Đề thi HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022
Trường THPT Phú Nhuận
-
Câu 1:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế: (coi như điều kiện phản ứng có đủ)
A. CH4 + Cl2 -> CH3Cl + HCl.
B. CH3 – CH3 -> CH2 = CH2 + H2.
C. CH4 + O2 -> CO2 + H2O.
D. C2H4 + Br2 -> C2H4Br2
-
Câu 2:
Cho các mệnh đề sau:
(1) Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
(2) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt
(3) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
(4) Phản ứng hóa học của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau.
Các mệnh đề đúng là
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (3), (4).
-
Câu 3:
Chọn định nghĩa đúng: Đồng phân là hiện tượng
A. những chất có tính chất khác nhau.
B. những chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
C. những chất có cấu tạo khác nhau nên có tính chất khác nhau.
D. những chất cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau.
-
Câu 4:
Trong phân tính định tính, để xác định nguyên tử hidro (H) trong phân tử, ta thường:
A. Đốt cháy chất hữu cơ rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong.
B. Đốt cháy chất hữu cơ rồi hấp thụ sản phẩm cháy qua đồng sunfat khan (CuSO4).
C. Khử hợp chất hữu cơ bằng đồng oxit (CuO).
D. Không thể xác định được có nguyên tố H hay không.
-
Câu 5:
Cho các phát biểu sau:
1. Tất cả các hợp chất hữu cơ đều chứa C và H
2. Hợp chất hữu cơ thường dễ cháy, dễ bay hơi
3. Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử, công thức cấu tạo … của chúng
4. Các chất có thành phần hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là đồng đẳng của nhau
5. Các chất đồng đẳng có tính chất hóa học tương tự nhau
6. Các chất có cùng phân tử khối là các chất đồng phân
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 6:
Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ A đối với hiđro bằng 23. Vậy khối lượng phân tử chất A là:
A. 46
B. 23
C. 48
D. 28
-
Câu 7:
Cho các phát biểu sau:
1) Trong các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
2) Hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao và tan nhiều trong nước
3) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy
4) Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2 và 3
B. 1, 2 và 4
C. 2, 3 và 4
D. 1,3 và 4
-
Câu 8:
Đốt cháy hoàn toàn 10ml thể tích hơi 1 HCHC A cần dùng 30ml O2 sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau và đều bằng thể tích của O2 đã phản ứng. CTPT của A là:
A. CHO
B. C3H6O2
C. C4H6O3
D. C3H6O3
-
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn 0,9g A chứa C,H, O thu được 0,672 lít CO2( đktc) và 0,54g H2O. Tìm CTPT của A biết tỉ khối hơi của A so với O2 bằng 2,8125.
A. C3H6O
B. C3H6O3
C. CH2O
D. C2H4O2
-
Câu 10:
Chất hữu cơ X có CTĐGN là CH2O. Biết trong X có chứa 2 nguyên tử O. Công thức phân tử của A là:
A. CH2O
B. C3H6O3
C. C2H4O2
D. C4H8O4
-
Câu 11:
Để tinh chế ancol etylic (rượu etylic) C2H5OH có nhiệt độ sôi ts = 78,4OC từ hỗn hợp rượu và nước. Ta có thể sử dụng phương pháp:
A. Chiết.
B. Chưng cất.
C. Kết tinh.
D. Lọc.
-
Câu 12:
Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ
A. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.
B. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.
C. Phân tử chất X chỉ có các nguyên tố C, H.
D. Phân tử chất X chắc chắn phải là amin.
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau:
1) Trong các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
2) Hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao và tan nhiều trong nước
3) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy
4) Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện.
Các phát biểu đúng là:
A. 1, 2 và 3
B. 1, 2 và 4
C. 2, 3 và 4
D. 1, 3 và 4
-
Câu 14:
Hợp chất hữu cơ A có CTĐGN là CH2O. Biết phân tử khối của hợp chất bằng 180 g/ mol.Công thức phân tử của A là:
A. C6H10O5
B. C6H12O6
C. C6H12O
D. C5H10O5
-
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn 0,9g A chứa C,H, O thu được 0,672 lít CO2( đktc) và 0,54g H2O. Tìm CTPT của A biết tỉ khối hơi của A so với O2 bằng 2,8125.
A. C3H6O
B. C3H6O3
C. CH2O
D. C2H4O2
-
Câu 16:
Đốt cháy 1 lít hơi hiđrocacbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua ống đựng photpho dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
A. C2H6.
B. C2H4.
C. C3H8.
D. C2H2.
-
Câu 17:
Đốt cháy 4,6g hợp chất hữu cơ CxHyOz sản phẩm cháy được hấp thụ qua dung dịch H2SO4 đặc thấy khối lượng bình tăng là 0,54g. Tiếp tục cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 20g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất.
A. % C = 52,17%; %H= 1,3%; %O = 46,53%
B. % C = 52,17%; %H= 11,74%; %O = 36,09%
C. % C = 1,3%; %H= 52,17%; %O = 46,53%
D. % C = 52,71%; %H= 3,1%; %O = 44,19%
-
Câu 18:
Hỗn hợp khí A gồm 0,4 mol H2 và 0,2 mol ankin X. Nung A một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp B có tỉ khối so với H2 bằng 12. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là 8 gam. Công thức phân tử của X là
A. C3H4
B. C2H4
C. C4H6
D. C2H2
-
Câu 19:
Đốt cháy hoàn toàn 6,0 gam một chất hữu cơ Y chỉ chứa C, H, O trong phẩn tử. Sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong (Ca(OH)2) dư, thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Đồng thời, khối lượng bình tăng 12,4 gam so với ban đầu. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) của Y là:
A. C2H4O2.
B. CH2O.
C. C2H4O.
D. CH2O2.
-
Câu 20:
Nung 4,65 gam một chất hữu cơ A trong dòng khí oxi thì thu được 13,20 gam CO2 và 3,15 gam H2O. Ở thí nghiệm khác, nung 5,58 gam chất hữu cơ với CuO thì thu được 0,67 lít khí N2 (đktc). Trong A có chứa nguyên tố:
A. C và H.
B. C, H và N.
C. C, H, N và O.
D. C, N và O.
-
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A, thu được 0,44 gam CO2, 0,18 gam H2O. Thể tích 0,3 gam A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (O2) (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của A là:
A. C2H4
B. C2H4O
C. C2H4O2
D. CH2O2
-
Câu 22:
Công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử C2H6O là:
A. CH3 – O – CH3.
B. CH2 = C = O.
C. CH3 – CH3 – O.
D. CH2 = O = CH2.
-
Câu 23:
Chất T có công thức phân tử (CTPT) là C3H8O. Số công thức cấu tạo có thể của T là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Trong phân tích định tính, để xác định có nguyên tử cacbon (C) hay không, ta thường:
A. Đốt cháy hợp chất hữu cơ, rồi sử dụng quỳ tím.
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ, rồi hấp thụ vào nước.
C. Oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi hấp thụ vào nước vôi trong (Ca(OH)2).
D. Oxi hoá hoàn toàn hợp chất hữu cơ, rồi sử dụng phenolphtalein.
-
Câu 25:
Bạn Nam vô tình đổ nhầm 1 lít xăng vào nước, bạn thấy xăng không tan trong nước và nổi lên trên nước, tạo thành 2 lớp chất lỏng không đồng nhất. Vậy Nam có thể tách xăng ra bằng phương pháp:
A. Chiết.
B. Vớt.
C. Kết tinh.
D. Múc.
-
Câu 26:
Cho các chất: nhôm cacbua (Al4C3), axetilen (C2H2), natri cacbonat (Na2CO3), đường saccarozơ (C12H22O11), PVC ([C2H3Cl]n). Số chất không phải là hợp chất hữu cơ là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
-
Câu 27:
Từ thời thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Cách làm nào sau đây là phương pháp kết tinh?
A. Làm đường cát, đường phèn từ mía.
B. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.Nấu rượu để uống.
C. Nấu rượu để uống.
D. Ngâm rượu thuốc.
-
Câu 28:
Silic đioxit và nhôm oxit cùng phản ứng với chất nào sau đây?
A. O2.
B. Mg.
C. dd Ba(OH)2 đặc, nguội.
D. dd KOH đặc, nóng.
-
Câu 29:
Dạng thù hình nào sau đây không phải của cacbon:
A. Than chì.
B. Kim cương.
C. Fuleren.
D. Lỏng.
-
Câu 30:
Cho các chất: O2 (1),CO2 (2), H2 (3), Fe2O3 (4), SiO2 (5), HCl (6), CaO (7), H2SO4 đặc (8), HNO3 (9), H2O (10), (11), KMnO4 (12). Cacbon phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A. 12
B. 9
C. 11
D. 10
-
Câu 31:
Cho luồng khí C dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là
A. Cu, Fe, ZnO, MgO.
B. Cu, Fe, Zn, Mg.
C. Cu, Fe, Zn, MgO.
D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
-
Câu 32:
Đốt cháy hỗn hợp lưu huỳnh và cacbon (thể tích không đáng kể) trong bình kín đựng oxi dư, thu được hỗn hợp ba khí (CO2, SO2, O2). Sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình so với trước khi đốt sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào lượng S và C.
D. Không đổi
-
Câu 33:
Cho các nhận định sau, nhận định nào sai
1. Kim cương có cấu trúc tinh thể, rất cứng
2. Than chì: cấu trúc thành từng lớp, có màu đen, mềm, thường dùng làm bút chì, pin
3. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt
4. Than chì có cấu trúc tinh thể
5. Than gỗ, than hoạt tính là cacbon vô định hình
Các nhận định đúng là:
A. 1,2,3,5
B. 1,2,3,4
C. 2,3,4,5
D. 1,2,3,4,5
-
Câu 34:
Thành phần chính của khí than ướt là gì?
A. CO, CO2, H2, N2.
B. CH4, CO, CO2, N2.
C. CO, CO2, H2, NO2.
D. CO, CO2, NH3, N2
-
Câu 35:
Khi nhiệt phân hỗn hợp chất rắn sau: (NH4)2CO3 , KHCO3, Mg(HCO3)2, FeCO3 đến khối lượng không đổi trong môi trường không có không khí thì sản phẩm rắn gồm các chất:
A. FeO, MgO, K2CO3
B. FeO, MgCO3, K2CO3
C. Fe2O3, MgO, K2O
D. Fe2O3, MgO, K2CO3
-
Câu 36:
Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 vào 160 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:
A. 19,7 gam.
B. 11,82 gam.
C. 7,88 gam.
D. 13,79 gam.
-
Câu 37:
Dẫn V lít khí CO ( dktc) qua ống sứ đựng lượng dư CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 4,0 gam so với ban đầu. Giá trị của V là
A. 2,24
B. 3,36
C. 5,60
D. 4,48
-
Câu 38:
Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 2,24.
C. 4,48.
D. 1,12.
-
Câu 39:
Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch theo chiều thuận thì cần phải đồng thời
A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ
B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ
C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ
D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ
-
Câu 40:
Hòa tan hết hỗn hợp kim loại (Mg, Al, Zn) trong dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được dung dịch X và không có khí thoát ra. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% về khối lượng). Nung m gam muối khan đến khối lượng không đổi thu được 19,2g chất rắn. Giá trị của m gần nhất với
A. 65
B. 70
C. 75
D. 80