Đề thi giữa HK2 môn Toán 9 năm 2022-2023
Trường THCS Văn Lang
-
Câu 1:
Không giải hệ phương trình, dự đoán số nghiệm của hệ
\(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + y = - 3\\ 3x - 2y = 7 \end{array} \right.\)
A. Vô số nghiệm
B. Vô nghiệm
C. Có nghiệm duy nhất
D. Có hai nghiệm phân biệt
-
Câu 2:
Tìm m để hệ phương trình
\(\left\{ \begin{array}{l} x + y = - 1\\ mx + y = 2m \end{array} \right.\)
vô nghiệm
A. m = 1
B. m = −1
C. m = 0
D. \(m = {1\over 2}\)
-
Câu 3:
Tìm m để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} (m + 2)x + y = 2m - 8\\ {m^2}x + 2y = - 3 \end{array} \right.\)
nhận cặp số (−1; 3) làm nghiệm.
A. m = 0
B. m = −2
C. m = −3
D. m = 3
-
Câu 4:
Chọn phát biểu sai:
A. Nếu hệ phương trình (I) có vô số nghiệm, đồng thời hệ phương trình (II) cũng có vô số nghiệm thì hệ (I) và hệ (II) tương đương nhau.
B. Từ một hệ hai phương trình đã cho ta có thể có được một hệ tương đương với nó nếu thực hiện: Thay một phương trình trong hệ bằng phương trình tương đương với nó
C. Từ một hệ hai phương trình đã cho ta có thể có được một hệ tương đương với nó nếu thực hiện: Thay một phương trình trong hệ bởi phương trình có được bằng các cộng (hoặc trừ) vế theo vế hai phương trình đã cho
D. Nếu hệ (I) tương đương với hệ (II) và hệ (II) tương đương với hệ (III) thì hệ (I) và hệ (III) tương đương nhau
-
Câu 5:
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {5x + y = 7}\\ { - x - 3y = 21} \end{array}} \right.\) nhận cặp số nào sau đây là nghiệm?
A. (1; 2)
B. (8; −3)
C. (3; −8)
D. (3; 8)
-
Câu 6:
Chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc
A. Có đỉnh nằm trên đường tròn
B. Có đỉnh trùng với tâm đường tròn
C. Có hai cạnh là hai đường kính của dường tròn
D. Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn
-
Câu 7:
Chọn khẳng định đúng. Trong một đường tròn, số đo cung nhỏ bằng
A. Số đo cung lớn
B. Số đo góc ở tâm chắn cung đó
C. Số đo ở góc của tâm chắn cung lớn
D. Số đo của cung nửa đường tròn
-
Câu 8:
Trong hai cung của một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau, cung nào nhỏ hơn
A. Có số đo lớn hơn
B. Có số đo nhỏ hơn 90°
C. Có số đo lớn hơn 90°
D. Có số đo nhỏ hơn
-
Câu 9:
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có dây cung AB > CD khi đó
A. Cung AB lớn hơn cung CD
B. Cung AB nhỏ hơn cung CD
C. Cung AB bằng cung CD
D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung BC
-
Câu 10:
Chọn khẳng định đúng.
A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
B. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
C. Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì song song với dây căng cung ấy
D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn vuông góc với nhau
-
Câu 11:
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Trong một đường tròn, góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông
B. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau chắn hai cung bằng nhau
C. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau
D. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung
-
Câu 12:
Góc ở hình nào dưới đây biểu diễn góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung
A.
B.
C.
D.
-
Câu 13:
Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng
A. 90°
B. Số đo góc ở tâm chắn cung đó
C. Nửa số đo góc nội tiếp chắn cung đó
D. Nửa số đo cung bị chắn
-
Câu 14:
Kết luận nào sau đây là đúng
A. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo lớn hơn góc nội tiếp chắn cung đó
B. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo nhỏ hơn góc nội tiếp chắn cung đó
C. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau
D. Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng hai lần số đo của góc nội tiếp chắn cung đó
-
Câu 15:
Đường tròn ngoại tiếp đa giác là đường tròn
A. Tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác đó
B. Đi qua tất cả các đỉnh của đa giác đó
C. Cắt tất cả các cạnh của đa giác đó
D. Đi qua tâm đa giác đó
-
Câu 16:
Số đường tròn nội tiếp của một đa giác đều là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 0
-
Câu 17:
Cho hàm số y = ax2 với . Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x > 0
B. Hàm số nghịch biến khi a < 0 và x < 0
C. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x < 0
D. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x = 0
-
Câu 18:
Kết luận nào sau đây sai khi nói về đồ thị hàm số y = ax2 với a ≠ 0
A. Đồ thị hàm số nhận trục tung làm trục đối xứng.
B. Với a > 0 đồ thị nằm phía trên trục hoành và O là điểm cao nhất của đồ thị
C. Với a < 0 đồ thị nằm phía dưới trục hoành và O là điểm cao nhất của đồ thị
D. Với a > 0 đồ thị nằm phía trên trục hoành và O là điểm thấp nhất của đồ thị
-
Câu 19:
Giá trị của hàm số y = f(x) = -7x2 tại x0 = -2 là:
A. 28
B. 12
C. 21
D. -28
-
Câu 20:
Cho hàm số y = f(x) = (-2m + 1)x2 . Tính giá trị của m để đồ thị đi qua điểm A(-2; 4)
A. m = 0
B. m = 1
C. m = 2
D. m = -2
-
Câu 21:
Cho hàm số y = (m + 1)x2 + 2. Tìm m biết rằng với x = 1 thì y = 5.
A. m = 2
B. m = -2
C. m = - 3
D. m = 3
-
Câu 22:
Diện tích hình tròn bán kính R được cho bởi công thức: S = π.R2 .
Hỏi nếu bán kính tăng lên 6 lần thì diện tích tăng hay giảm bao nhiêu lần?
A. Tăng 6 lần
B. Tăng 12 lần
C. Tăng 36 lần
D. Giảm 6 lần
-
Câu 23:
Cho các hàm số y = 2x2 và y = -3x2. Hỏi hàm số nào đồng biến khi x > 0.
A. y = 2x2
B. y = -3x2
C. Không có hàm số nào
D. Cả hai
-
Câu 24:
Cho các hàm số:
(1): y = 3x2 (2): y = - 4 x2 (3) y = 3x (4): y = - 4x .
Hỏi có bao nhiều hàm số đồng biến với x < 0?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Hệ số c của phương trình x2 + 7x + 9 = 9 là?
A. 9
B. -9
C. 0
D. 18
-
Câu 26:
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai?
A. x2 + 4x - 7 = x2 + 8x - 10
B. x3 + 8x = 0
C. x2 - 4 = 0
D. 5x - 1 = 0
-
Câu 27:
Số nghiệm của phương trình x2 = 20x - 102 là?
A. 1 nghiệm
B. 2 nghiệm
C. Vô số nghiệm
D. Vô nghiệm
-
Câu 28:
Cho phương trình 2x2 – 10x + 100 = -2x + 10. Sau khi đưa phương trình trên về dạng ax2 + bx + c = 0 thì hệ số b là?
A. -8
B. -12
C. 12
D. 8
-
Câu 29:
Giải phương trình -10x2 + 40 = 0
A. Vô nghiệm
B. x = 2
C. x = 4
D. x = ±2
-
Câu 30:
Tính biệt thức ∆ từ đó tìm số nghiệm của phương trình: 9x2 − 15x + 3 = 0
A. ∆ = 117 và phương trình có nghiệm kép
B. ∆ = − 117 và phương trình vô nghiệm
C. ∆ = 117 và phương trình có hai nghiệm phân biệt
D. ∆ = − 117 và phương trình có hai nghiệm phân biệt