1,2
C. 0
D. Vô nghiệm
-
Câu 16:
Cho \(a \geq 0\), biểu thức \(P=\sqrt{25 a^{2}}+4 \sqrt{\frac{a^{2}}{4}}\) bằng
A. P=-a
B. P=7a
C. P=4a
D. P=a
-
Câu 17:
Tìm x thỏa mãn điều kiện sau \( \sqrt {\frac{{2x - 3}}{{x - 1}}} = 2\)
A. 0
B. 0,5
C. 1
D. 1,5
-
Câu 18:
Giá trị của biểu thức \(P=\sqrt{(\sqrt{3}-2)^{2}}-\sqrt{3}\) bằng
A. \(P= \sqrt{3}-1\)
B. \(P=1+ \sqrt{3}\)
C. \(P=2- \sqrt{3}\)
D. \(P=2-2 \sqrt{3}\)
-
Câu 19:
Kết quả rút gọn biểu thức \(\begin{aligned} &\sqrt{11-6 \sqrt{2}}+\sqrt[3]{45+29 \sqrt{2}} \end{aligned}\) là ?
A. 6
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 20:
Kết quả của phép tính \(\frac{2}{\sqrt{3}-1}-\frac{2}{\sqrt{3}+1}\) là ?
A. 1
B. 2
C. \(\sqrt 2\)
D. \(1+\sqrt 2\)
-
Câu 21:
Một cột đèn điện AB cao 6m có bóng in trên mặt đất là AC dài 3,5m . Hãy tính góc (làm tròn đến phút) mà tia sáng mặt trời tạo với mặt đất
A. 58°45'
B. 59°50'
C. 59°45'
D. 58°4'
-
Câu 22:
Chọn đáp án đúng nhất. Hàm số sau y = ax + b là hàm số đồng biến khi:
A. a = 0
B. a < 0
C. a > 0
D. a ≠ 0
-
Câu 23:
Cho hàm số y = (2m -4)x + 100 . Tìm điều kiện của m để hàm số đã cho là hàm số bậc nhất?
A. m ≠ 2
B. m ≠ -2
C. m > 2
D. m < -2
-
Câu 24:
Cho hàm số bậc nhất sau y = ax + 4. Tìm hệ số a, biết rằng khi x = 1 thì y = 7 ?
A. -3
B. -10
C. 3
D. 10
-
Câu 25:
Cho hai đường thẳng d1: y = 2x + 4 và d2: y = -x + 7. Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị?
A. (1; 6)
B. (2 ; 8)
C. ( -1 ;2)
D. ( -2; 0)
-
Câu 26:
Biết rằng với x = 2 thì hàm số y = 2x + b có giá trị là 10. Tìm b?
A. b = 3
B. b = 6
C. b = -3
D. b = 2
-
Câu 27:
Biết rằng đồ thị hàm số sau y = ax - 10 đi qua điểm A( 1; -8). Tìm a?
A. 8
B. 12
C. -8
D. 2
-
Câu 28:
Cho đồ thị hàm số y = -x + 4. Đồ thị hàm số cắt trục Ox, Oy lần lượt tại A; B. Tính khoảng cách AB?
A. 4
B. \(4\sqrt 2 \)
C. 8
D. \(6\sqrt 2 \)
-
Câu 29:
Cho hai đường thẳng d: y = x + 3 và d': y = -2x . Khi đó:
A. d // d'
B. d ≡ d'
C. d cắt d'
D. d ⊥ d'
-
Câu 30:
Cho hai đồ thị của hàm số bậc nhất là hai đường thẳng d: y = (m + 2)x - m và d': y = -2x - 2m + 1. Với giá trị nào của m thì d cắt d' ?
A. m ≠ -2
B. m ≠ -4
C. m ≠ -2; m ≠ -4
D. m ≠ 2; m ≠ 4
-
Câu 31:
Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về trục đối xứng của đường tròn
A. Đường tròn không có trục đối xứng
B. Đường tròn có duy nhất một trục đối xứng là đường kính
C. Đường tròn có hai trục đối xứng là hai đường kính vuông góc với nhau
D. Đường tròn có vô số trục đối xứng là đường kính
-
Câu 32:
Cho đường tròn (O; R) và điểm M bất kì, biết rằng OM = R . Chọn khẳng định đúng?
A. Điểm M nằm ngoài đường tròn
B. Điểm M nằm trên đường tròn
C. Điểm M nằm trong đường tròn
D. Điểm M không thuộc đường tròn
-
Câu 33:
Cho tam giác ABC vuông tại A. Khi đó, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là?
A. Điểm A
B. Điểm B
C. Chân đường cao hạ từ A
D. Trung điểm của BC
-
Câu 34:
Cho 4 điểm phân biệt A, B, C và D sao cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác BCD vuông tại
A. Điểm A
B. Điểm B
C. Trung điểm BC
D. Trung điểm AD
-
Câu 35:
Cho đường thẳng d: y = ax + b (a > 0) . Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d . Khẳng định nào dưới đây là đúng:
A. α = -tanα
B. α = (180° - α)
C. α = tanα
D. α = -tan(180° - α)
-
Câu 36:
Cho đường thẳng d: y = (m + 2)x - 5 đi qua điểm có A(-1; 2). Hệ số góc của đường thẳng d là:
A. 1
B. 11
C. -7
D. 7
-
Câu 37:
Tính hệ số góc của đường thẳng d: y = (2m - 4)x + 5 biết nó song song với đường thẳng d': 2x - y - 3 = 0.
A. 1
B. -2
C. 3
D. 2
-
Câu 38:
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Gọi α và β lần lượt là góc tạo bởi đường thẳng y = - 2x + 1 và y = - 5x + 2 với trục Ox. Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. 90° < β < α
B. 90° < α < β
C. α < β < 90°
D. β < α < 90°
-
Câu 39:
Cho đường tròn (O; 6cm). Gọi A là điểm nằm ngoài đường tròn sao cho OA = 10cm. Qua A dựng hai tiếp tuyến AM và AN đến (O), với M và N là tiếp điểm. Gọi giao điểm của AO và MN là H. Tìm khẳng định đúng?
A. OH = 3,6cm
B. AH = 4,8cm
C. MH = 6,4 cm
D. Tất cả sai
-
Câu 40:
Cho hai đường tròn (O; 8cm) và (O; 6cm) cắt nhau tại A, B sao cho OA là tiếp tuyến của (O). Độ dài dây AB là
A. AB = 8,6 cm
B. AB = 6,9 cm
C. AB = 4,8 cm
D. AB = 9,6 cm