Đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Thái Phiên
-
Câu 1:
Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết ion.
C. liên kết cho nhận.
D. liên kết đơn.
-
Câu 2:
Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi tinh khiết thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ phân tử chất X
A. hắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B. chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, N có thể có nguyên tố O.
C. chỉ có các nguyên tố C, H.
D. chắc chắn phải có các nguyên tố C, O, N
-
Câu 3:
Cho các chất: CH2=CH−CH=CH2; CH3−CH2−CH=C(CH3)2; CH3−CH=CH−CH=CH2; CH3−CH=CH2; CH3−CH=CH−COOH. Số chất có đồng phân hình học là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau được dùng để định nghĩa công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ?
A. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
B. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử
C. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
D. Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.
-
Câu 5:
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 4, 5, 6.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 3, 5.
D. 2, 4, 6.
-
Câu 6:
Khí X được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. Tuy nhiên, việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí là nguyên nhân làm trái đất nóng lên. Khí X là
A. N2.
B. O2.
C. H2.
D. CO2.
-
Câu 7:
Có 3 muối dạng bột NaHCO3, Na2CO3 và CaCO3. Chọn hoá chất thích hợp để nhận biết mỗi chất
A. Quỳ tím.
B. Phenolphtalein.
C. Nước và HCl.
D. Axit HCl và quỳ tím.
-
Câu 8:
Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?
A. \(CaC{{O}_{3}}+C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\to Ca{{(HC{{O}_{3}})}_{2}}\)
B. \(Ca{{(OH)}_{2}}+N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}\to CaC{{O}_{3}}\downarrow +2NaOH\)
C. \(CaC{{O}_{3}}\xrightarrow{{{t}^{0}}}CaO+C{{O}_{2}}\)
D. \(Ca{{(HC{{O}_{3}})}_{2}}\to CaC{{O}_{3}}+C{{O}_{2}}+{{H}_{2}}O\)
-
Câu 9:
Cho các chất: O2 (1), Cl2 (2), Al2O3 (3), Fe2O3 (4), HNO3 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), ZnO (9), PbCl2 (10). Cacbon monooxit phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 10:
Cho 34,9 gam hỗn hợp gồm CaCO3, KHCO3 và KCl tác dụng hết với 400 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc). Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được m gam kết tủa. giá trị của m là
A. 57,40.
B. 43,05.
C. 28,70.
D. 86,10.
-
Câu 11:
Cho 7,84 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 250 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được tổng khối lượng sản phẩm rắn là:
A. 40,7 gam
B. 38,24 gam
C. 26 gam
D. 34,5 gam
-
Câu 12:
Hấp thụ hoàn toàn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2 thì thu được hỗn hợp 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Quan hệ giữa a và b là
A. a > b
B. a < b.
C. b < a < 2b.
D. a = b.
-
Câu 13:
Khử hoàn tàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là
A. 3,36 gam
B. 1,68 gam
C. 2,52 gam
D. 1,44 gam
-
Câu 14:
Cho khí CO qua ống sứ chứa 10 gam hỗn hợp chất rắn X gồm CuO; Fe2O3; FeO; Fe3O4 và MgO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y và 8 gam rắn Z. Cho Y qua dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 50,0.
B. 12,5.
C. 25,0.
D. 20,0.
-
Câu 15:
Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 gam hỗn hợp CuO và Al2O3, nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.
B. 4,0 gam.
C. 8 gam.
D. 6 gam.
-
Câu 16:
Cấu hình electron của nguyên tử photpho (Z = 15) là
A. 1s22s22p63s23p5.
B. 1s22s22p3.
C. 1s22s22p63s23p3.
D. 1s22s22p63s23p2.
-
Câu 17:
Cho các phản ứng sau: (1) P + Cl2 (dư, to); (2) P + KClO3 (to); (3) P + H2SO4 (đặc, nóng); (4) P + O2 (thiếu, to). Những trường hợp P bị oxi hóa thành P+5 là
A. (2), (3), (4).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (3), (4).
-
Câu 18:
Các số oxi hoá có thể có của photpho là
A. –3 ; +3 ; +5.
B. –3 ; +3 ; +5 ; 0.
C. +3 ; +5 ; 0.
D. –3 ; 0 ; +1 ; +3 ; +5.
-
Câu 19:
Cho sơ đồ sau: P \(\xrightarrow{+Ca,{{t}^{o}}}\) X \(\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}\) khí Y \(\xrightarrow{+{{O}_{2}},{{t}^{o}}}\) H3PO4 \(\xrightarrow{+Ca{{(OH)}_{2}}dư}\)M. Vậy X, Y, M tương ứng là
A. Ca3P2, PH3, Ca(H2PO4).
B. Ca3P2, PH3, Ca3(PO4)2.
C. Ca3P2, H3PO3, Ca3(PO4)2.
D. Ca3P2, P2O3, Ca3(PO4)2.
-
Câu 20:
Thuốc thử để nhận biết các dung dịch : HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4 là
A. BaCl2 và quỳ tím.
B. AgNO3 và quỳ tím.
C. H2SO4 và quỳ tím.
D. Quỳ tím.
-
Câu 21:
Chọn câu sai
A. Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.
B. Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan trong nước.
C. Các muối photphat trung hòa của natri, kali, amoni đều tan trong nước.
D. Các muối photphat trung hòa của hầu hết các kim loại đều không tan trong nước.
-
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam photpho bằng oxi dư rồi cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch NaOH 32%, thu được muối Na2HPO4. Giá trị của m là
A. 25
B. 50
C. 75
D. 100
-
Câu 23:
Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hổn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào nước dư thấy có 1,12 lít khí (ở đktc) không bị hấp thụ, khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 18,8 gam
B. 9,4 gam
C. 8,6 gam
D. 23,5 gam
-
Câu 24:
Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta dùng thuốc thử là
A. dung dịch AgNO3
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch HNO3
D. dung dịch Br2
-
Câu 25:
Cho sơ đồ sau: HCl + muối X → NaCl + H3PO4. Có bao nhiêu muối X thỏa mãn sơ đồ trên ?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 26:
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCI rắn, khan
B. CaCl nóng chảy
C. NaOH nóng chảy
D. HBr hòa tan trong nước
-
Câu 27:
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Sự điện li là quá trình hòa tan một chất vào dung môi (thường là nước) tạo thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện một chiều.
C. Sự điện li là sự phân li một chất ra ion khi chất đó hòa tan trong nước hoặc khi nóng chảy
D. Sự điện li là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trong dung dịch.
-
Câu 28:
Trong dung dịch HNO3 0,01 mol/I, nồng độ ion OH ở 25 độ C là:
A. [OH]=1,0.10-1.
B. [OH]=1,0.10-12
C. [OH'] = 1,0.10-2
D. [OH'] = 1,0.10-19
-
Câu 29:
Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. AICl3 & CuSO4
B. NaHSO4 & Na2CO3
C. NaAlO2 & HCI
D. CaCl2 & AgNO3
-
Câu 30:
Cần thêm vào 10,0 ml dung dịch HCI có pH = 2 bao nhiêu ml nước cất để thu được dung dịch có pH = 3? (coi thể tích dung dịch không thay đổi khi trộn hai dung dịch).
A. 10 ml
B. 90 ml
C. 100 ml
D. 40 ml
-
Câu 31:
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10 M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10 M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] > [CH3COO-]
D. [H+] < 0,10M
-
Câu 32:
Dung dịch X chứa a mol Na+, b mol Mg2+ , c mol NO3- và d mol CI-. Biểu thức nào dưới đây là đúng ?
A. a+2b=c+2d
B. a+2b=c+d
C. a+b=c+d
D. 2a+b=2c+d
-
Câu 33:
Dung dịch nào sau đây có pH < 7?
A. NaNO3
B. KBr
C. Fe(NO3)3
D. KI
-
Câu 34:
Chất điện li mạnh là chất:
A. Khi tan trong dung dịch H2O, các phân tử hòa tan đều phân li thành ion.
B. Dễ nhường electron cho chất khác.
C. Làm đổi màu chất chỉ thị màu
D. Khi tan trong nước cho môi trường có pH = 7.
-
Câu 35:
Dung dịch NaCl trong nước có môi trường:
A. Axit
B. Trung tính
C. Bazơ
D. Muối
-
Câu 36:
Muối trung hòa là loại muối:
A. Tạo bởi axit mạnh và bazo yếu
B. Không còn khả năng phân li ra ion H+ trong gốc axit
C. Không có khả năng phản ứng với axit và bazo
D. Tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh
-
Câu 37:
Trong dung dịch Al2(SO4)3 loãng có chứa 0,6 mol SO42- thì trong dung dịch có chứa
A. 0,2 mol Al2(SO4)3
B. 0,4 mol AI3+
C. 1,8 mol Al2(SO4)3
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 38:
Dung dịch điện li dẫn điện được là do sự di chuyển của:
A. Các cation
B. Các anion
C. Các phân tử hòa tan
D. Cation và anion
-
Câu 39:
Tìm phát biểu chưa đúng
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Các muối amoni khi tan đều điện li hoàn toàn thành ion.
C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và axit.
D. Có thể dùng muối amoni để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.
-
Câu 40:
Để loại bỏ SO2 trong CO2 có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch Ca(OH)2.
B. CuO.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch Br2.