Đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Trần Khai Nguyên
-
Câu 1:
Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3
A. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
B. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
D. NH3 + HCl → NH4Cl
-
Câu 2:
Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch phenolphtalein, dung dịch chuyển sang màu hồng. Nhỏ tiếp dung dịch HCl đến dư vào dung dịch X. Dung dịch X có màu gì?
A. Đỏ
B. Xanh
C. Không màu
D. Tím
-
Câu 3:
Nhiệt phân AgNO3 thu được
A. Ag2O, NO2
B. Ag2O, NO2, O2
C. Ag, NO2, O2
D. Ag2O, O2
-
Câu 4:
Tính OXH của cacbon thể hiện ở phản ứng nào sau đây?
A. Ca + C → CaC2
B. C + H2O → CO + H2
C. H2SO4 + C → CO2 + SO2 + H2O
D. C + CuO → 2Cu + CO2
-
Câu 5:
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 đun nóng nhẹ. Hiện tượng quan sát được là
A. Dung dịch có màu trong suốt và mùi khai thoát ra
B. Có kết tủa trắng và mùi khai thoát ra
C. Không có hiện tượng gì
D. Có kết tủa trắng
-
Câu 6:
HNO3 thể hiện tính OXH khi tác dụng với
A. FeCl3
B. Fe2O3
C. Fe(OH)3
D. Fe(NO3)2
-
Câu 7:
Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng quan sát được là
A. Có kết tủa trắng keo, sau tan ra
B. Không có hiện tượng gì
C. Có kết tủa trắng, sau tan ra
D. Có kết tủa màu trắng xuất hiện, không tan trong NH3 dư
-
Câu 8:
Có thể dùng bình làm bằng kim loại nào sau đây để đựng HNO3 đặc nguội
A. Đồng, bạc
B. Sắt, nhôm
C. Đồng, nhôm
D. Sắt, kẽm
-
Câu 9:
Muối được sử dụng cho bánh quy xốp là muối
A. NH4NO3
B. NH4HCO3
C. Na2CO3
D. NaHCO3
-
Câu 10:
Khí nito tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do:
A. Nito có bán kính nguyên tử nhỏ, phân tử không phân cực
B. Nguyên tử nito có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nito
C. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử còn một cặp e chưa tham gia liên kết
D. Trong phân tử N2 có chứa liên kết 3 rất bền
-
Câu 11:
Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta thường dựa vào phản ứng nào sau đây?
A. SiO2 + NaOH → Na2SiO3 + H2O
B. SiO2 + Mg → 2MgO + Si
C. SiO2 + 4HF → SiF4 + H2O
D. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
-
Câu 12:
Trong phòng thí nghiệm, nito tinh khiết được điều chế từ
A. Không khí
B. NH3 và O2
C. NH4NO2
D. Zn và HNO3
-
Câu 13:
Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C4H10 là1
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 14:
Chất nào dưới đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl
A. Fe(OH)2.
B. Al(OH)3.
C. H2SO4.
D. BaCl2.
-
Câu 15:
Cho V lít khí CO2(đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 4 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M, thu được 1 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại thấy xuất hiện kết tủa.Giá trị của V là
A. 1,568.
B. 0,784.
C. 0,224.
D. 0,112.
-
Câu 16:
Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ con trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi. Tổng số liên kết pi (ᴨ) và vòng (v) trong phân tử metylơgenol là (Công thức tính số liên kết pi + số vòng của hợp chất CxHyOz là: ᴨ + v = (2x +2 –y)/2)
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
-
Câu 17:
Photpho tác dụng với chất nào sau đây:
A. Mg.
B. NaCl.
C. H2O.
D. NaOH.
-
Câu 18:
Cho các phát biểu sau:
a) Cho Cu vào HNO3 đặc sinh ra khí NO2 màu nâu đỏ.
b) Đưa than đỏ vào KNO3 nóng chảy sinh ra khí CO2 làm đục nước vôi trong
c) Cho dung dịch CaCl2 vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện kết tủa trắng
d) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch (NH4)2SO4, đun nhẹ có khí thoát ra làm quỳ tím ẩm hóa xanh.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 19:
Phương trình phản ứng nhiệt phân nào sau đây sai?
A. (NH4)2CO3 → 2NH3 + CO2 + H2O.
B. NH4NO3→ NH3 + HNO3.
C. NH4NO2 → N2 + 2H2O.
D. NH4Cl → NH3 + HCl
-
Câu 20:
Chất nào sau đây là chất điện li?
A. Ancol etylic.
B. Axit clohiđric.
C. Saccarozơ.
D. Benzen.
-
Câu 21:
Hai nhóm học sinh làm thí nghiệm: nghiên cứu tốc độ phản ứng kẽm tan trong dung dịch axit clohi đric.
- Nhóm thứ nhất: Cân miếng kẽm 1 gam và thả vào cốc đựng 200 ml dung dịch axit HCl 2M.
- Nhóm thứ hai: Cân 1 gam bột kẽm và thả vào cốc đựng 300 ml dung dịch axit HCl 2M
Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra ở thí nghiệm của nhóm thứ hai mạnh hơn là do
A. nhóm thứ hai dùng axit nhiều hơn.
B. nồng độ kẽm bột lớn hơn.
C. diện tích bề mặt bột kẽm lớn hơn.
D. nhóm thứ hai dùng axit đặc hơn.
-
Câu 22:
Cho phản ứng: N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k). Nếu ở trạng thái cân bằng nồng độ NH3 là 0,30 mol/l, N2 là 0,05 mol/l và của H2 là 0,10 mol/l thì hằng số cân bằn của phản ứng là
A. 18.
B. 60.
C. 3600.
D. 1800.
-
Câu 23:
Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX và NaY (X,Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 gam hỗn hợp kết tủa.Công thức của 2 muối là
A. NaF và NaBr.
B. NaCl và NaBr.
C. NaF và NaCl.
D. NaBr và NaI.
-
Câu 24:
Cho các dung dịch HNO3, CH3COOH, NaCl, NaOH có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
A. HNO3.
B. NaOH.
C. CH3COOH.
D. NaCl.
-
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y (chứa C, H, O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, bình (2) đựng nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm, người ta thấy khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam và bình (2) thu được 30 gam kết tủa.Công thức phân tử của X là
A. C4H6O4.
B. C3H4O4.
C. C3H6O2.
D. C4H6O2.
-
Câu 26:
Đốt cháy dây sắt trong khí clo dư, công thức muỗi thu được là
A. Fe2Cl3.
B. FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3.
D. FeCl3.
-
Câu 27:
Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng %
A. K.
B. KOH.
C. phân kali đó so với tạp chất.
D. K2O.
-
Câu 28:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CH4 bằng phản ứng
A. nung natri axetat với vôi tôi – xút.
B. điện phân dung dịch natri axetat.
C. cracking n – butan.
D. cacbon tác dụng với hiđro.
-
Câu 29:
Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng các muối tạo thành sau phản ứng là
A. 18 gam và 6,3 gam.
B. 15,6 gam và 5,3 gam.
C. 15,6 gam và 6,3 gam.
D. 18 gam và 5,3 gam.
-
Câu 30:
Cấu hình electron nguyên tử của Si (Z=14) là
A. 1s22s22p63s23p1
B. 1s22s22p63s23p2
C. 1s22s22p63s23p3
D. 1s22s22p63s23p4
-
Câu 31:
Anion X3- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VA.
B. ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
C. ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA.
D. ô thứ 21, chu kì 4, nhóm IIIB.
-
Câu 32:
Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl. Vai trò của H2S là
A. Axit.
B. chất khử.
C. vừa axit vừa khử.
D. chất oxi hóa.
-
Câu 33:
Tổng số liên kết xích ma (б) trong công thức cấu tao CH2 =CH2 là
A. 6
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 34:
Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ:
A. C2H4, C6H12O6, C2H6.
B. CH3Cl, C6H5Br, NaHCO3
C. CO2, CO, CH4.
D. NaCN, SiO2, CH3COOH
-
Câu 35:
Hai chất nào sau đây phản ứng trực tiếp được với nhau ở điều kiện thường?
A. NH3, O2.
B. N2, O2.
C. N2, H2.
D. NO, O2.
-
Câu 36:
Hòa tan sắt (II) sunfua vào dung dịch HCl thu được khí X. Đốt hoàn toàn khí X thu được khí Y có mùi hắc. Khí X, Y lần lượt là
A. SO2, H2S.
B. H2S, hơi S.
C. H2S, SO2.
D. SO2, hơi S
-
Câu 37:
Các số oxi hóa thường gặp của cacbon là
A. -4, -2, 0, +2.
B. -4, 0, +2, +4.
C. -3, -1, 0, +4.
D. -2, +2, 0, -3.
-
Câu 38:
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. notron và electron.
B. proton và notron.
C. electron và proton.
D. electron, proton và notron.
-
Câu 39:
Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3-, Cl-. Trong đó, số mol của ion Cl- là 0,1 mol. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa.Phần 2 cho phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư) thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam kết chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,21.
B. 9,26.
C. 8,79.
D. 7,47.
-
Câu 40:
Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm: FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 500 ml dung dịch HNO3 1M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là
A. 5,92.
B. 4,96.
C. 9,76.
D. B và C đúng