Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 năm 2020
Trường THCS Long Sơn
-
Câu 1:
Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học nào?
A. Sử học
B. Khảo cổ học
C. Sinh học
D. Văn học
-
Câu 2:
Nguyên tắc nào là cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là gì?
A. Xác định không gian diễn ra các sự kiện
B. Xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.
C. Xác định chủ thể của sự kiện đã diễn ra.
D. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện.
-
Câu 3:
Tại sao muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần phải sắp xếp tất cả các sự kiện đó theo trình tự thời gian?
A. Không có nhiều cách để dựng lại lịch sử.
B. Thời gian luôn gắn liền với không gian lịch sử.
C. Cần ghi nhớ lại tất cả các sự kiện quan trọng.
D. Xã hội loài người luôn có sự đổi thay qua thời gian.
-
Câu 4:
Người nguyên thuỷ trên đất nước ta biết trồng trọt và chăn nuôi minh chứng cho điều gì?
A. họ đã biết cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
B. họ vẫn sống dựa vào tự nhiên.
C. họ đã chinh phục được tự nhiên.
D. họ đã bước vào thời đại văn minh, nhà nước đã ra đời.
-
Câu 5:
Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta là gì?
A. những mảnh sọ.
B. răng, công cụ lao động,
C. bộ xương.
D. những mảnh sọ, rãng.
-
Câu 6:
Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là gì?
A. Kĩ thuật mài đá.
B. Kĩ thuật cưa đá.
C. Thuật luyện kim.
D. Làm đồ gốm.
-
Câu 7:
Công cụ sản xuất thuộc nền văn hóa Đông Sơn không có đặc điểm nào sau đây?
A. Số lượng công cụ đồng ngày càng tăng nhanh.
B. Các công cụ ngày càng phong phú, đa dạng về loại hình.
C. Có sự tiến triển về trình độ kĩ thuật và mĩ thuật.
D. Thuật luyện kim được phát minh từ sự phát triển của nghề làm gốm.
-
Câu 8:
Năm 111 TCN, nhà Hán đã chia nước ta thành bao nhiêu quận?
A. hai.
B. ba.
C. bốn.
D. năm.
-
Câu 9:
Nội dung nào không thuộc ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ vào mùa xuân năm 40?
A. Mở ra thời kì phong kiến độc lập, tự chủ trên đất nước ta.
B. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
C. Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam.
D. Mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.
-
Câu 10:
Câu nào sau đây diễn tả không đúng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây ?
A. Là vùng bán đảo, có rất ít đồng bằng.
B. Chủ yếu là đất đồi, khô và cứng.
C. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm.
D. Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.
-
Câu 11:
Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?
A. Ánh sáng của mặt trời
B. Nước sông hàng năm
C. Thời tiết
D. Chu kỳ mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng
-
Câu 12:
Một thiên niên kỉ gồm bao nhiêu năm?
A. 2000 năm
B. 10 năm
C. 100 năm
D. 1000 năm
-
Câu 13:
Điểm tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ đá của Người tinh khôn so với Người tối cổ là gì?
A. Công cụ được ghè đẽo thô sơ
B. Công cụ được ghè đẽo cẩn thận hơn.
C. Công cụ đã biết mài ở lưỡi cho sắc
D. Công cụ bằng kim loại.
-
Câu 14:
Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội nguyên thủy?
A. Xã hội loài người phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp
B. Xã hội loài người thời công nghệ cao, đã đạt được thành tựu khoa học – kĩ thuật
C. Xã hội loài người mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm
D. Xã hội loài người đã có vua, quan lại và các tầng lớp khác
-
Câu 15:
Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là gì?
A. Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn (1450)
B. Trán cao, còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não từ (850 – 1100)
C. Khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn, dáng đi còn hơi còng, thể tích sọ não từ (850 – 1100)
D. Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn
-
Câu 16:
Theo Công lịch, một năm có bao nhiêu ngày?
A. 365 ngày, chia làm 12 tháng
B. 365 ngày, chia làm 13 tháng
C. 366 ngày, chia làm 12 tháng
D. 366 ngày, chia làm 13 tháng
-
Câu 17:
Lịch sử là gì?
A. khoa học tìm hiểu về quá khứ
B. những gì đã diễn ra trong quá khứ
C. sự hiểu biết của con người về quá khứ
D. sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người
-
Câu 18:
Gia đình Trưng Trắc, Trưng Nhị và gia đình Thi Sách đã không có hành động nào sau đây?
A. Cùng nhau mưu việc lớn, chống lại quân Hán.
B. Bí mật tìm cách liên lạc với thủ lĩnh ở mọi miền đất nước.
C. Chuẩn bị nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán.
D. Ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-
Câu 19:
Nhà Hán lại gộp Âu Lạc và 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì?
A. Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
B. Vơ vét được nhiều của cải, sản vật.
C. Biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
D. Thực hiện dễ dàng chính sách đồng hóa
-
Câu 20:
Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu là biểu hiện của chính sách gì?
A. Cai trị tàn bạo.
B. Đồng hóa.
C. Thân dân.
D. Phân biệt dân tộc.
-
Câu 21:
Nội dung nào sau đây phản ánh sự thay đổi của nhà nước Âu Lạc dưới thời thuộc Hán?
A. Nhân dân hoàn toàn bị người Hán đồng hóa.
B. Nước ta bị chia thành quận sáp nhập vào Trung Quốc.
C. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra liên tiếp.
D. Đất nước bị mất hoàn toàn độc lập.
-
Câu 22:
Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ đã tác động như thế nào đến cuộc sống của nhân dân ta?
A. Nhân dân ta vùng dậy khởi nghĩa mạnh mẽ.
B. Tầng lớp nô lệ và tư sản ngày càng tăng.
C. Cuộc sống của nhân dân càng thêm khổ cực.
D. Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi tích cực.
-
Câu 23:
“Châu” dưới thời kì Bắc thuộc là đơn hành chính nào?
A. gồm nhiều huyện.
B. giống tỉnh ngày nay.
C. trên cấp huyện.
D. trên cấp quận.
-
Câu 24:
Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện gì quan trọng trong lịch sử nước ta?
A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).
C. Hai Bà Trưng xây dựng chính quyền tự chủ.
D. Hai Bà Trưng tập trung chuẩn bị lực lượng kháng chiến.
-
Câu 25:
Học Lịch sử để làm gì?
A. Biết cho vui
B. Hiểu cội nguồn tổ tiên, cha ông.
C. Tô điểm cho cuộc sống.
D. Biết việc làm của người xưa.
-
Câu 26:
Sự thay đổi trong môi trường học tập từ 100 năm trước so với hiện nay xuất phát từ lí do nào?
A. Con người sáng tạo không ngừng để tạo ra của cải vật chất.
B. Sự tiến hóa tự nhiên của con người qua thời gian.
C. Sự đoàn kết giữa các dân tộc giúp nâng cao đời sống.
D. Con người tìm ra nhiều vật liệu xây dựng mới.
-
Câu 27:
Tại sao nói mỗi con người, cây cỏ và cả xã hội loài người đều có lịch sử?
A. Tất cả đều được sinh ra cùng thởi điểm.
B. Tất cả đều trải qua những thay đổi về thời gian.
C. Tất cả đều không còn diễn biến đến hiện tại.
D. Tất cả đều đang diễn biến đến hiện tại.
-
Câu 28:
Các dân tộc, quốc gia, khu vực trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?
A. một cách
B. hai cách
C. ba cách.
D. bốn cách.
-
Câu 29:
Ý nào sau đây phản ảnh không đúng về khái niệm môn Lịch sử?
A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. Là những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay.
C. Là một môn khoa học.
D. Là tìm hiểu cội nguồn của mỗi sự vật.
-
Câu 30:
Bộ lịch nào được sử dụng chung cho các dân tộc trên thế giới?
A. Công lịch
B. Âm lịch
C. Lịch dương
D. Lịch âm