Đề thi HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020
Trường THCS Nguyễn Duy Trinh
-
Câu 1:
Tầng lớp cuối cùng trong xã hội Văn Lang là gì?
A. những người quyền quý.
B. dân tự do.
C. nông dân.
D. nô tì.
-
Câu 2:
Tổng chiều dài thành cổ Loa là bao nhiêu?
A. 16 km
B. 160 km
C. 60 km
D. 1600 m
-
Câu 3:
Thành Cổ Loa còn được gọi là Quân Thành vì?
A. Có luỹ cao, mang thế phòng thủ.
B. Có hào sâu.
C. Có ụ chiến đấu.
D. Là công sự phòng thủ, có lực lượng quân đội, bộ, thuỷ binh.
-
Câu 4:
Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên khác với rìu đá của cư dân khác như thế nào?
A. Rìu được mài lưỡi sắt hơn.
B. Rìu được mài có vai.
C. Còn thô sơ.
D. Được mài nhẵn và cân xứng.
-
Câu 5:
Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
A. Cuộc sống của con người được ổn định hơn.
B. Cuộc sống của con người bấp bênh hơn trước.
C. Việt Nam là quê hương của cây lúa nước.
D. Công cụ lao động có sự thay đổi.
-
Câu 6:
Trong xã hội có gì phát triển mới?
A. Thay chế độ phụ hệ sang mẫu hệ.
B. Xã hội có sự phân công lao động.
C. Xã hội có sự phân chia giai cấp.
D. Công cụ lao động được cải tiến, phong phú, đa dạng.
-
Câu 7:
Sử cũ gọi chung cư dân thuộc văn hóa Đông Sơn là gì?
A. người Nam Việt.
B. người Lạc Việt.
C. người Đại Việt.
D. người Bách Việt.
-
Câu 8:
Cư dân Lạc Việt sống tập trung ở đâu?
A. Ven đồng bằng ven sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
B. Ven đồi núi.
C. Trong thung lung.
D. Trong thung lung.
-
Câu 9:
Ý nào không phải hoàn cảnh ra đời nhà nước Văn Lang?
A. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo.
B. Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc Lạc Việt.
C. Nhu cầu trị thủy và bảo vệ mùa màng.
D. Liên kết chống phong kiến phương Bắc.
-
Câu 10:
Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng phương tiện gì?
A. thuyền
B. đi bộ
C. đi ngựa
D. đi xe đạp
-
Câu 11:
Truyện bánh chưng bánh giầy cho ta biết tục lệ gì của cư dân Văn Lang?
A. ăn nhiều đồ nếp.
B. tục thờ cúng tổ tiên.
C. cư dân Văn Lang không thích ăn đồ nếp.
D. nhiều trò chơi được tổ chức.
-
Câu 12:
Ai là người chỉ huy quân ta đánh Tần?
A. Cao Lỗ.
B. Vua Hùng Vương.
C. Kinh Dương Vương.
D. Thục Phán.
-
Câu 13:
Thành Cổ Loa mang tính chất gì?
A. Chiến luỹ.
B. Công trình phòng thủ.
C. Hiện đại.
D. Thành trì.
-
Câu 14:
Di chỉ: cục đồng, dây đồng, xỉ đồng được tìm thấy ở đâu?
A. Sơn Vi.
B. Óc Eo.
C. Phùng Nguyên.
D. Đồng Nai.
-
Câu 15:
Người nguyên thủy cũng đã biết làm chì lưới để đánh cá bằng gì?
A. hợp kim
B. chì
C. đất nung
D. vải
-
Câu 16:
Những trung tâm văn hóa đó là gì?
A. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn.
B. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đồng Nai.
C. Đông Sơ, Sa Huỳnh.
D. Óc Eo, Sa Huỳnh.
-
Câu 17:
Trong xã hội của cư dân văn hóa Đông Sơn, người được bầu để quản lí làng bản phải có các tiêu chí nào?
A. Những người trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.
B. Những người già, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản.
C. Những người trẻ, có ít kinh nghiệm trong sản xuất nhưng có nhiều kinh nghiệm trong gia đình, làng bản.
D. Những người có nhiều của cải trong xã hội.
-
Câu 18:
Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường làm gì?
A. chuẩn bị bữa ăn cho hôm sau.
B. nghỉ ngơi.
C. tổ chức lễ hội, vui chơi.
D. rèn đúc công cụ lao động.
-
Câu 19:
So với thời vua Hùng thì thời An Dương Vương quyền hành và tổ chức nhà nước như thế nào?
A. Quyền hành ngang nhau và bộ máy nhà nước như nhau.
B. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước như nhau.
C. Quyền hành cao hơn, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
D. Quyền hành như nhau, bộ máy nhà nước chặt chẽ hơn.
-
Câu 20:
Chiều cao của thành Cổ Loa khoảng bao nhiêu mét?
A. 5-15m.
B. 5-10m.
C. 5-20m.
D. 10-20m.
-
Câu 21:
Đến ngày nay, thành Cổ Loa có bao nhiêu vòng thành?
A. 1 vòng thành.
B. 2 vòng thành.
C. 3 vòng thành.
D. 4 vòng thành.
-
Câu 22:
Những bằng chứng nào chứng tỏ người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã biết luyện kim?
A. Dấu vết thóc gạo cháy.
B. Những lớp vỏ sò dày.
C. Những cục xỉ đồng, rùi đồng…
D. Những lưỡi rìu đồng.
-
Câu 23:
Điền câu trả lời đúng vào chỗ trống câu sau đây:
“Đầu thế kỉ II TCN, các bộ lạc sống ở …….đã đưa kĩ thuật chế tác đá lên đỉnh cao, đồng thời sử dụng hợp kim đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ”.
A. Phùng Nguyên.
B. Đông Sơn.
C. Sông Hồng.
D. Sa Huỳnh.
-
Câu 24:
Hình thức tổ chức xã hội của cư dân văn hóa Phùng Nguyên là gì?
A. Công xã thị tộc.
B. Bộ lạc.
C. Bầy người.
D. Công xã thị tộc mẫu hệ.
-
Câu 25:
Các việc chế tác công cụ, đúc đồng làm đồ trang sức được gọi chung là gì?
A. Chế tạo vũ khí.
B. Các nghề thủ công.
C. Làm nông nghiệp.
D. Các hoạt động buôn bán.
-
Câu 26:
Khi nào sự phân công lao động trở thành cần thiết?
A. Nông nghiệp giữ vai trò sản xuất chính.
B. Đàn ông giữ vai trò chính trong xã hội.
C. Xã hội phân chia giai cấp.
D. Sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp ngày càng phát triển.
-
Câu 27:
Việc tìm thấy các công cụ như lưỡi liềm đồng, lưỡi cày đồng thời Đông Sơn chứng tỏ điều gì?
A. Trình độ chế tác công cụ của cư dân Đông Sơn đạt đến độ tinh xảo.
B. Cư dân Đông Sơn đã biết đến nghề nông trồng lúa nước.
C. Cư dân thời kì này có đời sống tinh thần khá phong phú.
D. Cư dân thời kì này đã có nghề nông trồng lúa nước khá phát triển.
-
Câu 28:
Khi nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo thì sẽ như thế nào?
A. Nam – Nữ bình đẳng.
B. Chế độ mẫu hệ xuất hiện.
C. Chế độ mẫu hệ chuyển dần sang chế độ phụ hệ.
D. Chế độ mẫu hệ tan rã.
-
Câu 29:
So với đồ đá, vì sao đồ đồng ưu việt hơn?
A. Đồ đồng dễ sản xuất hơn.
B. Đồ đồng làm công cụ đa dạng hơn.
C. Đồ đồng cứng hơn.
D. Đồ đồng dễ tìm hơn.
-
Câu 30:
Sự ra đời của ngành nào đã thúc đẩy cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim?
A. Làm gốm.
B. Đánh cá.
C. Nghề dệt.
D. Trồng trọt.