Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 11 năm 2021
Trường THPT Chương Dương
-
Câu 1:
Gọi tên X biết X là một α- aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 0,445g X vào NaOH tạo ra 0,555g muối.
A. Glyxin
B. Alanin
C. Valin
D. Gluxin
-
Câu 2:
Xác định X biết sự tách hiđro halogenua của dẫn xuất halogen X có CTPT C4H9Cl cho 3 olefin đồng phân?
A. n- butyl clorua.
B. sec-butyl clorua.
C. iso-butyl clorua.
D. tert-butyl clorua.
-
Câu 3:
SPC của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3 là gì?
A. 2-metylbut-2-en.
B. 3-metylbut-2-en.
C. 3-metyl-but-1-en.
D. 2-metylbut-1-en.
-
Câu 4:
Hiện tượng xảy ra khi cho AgNO3 vào ống nghiệm chứa một ít dẫn xuất halogen CH2=CHCH2Cl, lắc nhẹ là gì?
A. Thoát ra khí màu vàng lục.
B. xuất hiện kết tủa trắng.
C. không có hiện tượng.
D. xuất hiện kết tủa vàng.
-
Câu 5:
Cho ClC6H4CH2Cl + dung dịch KOH ta thu được chất nào?
A. HOC6H4CH2OH.
B. HOC6H4CH2Cl.
C. ClC6H4CH2OH.
D. KOC6H4CH2OH.
-
Câu 6:
Đốt 9,18 gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 gam H2O và bao nhiêu lít CO2?
A. 15,654.
B. 15,456
C. 15,465.
D. 15,546.
-
Câu 7:
Cho 1 mol C6H6 tác dụng với 1,5 mol Cl2 hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được chất gì ? bao nhiêu mol ?
A. 1 mol C6H5Cl ; 1 mol HCl ; 1 mol C6H4Cl2.
B. 1,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.
C. 1 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.
D. 0,5 mol C6H5Cl ; 1,5 mol HCl ; 0,5 mol C6H4Cl2.
-
Câu 8:
18,72 gam benzen phản ứng hết với lượng dư clo (có Fe, toC) thì khối lượng clobenzen thu được là bao nhiêu?
A. 25g
B. 26g
C. 27g
D. 28g
-
Câu 9:
Tính %H biết thực hiện phản ứng thế giữa 19,5 gam benzen với brom lỏng có bột sắt làm xúc tác thì thu được 32,6 gam brombenzen.
A. 80%
B. 83%
C. 90%
D. 95%
-
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hiđrocacbon Y là đồng đẳng của của benzen thu được 4,42 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Xác định công thức 1 phân tử của Y.
A. C6H6
B. C8H10.
C. C7H8
D. C9H12
-
Câu 11:
Cho 100ml benzen (D = 0,879 g/ml) tác dụng với brom lỏng (D = 3,1 g/ml) và bột sắt để điều chế brombenzen. Tính thể tích brom cần dùng.
A. 67,89 ml
B. 54,35 ml
C. 58,168 ml
D. 32,67 ml
-
Câu 12:
Để đốt cháy hoàn toàn 5,36 gam hỗn hợp X gồm etilen và benzen thì cần vừa đủ 17,28 gam khí oxi. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
A. 67,35%
B. 58,21%
C. 34,89%
D. 53,90%
-
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn 6,24 gam benzen thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là bao nhiêu?
A. 22,4 lít
B. 6,72 lít
C. 13,44 lít
D. 68,2 lít
-
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn 39,6 gam hỗn hợp hai aren là đồng đẳng kế tiếp nhau thì cần 87,36 lít khí O2 (đktc). Xác định thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành.
A. 67,2 lít
B. 58,6 lít
C. 46,8 lít
D. 34,4 lít
-
Câu 15:
Cho một lượng CaC2 tác dụng với nước ta thu được 10 lít khí axetilen ở \(27,3^\circ C\) và p=2,464atm. Lấy \(\dfrac{1}{2}\) lượng khí sinh ra đi qua than đốt nóng (xúc tác) thì thu được hỗn hợp khí sản phẩm trong đó benzen chiếm 75% thể tích. Tính hiệu suất phản ứng.
A. 70%
B. 60%
C. 80%
D. 90%
-
Câu 16:
Đun bát sứ đựng naphtalen có úp phễu một thời gian, sau đó để nguội. Khi mở phễu ra thấy trong phễu có các tinh thể hình kim loại bám xung quanh. Điều này chứng tỏ naphtalen có tính chất nào?
A. Naphtalen dễ bay hơi.
B. Naphtalen có tính thăng hoa.
C. Naphtalen là hợp chất có mùi thơm.
D. Naphtalen khó cháy.
-
Câu 17:
Cho: Toluen → X → Y → Z
X, Y, Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính gồm những chất nào?
A. m-metylphenol và o-metylphenol
B. benzyl bromua và o-bromtoluen
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen
D. o-metylphenol và p-metylphenol.
-
Câu 18:
Hóa chất nhận biết benzen, toluen và stiren bên dưới đây?
A. dung dịch brom
B. dung dịch KMnO4
C. dung dịch KOH
D. khí clo
-
Câu 19:
Thủy phân chất nào sẽ thu được ancol?
(1) CH3CH2Cl.
(2) CH3CH=CHCl
(3) C6H5CH2Cl
(4) C6H5Cl.
A. (1), (3).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
-
Câu 20:
Tìm X biết khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất anđehit axetic.
A. 1,1- đibrometan.
B. 1,2- đibrometan.
C. etyl clorua.
D. A và B đúng.
-
Câu 21:
Xác định X, Y, Z biết 3 hợp chất đều có công thức phân tử C7H8O. X tác dụng với Na và NaOH ; Y tác dụng với Na, không tác dụng NaOH ; Z không tác dụng với Na và NaOH.
A. C6H4(CH3)OH ; C6H5OCH3 ; C6H5CH2OH.
B. C6H5OCH3 ; C6H5CH2OH ; C6H4(CH3)OH.
C. C6H4(CH3)OH ; C6H5CH2OH ; C6H5OCH3.
D. C6H5CH2OH ; C6H5OCH3 ; C6H4(CH3)OH.
-
Câu 22:
Có mấy C5H12O khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Tinh x biết đun sôi 15,7 gam C3H7Cl với hỗn hợp KOH/C2H5OH dư, sau khi loại tạp chất và dẫn khí sinh ra qua dung dịch brom dư thấy có x gam Br2 tham gia phản ứng?
A. 25,6 gam.
B. 32 gam.
C. 16 gam.
D. 12,8 gam.
-
Câu 24:
Tính mC6H5Cl biết 1,91 gam hỗn hợp X gồm C3H7Cl và C6H5Cl với dung dịch NaOH loãng vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,435 gam kết tủa.
A. 1,125 gam.
B. 1,570 gam.
C. 0,875 gam.
D. 2,250 gam.
-
Câu 25:
Tìm A biết:
p-BrC6H4CH2Br + NaOH dd → A + NaBr
A. p-BrC6H4CH2OH
B. p-HOC6H4CH2Br
C. p-HOC6H4CH2OH
D. C6H5CH2OH
-
Câu 26:
Tìm M biết đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilenglicol và 0,2 mol ancol M thu được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Mặt khác cho m gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 0,3 mol H2.
A. C3H8O.
B. C3H8O2.
C. C3H8O3.
D. C4H10O2.
-
Câu 27:
Nhóm thế làm cho phản ứng vào vòng benzen dễ dàng hơn và ưu tiên vị trí m- là gì?
A. -CnH2n+1, -OH, -NH2
B. –OCH3, -NH2, -NO2
C. –CH3, -NH2, -COOH
D. –NO2, -COOH, -SO3H
-
Câu 28:
Xác định A biết benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A?
A. C6H5Cl
B. p-C6H4Cl2
C. C6H6Cl6
D. m-C6H4Cl2
-
Câu 29:
Toluen phản ứng với brom theo tỷ lệ mol 1 : 1 cho sản phẩm chủ yếu là gì?
A. Benzybromua.
B. p-bromtoluen và m-bromtoluen.
C. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
D. m-bromtoluen.
-
Câu 30:
Hóa chất làm mất màu KMnO4 là gì?
A. stiren
B. toluen
C. propan
D. benzen
-
Câu 31:
Chất dùng để trùng hợp polime là gì?
A. benzen
B. toluen
C. 3 propan
D. stiren
-
Câu 32:
Chất dùng để điều chế TNT là?
A. benzen
B. metyl benzen
C. vinyl benzen
D. p-xilen.
-
Câu 33:
Tìm A, B biết C2H2 → A → B → m-bromnitrobenzen.
A. Benzen; nitrobenzen
B. Nitrobenzen; benzen
C. Benzen, brombenzen
D. Nitrobenzen; brombenzen.
-
Câu 34:
Phản ứng không dùng để điều chế toluen là gì?
A. C6H6 + CH3Cl −tº, AlCl3→
B. khử H2 metylxiclohexan
C. tam hợp propin.
D. khử H2, đóng vòng benzen
-
Câu 35:
Loại thuốc thử dùng để phân biệt benzen, stiren, toluen và hex – 1 – in?
A. dd Brom và dd AgNO3/NH3
B. dd AgNO3/NH3 và KMnO4
C. dd AgNO3
D. dd HCl và dd Brom
-
Câu 36:
Tìm khối lượng bình tăng khi đốt 0,05 ml hỗn hợp etilen, metan, propin và viyl axetilen có tỉ khối so với H2 là 17 rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư).
A. 5,85
B. 6,60
C. 7,30
D. 3,39
-
Câu 37:
Tìm A, B biết đốt 9,18 g 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được H2O và 30,36 g CO2.
A. C8H14; C9H16
B. C8H12; C9H14
C. C8H10; C9H12
D. C8H10; C9H14
-
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu xuất của phẩn ứng hiđro hóa la
A. 20%
B. 25%
C. 50%
D. 40%
-
Câu 39:
Cho Hiđrocacbon X phản ứng với brom(trong dung dịch) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thì được chất hữu cơ Y(chứ 74,08% brom về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là
A. but-1-en
B. etilen
C. but-2-en.
D. propilen
-
Câu 40:
Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223 %. Công thức phân tử của X là
A. C4H8
B. C3H6
C. C3H8
D. C2H4