Đề thi giữa HK2 môn KHTN 7 KNTT năm 2022 - 2023
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự tương tác giữa hai nam châm
A. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.
C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
D. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau. Các cực cùng tên thì hút nhau, khác tên thì đẩy nhau.
-
Câu 2:
Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Một dây dẫn thẳng, dài.
B. Một khung dây có dòng điện chạy qua.
C. Một nam châm thẳng.
D. Một kim nam châm.
-
Câu 3:
Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
-
Câu 4:
Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện
A. Xung quanh dòng điện thẳng
B. Xung quanh một thanh nam châm thẳng
C. Trong lòng của một nam châm chữ U
D. Xung quanh một dòng điện tròn.
-
Câu 5:
Từ cực Bắc của Trái Đất
A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất.
B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
C. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất.
D. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất.
-
Câu 6:
Trao đổi chất là
A. tập hợp các biến đổi hóa học trong các tế bào của cơ thể sinh vật.
B. sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
C. quá trình cơ thể lấy oxygen, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường.
D. tập hợp các biến đổi hóa học trong các tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
-
Câu 7:
Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò nào sau đây:
A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. Xây dựng, duy trì và phục hồi các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể.
C. Giúp cơ thể tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
D. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
-
Câu 8:
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò đối với
A. sự chuyển hóa của sinh vật.
B. sự biến đổi các chất.
C. sự trao đổi năng lượng.
D. sự sống của sinh vật.
-
Câu 9:
Nhóm các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp?
A. Ánh sáng, nước, nhiệt độ, nồng độ khí oxygen.
B. Ánh sáng, độ ẩm và nước, nồng độ khí carbon dioxide.
C. Ánh sáng, nhiệt độ , nồng độ khí carbon dioxide.
D. Ánh sáng, nước, nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide.
-
Câu 10:
Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?
A. Mỗi nam châm đều có hai cực: cực bắc và cực nam.
B. Cực bắc nam châm sơn màu đỏ còn cực nam sơn màu xanh.
C. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là chữ S và chữ N.
D. Cực Nam và cực Bắc của nam châm được kí hiệu lần lượt là phần đế trống và phần có nét gạch chéo.
-
Câu 11:
Nước là dung môi hòa tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. liên kết hydrogen giữa các phân tử.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
-
Câu 12:
Trong các loài thực vật sau đây, loài nào có rễ dài nhất?
A. Cây dừa.
B. Cây cà chua.
C. Cây cỏ lạc đà.
D. Cây lúa nước.
-
Câu 13:
Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào có thể phát hiện thanh kim loại là nam châm?
A. Đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.
B. Nung thanh kim loại và kiểm tra nhiệt độ của thanh.
C. Tìm hiểu cấu tạo thanh kim loại.
D. Đo thể tích và khối lượng thang kim loại.
-
Câu 14:
Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
-
Câu 15:
Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?
A. Cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam.
B. Cực Bắc chỉ hướng Nam, cực Nam chỉ hướng Bắc.
C. Kim nam châm có thể chỉ hướng bất kì.
D. Các phương án A, B, C đều đúng.
-
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về từ trường của Trái Đất.
A. Xung quanh Trái Đất có từ trường.
B. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Nam địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Bắc địa lí.
C. Cực từ Nam của Trái Đất gần với cực Bắc địa lí và cực từ Bắc ở gần với cực Nam địa lí.
D. Do Trái Đất có từ trường mà một kim nam châm khi đặt tự do nó sẽ định hướng Bắc - Nam.
-
Câu 17:
Cho các yếu tố: thức ăn, khí oxygen, carbon dioxide, nhiệt năng, ATP, chất thải, chất hữu cơ. Hãy xác định những yếu tố mà cơ thải ra.
A. nhiệt năng, chất hữu cơ, ATP
B. nhiệt năng, chất hữu cơ, khí oxygen
C. thức ăn, khí oxygen
D. carbon dioxide, chất thải
-
Câu 18:
Giải thích hiện tượng quan sát được trong hình (a) dưới đây:
Hình (a):
A. Cây xanh bị chụp chuông kín không có CO2 nên không quang hợp được, lá đổi màu và cây có biểu hiện rũ cành, lá.
B. Cây xanh bị chụp chuông kín không có CO2 nên không quang hợp được, lá xanh tốt và cây phát triển bình thường.
C. Cây xanh bị chụp chuông kín nên có CO2 để quang hợp được, lá xanh tốt và cây phát triển bình thường.
D. Cây xanh bị chụp chuông kín vẫn quang hợp bình thường, lá đổi màu và cây có biểu hiện rũ cành, lá.
-
Câu 19:
Giải thích hiện tượng quan sát được trong hình (b) dưới đây:
Hình (b):
A. Chuột sống bình thường dù ở trong chuông kín.
B. Chuột chết vì ở trong chuông kín không có O2 để hô hấp.
C. Chuột vẫn sống vì ở trong chuông kín không có O2 để hô hấp.
D. Chuột chết vì ở trong chuông kín không có CO2 để hô hấp.
-
Câu 20:
Giải thích hiện tượng quan sát được trong hình (c) dưới đây:
Hình (c):
A. Cây và chuột đều chết vi - Cây không có CO2 để quang hợp - Chuột không có O2 để hô hấp
B. Cây xanh tốt và chuột sống vi - Cây sử dụng O2 do chuột hô hấp thải ra để quang hợp - Cây quang hợp nhả CO2 cung cấp cho chuột hô hấp
C. Cây xanh tốt và chuột chết vi - Cây sử dụng CO2 do chuột hô hấp thải ra để quang hợp - Cây quang hợp nhả CO2 cung cấp khiến chuột không thể hô hấp
D. Cây xanh tốt và chuột sống vi - Cây sử dụng CO2 do chuột hô hấp thải ra để quang hợp - Cây quang hợp nhả O2 cung cấp cho chuột hô hấp
-
Câu 21:
Dựa vào quá trình quang hợp, vai trò nào của cây xanh trong tự nhiên dưới đây không chính xác?
A. Cung cấp oxygen, thức ăn cho người và động vật.
B. Hấp thụ khí carbon dioxide góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính.
C. Cung cấp khí carbon dioxide cần thiết cho qus trình hô hấp của con người.
D. Hấp thụ góp phần hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất, hạn chế biến đổi khí hậu.
-
Câu 22:
Phải làm cách nào để thay đổi từ trường của một nam châm điện?
A. Thay đổi dòng điện chạy vào ống dây dẫn.
B. Thay đổi lõi sắt bên ngoài ống dây.
C. Thay đổi số vòng dây quấn quanh lòng ống dây.
D. Thay đổi dòng điện chạy vào bên ngoài dây dẫn.
-
Câu 23:
Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?
A. Từ 1 nguyên tố
B. Từ 2 nguyên tố.
C. Từ 3 nguyên tố trở lên
D. Từ 4 nguyên tố.
-
Câu 24:
Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một nguyên tử oxygen. Nước là
A. một đơn chất.
B. một hợp chất.
C. một hỗn hợp.
D. một nguyên tố hóa học.
-
Câu 25:
Cho công thức phân tử calcium hydroxide: Ca(OH)2
Cho biết Ca = 40; H = 1; O = 16
Nhận định nào sau đây sai?
A. Calcium hydroxide tạo bởi ba nguyên tố Ca, H và O.
B. Calcium hydroxide gồm 1 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử O và 2 nguyên tử H.
C. Calcium hydroxide có khối lượng phân tử là 57 amu.
D. Calcium hydroxide là hợp chất.
-
Câu 26:
Cho các phân tử sau: CO2, H2O, NaCl, O2. (Biết C = 12; O = 16; H = 1; Na = 23; Cl = 35,5) Phân tử có khối lượng lớn nhất là
A. CO2.
B. H2O.
C. NaCl.
D. O2.
-
Câu 27:
Hãy chọn phát biểu đúng để hoàn thành câu sau: Để có số electron ở lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm, các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng
A. nhường các electron ở lớp ngoài cùng.
B. nhận thêm electron vào lớp electron ngoài cùng.
C. nhường electron hoặc nhận electron hoặc góp chung electron.
D. nhường electron hoặc nhận electron để lớp electron ngoài cùng đạt trạng thái bền (8 electron).
-
Câu 28:
Phân tử nước gồm một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước, nguyên tử oxygen góp chung bao nhiêu electron với mỗi nguyên tử hygrogen?
A. Nguyên tử oxygen góp chung 4 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
B. Nguyên tử oxygen góp chung 3 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
C. Nguyên tử oxygen góp chung 2 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
D. Nguyên tử oxygen góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử hygrogen.
-
Câu 29:
Mô phân sinh đỉnh có chức năng gì?
A. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều dài.
B. Giúp lá to ra
C. Giúp thân, cành, rễ tăng trưởng về chiều ngang.
D. Giúp quả to ra.
-
Câu 30:
Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối ( ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò
A. chuyển hóa photpho để hình thành xương
B. chuyển hóa Ca để hình thành xương
C. cung cấp vitamin D tham gia cấu tạo xương
D. oxi hóa để hình thành xương