Đề thi HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều năm 2022-2023
Trường THCS Tô Vĩnh Diện
-
Câu 1:
Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có tính chất hóa học
A. khác nhau.
B. giống nhau.
C. giống với tính chất của H.
D. tương tự với tính chất của O.
-
Câu 2:
Nguyên tử sodium có 11 electron ở vỏ nguyên tử. Hạt nhân của nguyên tử sodium có số proton là
A. 2
B. 11
C. 12
D. 13
-
Câu 3:
Nguyên tử phosphorus có 15 proton và 16 neutron. Khối lượng hai nguyên tử phosphorus tính theo đơn vị amu là
A. 60.
B. 62.
C. 33
D. 31.
-
Câu 4:
Trong hạt nhân nguyên từ carbon có 6 proton. Số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử carbon
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 5:
Tên của những nguyên tố nào có kí hiệu lần lượt là O, Cl, K, N?
A. Oxygen, chlorine, potassium, nitrogen.
B. Oxygen, carbon, argon, calcium.
C. Oxygen, chlorine, aluminium, nitrogen.
D. Oxygen, chlorine, argon, calcium.
-
Câu 6:
Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 19. Số neutron trong X bằng 20. Tên gọi của nguyên tố X là
(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16)
A. Calcium.
B. Sulfur
C. Potassium
D. Oxygen.
-
Câu 7:
Nguyên tố X thuộc nhóm VIIA, chu kì 3. Điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. +17.
B. +16.
C. + 15.
D. + 20.
-
Câu 8:
Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 12. Phát biểu sau đây là đúng?
A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 12.
B. X là một kim loại.
C. X là một phi kim.
D. X thuộc chu kì 2, nhóm IIA.
-
Câu 9:
Tổng số hạt trong nguyên tử M là 21. Nguyên tử M có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là
A. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là kim loại.
B. thuộc chu kì 2, nhóm VA, là phi kim.
C. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là kim loại.
D. thuộc chu kì 3, nhóm VA, là phi kim.
-
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các proton và neutron.
B. Proton mang điện tích dương, neutron không mang điện tích.
C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
-
Câu 11:
Nguyên tố hóa học nào giúp ngăn người bệnh bướu cổ ở người?
A. Chlorine
B. Oxygen
C. Helium
D. Iodine
-
Câu 12:
Cho mô hình nguyên tử nitrogen như sau:
Phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Nitrogen nằm ở ô thứ 6 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
B. Khối lượng nguyên tử nitrogen là 14.
C. Nitrogen thuộc nhóm kim loại.
D. Số lượng electron trong nguyên tử nitrogen là 8.
-
Câu 13:
Ghép một nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B.
A. 1 – d, 2 – b 3 – c, 4 – a.
B. 1 – d, 2 – c, 3 – a, 4 – b.
C. 1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b
D. 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – b
-
Câu 14:
Một người đi xe máy trong 2 giờ đi được quãng đường 80 km. Tính tốc độ của người đó.
A. 40 km/h.
B. 80 km/h.
C. 50 km/h.
D. 60 km/h.
-
Câu 15:
Dụng cụ nào sau đây không được sử dụng trong đo tốc độ?
A. đồng hồ hiện số.
B. nhiệt kế.
C. thiết bị “bắn tốc độ”.
D. thước mét.
-
Câu 16:
Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây?
A. Thời gian chuyển động.
B. Quãng đường đi được.
C. Tốc độ chuyển động.
D. Hướng chuyển động
-
Câu 17:
Các đồ thị (I), (II) biểu diễn chuyển động của xe (I) và xe (II). Dựa vào đồ thị cho biết hai xe gặp nhau lúc nào?
A. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 40 giây.
B. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 20 giây.
C. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 50 giây.
D. Hai xe gặp nhau sau khi xe (II) xuất phát 60 giây.
-
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định vởi Luật giao thông đường bộ.
C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn
-
Câu 19:
Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống
B. Dùi trống.
C. Mặt trống.
D. Không khí xung quanh trống.
-
Câu 20:
Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở dưới sông lập tức "lẩn trốn ngay". Hãy giải thích tại sao?
A. Vì cá nhìn thấy người đi đến.
B. Vì âm thanh truyền trong đất đến nước rồi truyền đến tai cá.
C. Vì cá nhìn thấy và nghe thấy âm thanh người đi đến.
D. Vì tiếng bước chân tạo sóng trên mặt nước, cá nhìn thấy nên bỏ trốn.
-
Câu 21:
Những môi trường nào dưới đây có thể truyền được âm?
Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, chân không, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su.
A. Tường gạch, tấm nhựa, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ.
B. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, khí chlorine, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su.
C. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, sắt nóng chảy, sàn gỗ, bông, cao su.
D. Tường gạch, nước sôi, tấm nhựa, không khí loãng, sắt nóng chảy, sàn gỗ
-
Câu 22:
Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?
A. Nước suối chảy.
B. Mặt trống khi được gõ.
C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi-ta.
D. Sóng biển vỗ vào bờ.
-
Câu 23:
Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Hydrogen.
B. Oxygen.
C. Nitrogen.
D. Carbon dioxide.
-
Câu 24:
Loài thực vật nào sau đây được xếp vào nhóm cây ưa bóng?
A. Cây lá lốt
B. Cây phi lao
C. Cây xương rồng
D. Cây phượng.
-
Câu 25:
Trường hợp nào dưới đây xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán?
A. Ánh sáng chiếu tới mặt gương.
B. Ánh sáng chiếu tới mặt nước.
C. Ánh sáng chiếu tới bề mặt kim loại sáng bóng.
D. Ánh sáng chiếu tới tấm thảm len.
-
Câu 26:
Quá trình hô hấp có ý nghĩa
A. đảm bảo sự cân bằng oxygen và carbon dioxide trong khí quyển
B. tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể sinh vật.
C. làm sạch môi trường.
D. chuyển hóa carbon dioxide thành oxygen.
-
Câu 27:
Hóa trị của potassium trong hợp chất K2O là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
-
Câu 28:
Phân tử hóa học nào sau đây tồn tại liên kết ion trong phân tử?
A. Ammonia.
B. Carbon dioxide
C. Magnesium oxide
D. Đường ăn.
-
Câu 29:
Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch xuất mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s. Tốc độ của ô tô này bằng bao nhiêu?
A. 14,3 km/h
B. 51,4 km/h
C. 18,5 m/s
D. 21,1 m/s
-
Câu 30:
Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người nông dân thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Mục đích của việc làm này là:
A. Duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây quang hợp.
B. Tránh cho cây mất nước quá nhiều.
C. Tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
D. Duy trì hàm lượng oxygen trong đất.
-
Câu 31:
Khối lượng phân tử hợp chất MgO là:
A. 16
B. 40
C. 42
D. 60
-
Câu 32:
Trao đổi chất ở sinh vật là
A. sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.
B. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật đảm bảo duy trì sự sống.
C. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
-
Câu 33:
Quá trình quang hợp sẽ bị giảm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ
A. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C).
B. Nhiệt độ quá cao (trên 50°C).
C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 10°C).
D. Cả hai phương án A, C đều đúng.
-
Câu 34:
Nguyên tố X có số thứ tự 14 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 35:
Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về các biện pháp bảo quản nông sản?
A. Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố : hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.
C. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
D. Cả hai phương án A, B đều sai.
-
Câu 36:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình hô hấp?
A. quá trình hô hấp đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.
B. quá trình hô hấp làm sạch môi trường.
C. quá trình hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật.
D. quá trình hô hấp chuyển hóa glucid thành CO2, H2O và năng lượng.
-
Câu 37:
Sắp xếp các bước sau theo thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống.
(1) Sau 3 – 4 ngày đếm số hạt nảy mầm.
(2) Cho vào 3 cốc, mỗi cốc 10 hạt đậu xanh, tương ứng như sau :
Cốc 1: Hạt đậu nhỏ, sâu mọt (giống xấu).
Cốc 2: Hạt đậu to, mầy, bóng sáng (giống tốt).
Cốc 3: Hạt đậu nhỏ, lép, sẫm màu (giống xấu).
(3) Sử dụng các điều kiện bên ngoài (độ ẩm, không khí và nhiệt độ) cần cho hạt đậu xanh nảy mầm giống nhau.
Sắp xếp thứ tự thiết kế thí nghiệm kiểm tra sự nảy mầm của hạt đậu xanh phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:
A. (2) → (3) → (1)
B. (3) → (2) → (1)
C. (2) → (1) → (3)
D. (3) → (1) → (2)
-
Câu 38:
Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
A. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.
B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
D. Tất cả các phương án còn lại.
-
Câu 39:
Thí nghiệm quan sát khí khổng bao gồm các bước sau
1. Mô tả và vẽ hình dạng khí khổng quan sát được
2. Nhỏ một giọt nước lên mảnh biểu bì, đặt lamen lên
3. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính 10x, rồi tăng lên 40x, tìm các khí khổng
4. Lấy một lá cây thài lài tía, gấp một phần lá ở gần một đầu
5. Dùng kim mũi mác cẩn thận tách lớp biểu bì dưới
6. Đặt mảnh biểu bì vừa tách lên một lam kính
Quy trình thí nghiệm đúng là
A. 1-2-3-4-5-6.
B. 4-5-6-1-2-3.
C. 4-5-6-3-2-1.
D. 4-5-6-2-3-1.
-
Câu 40:
Vì sao khi người thiếu sắt, da trở nên xanh xao?
A. Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu huyết sắc tố mang oxy đến các tế bào, thiếu sắt thì hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn tới da sẽ trông nhợt nhạt, xanh xao.
B. Thiếu sắt cơ thể người không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác nên da trở nên xanh xao.
C. Thiếu sắt làm các cơ bị teo, cơ thể không được vận động da sẽ trở nên xanh xao.
D. Sắt là yếu tố làm đều màu da và trắng da, thiếu sắt da sẽ trở nên xanh xao.