Đề thi giữa HK2 môn Khoa học tự nhiên 7 CTST năm 2023-2024
Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm
-
Câu 1:
Tại sao khi trồng một số loại cây như rau su su, cây đỗ,… người ta thường bấm ngọn?
A. Để kích thích mọc thêm nhiều rễ phụ, tạo nhiều quả.
B. Để kích thích cho cây ra nhiều cành, tạo nhiều quả.
C. Để kích thích cây cho ra nhiều lá, tạo nhiều quả.
D. Để kích thích cây cho ra nhiều tua cuốn, tạo nhiều quả.
-
Câu 2:
Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm phi kim?
A. Aluminium
B. Copper
C. Sulfur
D. Helium
-
Câu 3:
Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?
A. Ruồi, muỗi, ếch, rắn, mèo.
B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.
C. Ong, rắn, ếch, chó, mèo.
D. Chim sẻ, ong, rắn, trâu, bò.
-
Câu 4:
Nguyên tố X có cấu hình lớp e ngoài cùng là ns1. Nguyên tố Y có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5. Liên kết hóa học trong phân tử giữa X và Y là:
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
D. Liên kết kim loại.
-
Câu 5:
Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là
A. xen canh.
B. luân canh.
C. tăng vụ.
D. gối vụ.
-
Câu 6:
Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
-
Câu 7:
Yếu tố chủ yếu điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng là
A. kích thước của các tế bào hạt đậu.
B. độ trương nước của tế bào hạt đậu.
C. số lượng các tế bào nhu mô quanh khí khổng.
D. kích thước của tế bào nhu mô quanh khí khổng.
-
Câu 8:
Chất có phân tử khối bằng nhau là (biết O = 16, N = 14, S = 32, C = 12):
A. O3 và N2
B. CO và N2
C. SO2 và O2
D. NO2 và SO2
-
Câu 9:
Chọn phát biểu đúng.
A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường.
B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện.
C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu.
D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh.
-
Câu 10:
Để kích thích củ khoai tây mọc mầm sớm, người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp phơi sáng.
B. Phương pháp gieo trồng đúng thời vụ.
C. Phương pháp tiêm hormone kích thích mọc mầm sớm.
D. Phương pháp gây đột biến kích thích mọc mầm sớm.
-
Câu 11:
Tính chất không chính xác về hợp chất cộng hóa trị là:
A. Hợp chất cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.
B. Hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy kém hơn hợp chất ion.
C. Hợp chất cộng hóa trị có phân cực thường tan được trong nước.
D. Hợp chất cộng hóa trị không phân cực dẫn điện ở mọi trạng thái.
-
Câu 12:
Phát biểu nào không đúng khi nói về trao đổi khí ở động vật?
A. Các loài đơn bào trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
B. Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
C. Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua trao đổi khí qua da.
D. Ở người, sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở phế nang.
-
Câu 13:
Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào không dùng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu?
A. Điện thoại.
B. Công tắc điện (loại thông thường).
C. Chuông điện.
D. Vô tuyến truyền hình.
-
Câu 14:
Đâu là ứng dụng của tập tính động vật?
A. Dùng đèn bẫy côn trùng.
B. Nuôi lợn trong chuồng.
C. Nuôi cá trong ao.
D. Cho bò ăn cỏ.
-
Câu 15:
Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng quá cao:
A. Cây sẽ tăng cường độ quang hợp.
B. Cây sẽ chết vì ngộ độc.
C. Cây sẽ giảm cường độ quang hợp.
D. Cây quang hợp bình thường.
-
Câu 16:
Vật nào sau đây không xem là gương phẳng?
A. Trang giấy trắng
B. Một tấm kim loại phẳng được đánh bóng
C. Giấy bóng mờ
D. Kính đeo mắt
-
Câu 17:
Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng định luật phản xạ ánh sáng?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
-
Câu 18:
Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó.
D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.
-
Câu 19:
Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần?
A. Na, Mg, Al, K
B. K, Na, Mg, Al
C. Al, K, Na, Mg
D. Mg, K, Al, Na
-
Câu 20:
Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra:
A. nhanh, dễ nhận thấy.
B. chậm, khó nhận thấy.
C. nhanh, khó nhận thấy.
D. chậm, dễ nhận thấy.
-
Câu 21:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
-
Câu 22:
Đâu là những tập tính học được của động vật?
(1) Đẻ nhờ ở tu hú;
(2) Hót ở chim;
(3) Em dừng lại khi thấy đèn đỏ;
(4) Leo trèo ở khỉ;
(5) Nói ở người.
A. (1), (3).
B. (2), (4)
C. (1), (4)
D. (3), (5).
-
Câu 23:
Để xác định cực từ của một thanh nam châm, dùng một kim nam châm bố trí thí nghiệm như hình vẽ. Dựa vào thí nghiệm, các cực của thanh nam châm là:
A. Đầu A của thanh nam châm là cực Nam, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc.
B. Đầu B của thanh nam châm là cực Nam, đầu A của thanh nam châm là cực Nam.
C. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B của thanh nam châm là cực Bắc.
D. Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc, đầu B của thanh nam châm là cực Nam.
-
Câu 24:
Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở động vật diễn ra ở:
A. Hệ tuần hoàn
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa
D. Hệ bài tiết
-
Câu 25:
Bạn B đi từ nhà đến trường hết 25 phút và với tốc độ 5 m/s. Hỏi quãng đường từ nhà đến trường của ban B là bao nhiêu?
A. 7500 m
B. 750 m
C. 125 m
D. 1250 m
-
Câu 26:
Hiện tượng bú mẹ là một tập tính đặc trưng của con non ở người và các loài động vật có vú. Theo em, hiện tượng này được xếp vào loại:
A. Tập tính bẩm sinh
B. Tập tính học được
C. Cảm ứng ở sinh vật
D. Vừa là tập tính bẩm sinh, vừa là tập tính học được.
-
Câu 27:
Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử K thường
A. nhường 1e
B. nhận 1e
C. nhường 7e
D. nhận 7e
-
Câu 28:
Trong cơ thể người, nước chiếm % tỉ lệ là:
A. 50%
B. 70%
C. 80%
D. 90%
-
Câu 29:
Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào?
A. Khí nitrogen
B. Khí carbon dioxide
C. Khí oxygen
D. Khí hydrogen
-
Câu 30:
Từ phổ là hình ảnh cụ thể về:
A. các đường sức điện
B. các đường sức từ
C. cường độ điện trường
D. cảm ứng từ
-
Câu 31:
Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua:
A. Máu
B. Thành dạ dày
C. Dịch tiêu hóa
D. Ruột già
-
Câu 32:
Trong phòng nhỏ, thông thường ta không nghe thấy tiếng vang bởi vì:
A. Hầu như không có âm phản xạ.
B. Tường hấp thụ toàn bộ âm truyền tới nó.
C. Độ to của âm phản xạ quá bé so với âm truyền trực tiếp, tai ta không phân biệt được.
D. Âm phản xạ tới tai cùng một lúc với âm truyền trực tiếp.
-
Câu 33:
Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên
B. Mô phân sinh đỉnh cây
C. Mô phân sinh lóng
D. Mô phân sinh đỉnh rễ
-
Câu 34:
Vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên ăn chỉ một loại thức ăn?
A. Giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn.
B. Cần cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
C. Cần phối hợp hợp lí các loại thức ăn để tránh gây ngộ độc.
D. Giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
-
Câu 35:
Chọn nhận định chưa chính xác về tinh thể ion:
A. Phân tử NaCl có kiểu mạng tinh thể ion.
B. Phân tử nước đá có kiểu mạng tinh thể ion.
C. Tinh thể ion thường bền, có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
D. Liên kết trong mạng tinh thể ion là lực hút tĩnh điện giữa các điện tích trái dấu.
-
Câu 36:
Cơ quan giúp thực vật trao đổi khí với môi trường là:
A. Lục lạp
B. Rễ
C. Khí khổng
D. Mô giậu
-
Câu 37:
Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố:
A. phi kim
B. đơn chất
C. hợp chất
D. khí hiếm
-
Câu 38:
Bạn A đi bộ đến thư viện lấy sách với tốc độ không đổi là 0,5 m/s. Biết quãng đường từ nhà đến thư viện là 0,6 km. Hỏi bạn A đi mất bao lâu?
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút
-
Câu 39:
Ở cây hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ.
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên.
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn.
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ.
-
Câu 40:
Nguyên tử iron (sắt) có 26 proton. Điện tích hạt nhân của nguyên tử iron là:
A. 26+
B. +26
C. -26
D. 26-