Đề thi giữa HK1 môn KHTN 7 năm 2023-2024
Trường THCS Nguyễn Tri Phương
-
Câu 1:
Cho các nội dung sau:
1) Kiểm tra giả thuyết
2) Quan sát, đặt câu hỏi
3) Viết, trình bày báo cáo
4) Phân tích kết quả
5) Xây dựng giả thuyết
Các nội dung trên được sắp xếp lại theo tiến trình tìm hiểu tự nhiên là
A. 5 – 2 – 3 – 4 – 1.
B. 5 – 1 – 2 – 4 – 3.
C. 2 – 5 – 1 – 4 – 3.
D. 2 – 3 – 5 – 1 – 4.
-
Câu 2:
Từ sự việc, hiện tượng này nghĩ đến sự việc, hiện tượng khác dựa trên những mối quan hệ nhất định là kĩ năng nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?
A. Kĩ năng quan sát.
B. Kĩ năng phân loại.
C. Kĩ năng dự đoán.
D. Kĩ năng liên hệ.
-
Câu 3:
Trong phòng thực hành, có thể đo thời gian một xe có tấm chắn sáng đi được một quãng đường xác định bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Đồng hồ đo thời gian hiện số.
B. Cân điện tử.
C. Cổng quang điện.
D. Cả A và C.
-
Câu 4:
Nguyên tử có cấu tạo gồm
A. proton và neutron.
B. vỏ nguyên tử và các hạt neutron.
C. vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
D. electron và neutron.
-
Câu 5:
Nguyên tử sodium có 11 electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử sodium là
A. +11.
B. -11.
C. 11+.
D. 11-.
-
Câu 6:
Cho biết sơ đồ của nguyên tử carbon như sau:
Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử carbon lần lượt là
A. 3 và 4 electron.
B. 2 và 6 electron.
C. 2 và 4 electron.
D. 3 và 6 electron.
-
Câu 7:
Nguyên tử phosphorus có 15 proton, 15 electron và 16 neutron. Khối lượng của nguyên tử phosphorus là
A. 15 amu.
B. 16 amu.
C. 31 amu.
D. 46 amu.
-
Câu 8:
Đơn vị đo tốc độ thường dùng là
A. m/s.
B. km/h.
C. m.s
D. Cả A và B.
-
Câu 9:
Ghép tốc độ phù hợp với các đối tượng chuyển động sau:
Tốc độ
Vật chuyển động
a. 1,2 cm/s
1. Vận động viên
b. 12 km/h
2. Ốc sên
c. 200 m/s
3. Máy bay
A. 1 – a; 2 – b; 3 – c.
B. 1 – c; 2 – b; 3 – a.
C. 1 – b; 2 – a; 3 – c.
D. 1 – a; 2 – c; 3 – b.
-
Câu 10:
Đổi tốc độ sau ra đơn vị tương ứng: 36 km/h = … m/s = … cm/s
A. 36 km/h = 10 m/s = 10 cm/s.
B. 36 km/h = 10 m/s = 1 cm/s.
C. 36 km/h = 1 m/s = 10 cm/s.
D. 36 km/h = 1 m/s = 1 cm/s.
-
Câu 11:
Thiết bị bắn tốc độ thường được dùng để xác định:
A. tốc độ của các phương tiện giao thông.
B. tốc độ trong các phòng thí nghiệm.
C. tốc độ của các vận động viên bơi lội.
D. tốc độ của học sinh trong giờ thể dục.
-
Câu 12:
Ô tô A đi được quãng đường 45 km trong vòng 45 phút. Ô tô B đi được quãng đường 60 km trong vòng 90 phút. So sánh tốc độ của hai ô tô?
A. Ô tô A đi nhanh hơn.
B. Ô tô B đi nhanh hơn.
C. Hai ô tô đi nhanh như nhau.
D. Không so sánh được.
-
Câu 13:
Một nguời đi xe máy từ Hà Nội về Phủ Lý với quãng đường 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với . Xác định v1, v2 biết sau 1h30 phút nguời đó đến B.
A. 21 km/h.
B. 24 km/h.
C. 23 km/h.
D. 20 km/h.
-
Câu 14:
Biển báo dưới đây cho biết điều gì?
A. Tốc độ tối đa đi trên đoạn đường này là 50 km/h.
B. Tốc độ tối thiểu đi trên đoạn đường này là 50 km/h.
C. Trên đoạn đường này cần phải giữ tốc độ của phương tiện không đổi trong khoảng 50 km/h.
D. Tốc độ tối đa đi trên đoạn đường này là 50 m/s.
-
Câu 15:
Đồ thị quãng đường- thời gian của một xe máy dưới đây cho biết xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn
A. Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn (1).
B. Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn (2).
C. Xe máy dừng lại nghỉ ở giai đoạn (3).
D. Không có giai đoạn nào xe máy dừng lại nghỉ
-
Câu 16:
Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường- thời gian của một người đi bộ.
Tốc độ của người đó là
A. 1,5 m/s.
B. 9 m/s.
C. 3 m/s.
D. 6 m/s.
-
Câu 17:
Dưới đây là đồ thị quãng đường- thời gian của một vật chuyển động.
Em hãy cho biết quãng đường vật đi được sau 3 s là bao nhiêu?
A. 3 m.
B. 6 m.
C. 9 m.
D. 0 m.
-
Câu 18:
Trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nên …(1)… tốc độ và …(2)… khoảng cách an toàn với xe phía trước.
A. (1) tăng, (2) giảm.
B. (1) giảm, (2) tăng.
C. (1) giữ nguyên, (2) giảm.
D. (1) giữ nguyên, (2) tăng.
-
Câu 19:
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe phải:
A. điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa cho phép.
B. giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.
C. chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, có sương mù, địa hình quanh co, tầm nhìn hạn chế…
D. Cả 3 phương án trên.
-
Câu 20:
Thành phần nào sau đây là chất mà cơ thể người thải ra?
A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
C. Chất dinh dưỡng.
D. Chất béo.
-
Câu 21:
Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là
A. hô hấp tế bào.
B. trao đổi chất.
C. sinh trưởng.
D. chuyển hóa năng lượng.
-
Câu 22:
Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?
A. Là điều kiện cơ bản giúp duy trì sự sống, sinh trưởng và phát triển.
B. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể.
C. Kìm hãm quá trình sinh sản ở các loài sinh vật.
D. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
-
Câu 23:
Trong thí nghiệm phát hiện sự tạo thành khí trong quá trình quang hợp, đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nhằm mục đích là
A. xác định xem có khí oxygen thoát ra hay không.
B. cung cấp khí carbon dioxide.
C. hong khô ống nghiệm.
D. loại bỏ vi khuẩn xung quanh ống nghiệm.
-
Câu 24:
Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời được chuyển thành dạng năng lượng nào sau đây?
A. Hóa năng.
B. Quang năng.
C. Cơ năng.
D. Thế năng.
-
Câu 25:
Bào quan lục lạp trong tế bào thịt lá có vai trò gì với chức năng quang hợp?
A. Dẫn nước cho quá trình quang hợp.
B. Chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
C. Giúp cho khí carbon dioxide đi vào trong lá.
D. Giúp cho hơi nước đi vào trong lá.
-
Câu 26:
Quá trình hô hấp tế bào sử dụng nguyên liệu là chất nào sau đây?
A. Nước
B. Carbon dioxide.
C. Glucose.
D. ATP.
-
Câu 27:
Hô hấp tế bào xảy ra ở bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp.
B. Ribosome.
C. Lysosome
D. Ti thể.
-
Câu 28:
Quá trình biến đổi các chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng gọi là
A. sinh trưởng.
B. quang hợp.
C. tổng hợp.
D. phân giải.
-
Câu 29:
Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng bị ngừng lại thì
A. sinh vật sẽ thiếu protein cấu tạo nên tế bào.
B. sinh vật vẫn tồn tại nhưng sức sống yếu.
C. các chức năng sống của sinh vật không được duy trì và sinh vật sẽ chết.
D. sinh vật vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
-
Câu 30:
Quá trình sao sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Bài tiết mồ hôi.
D. Thực vật lấy carbon dioxide và thải oxygen.
-
Câu 31:
Cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì
A. cây hút được quá nhiều nước, làm dư thừa nước.
B. cây hút được quá nhiều chất dinh dưỡng, gây độc cho cây.
C. rễ cây không được cung cấp oxygen để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
D. rễ cây không được cung cấp carbon dioxide để thực hiện hô hấp tế bào, dẫn tới tế bào rễ không có năng lượng để thực hiện chức năng sống.
-
Câu 32:
Vì sao thân non có màu xanh lục có khả năng quang hợp?
A. Vì thân cây non có chứa chất diệp lục.
B. Vì thân cây non có nhiều chất dinh dưỡng.
C. Vì thân cây non được cung cấp đầy đủ nước.
D. Vì thân non có thể dẫn truyền các chất.
-
Câu 33:
Trường hợp nào sau đây có cường độ hô hấp tế bào mạnh nhất?
A. Người đang đi bộ.
B. Người đang ngủ.
C. Người đang ngồi.
D. Người đang chơi thể thao.
-
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp tế bào?
A. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp ở sinh vật là 30 – 35oC.
B. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế bào.
C. Nồng độ oxygen giảm thấp (dưới 5%) thì quá trình hô hấp càng tăng.
D. Nồng độ carbon dioxide trong không khí thuận lợi cho hô hấp tế bào là 0,03%.
-
Câu 35:
Vì sao các loại hạt được đem phơi khô trước khi đưa vào kho bảo quản?
A. Vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, tăng cường độ hô hấp của tế bào.
B. Vì để giảm hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào.
C. Vì để tăng hàm lượng nước trong hạt, tăng cường độ hô hấp của tế bào.
D. Vì để tăng hàm lượng nước trong hạt, giảm cường độ hô hấp của tế bào.
-
Câu 36:
Người ta thường cho các loại cây thủy sinh vào bể kính nuôi cá cảnh vì
A. để cá sử dụng cây thủy sinh làm thức ăn.
B. để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cá.
C. để cung cấp thêm carbon dioxide từ quá trình quang hợp của cây giúp cá hô hấp.
D. để cung cấp thêm oxygen từ quá trình quang hợp của cây giúp cá hô hấp.
-
Câu 37:
Vì sao không nên để nhiều hoa và cây xanh trong phòng ngủ kín?
A. Vì hoa và cây xanh tỏa ra mùi hương khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe.
B. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy oxygen và thải ra carbon dioxide dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
C. Vì ban ngày cây quang hợp, lấy carbon dioxide và thải ra oxygen, thừa oxygen quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
D. Vì ban đêm cây ngừng quang hợp nhưng vẫn diễn ra hô hấp, cây lấy carbon dioxide và thải ra oxygen dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con người.
-
Câu 38:
Đa số các loài thực vật có mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới vì
A. mặt trên của lá tập trung nhiều lục lạp.
B. mặt dưới của lá tập trung nhiều lục lạp.
C. mặt trên chứa ít tế bào thịt lá.
D. mặt dưới có nhiều hệ gân lá.
-
Câu 39:
Cho các hoạt động sau:
a) Tuân thủ giới hạn về tốc độ.
b) Cài dây an toàn khi ngồi trong ô tô.
c) Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn.
d) Giảm khoảng cách an toàn khi thời tiết đẹp.
e) Giảm tốc độ khi trời mưa hoặc thời tiết xấu.
g) Vượt đèn đỏ khi không có cảnh sát giao thông.
h) Nhường đường cho xe ưu tiên.
i) Nhấn còi liên tục.
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động đúng về phương diện an toàn giao thông?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 40:
Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?
A. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.
B. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.
C. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.
D. Phương án A, C đúng.