Đề thi giữa HK1 môn KHTN 7 năm 2023-2024
Trường THCS Quang Trung
-
Câu 1:
Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo.
(1). Kết luận (2). Mục đích thí nghiệm (3). Kết quả
(4). Các bước tiến hành (5). Chuẩn bị (6). Thảo luận
A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6).
B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1).
C. (1) - (2) - (6) - (3) - (5) - (4).
D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6) - (4).
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ nguyên tử và hạt nhân.
B. Electron và proton mang điện, neutron không mang điện
C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.
D. Khối lượng nguyên tử tập chung ở vỏ nguyên tử.
-
Câu 3:
Khối lượng nguyên tử của nguyên tố X bằng 19 amu, số electron của nguyên tử đó là 9. Số neutron của nguyên tử X là
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11
-
Câu 4:
Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIIA (Halogen)?
A. Chlorine, Bromine, Fluorine.
B. Fluorine, Carbon, Bromine.
C. Berylium, Carbon, Oxygen.
D. Neon, Helium, Argon.
-
Câu 5:
Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử nước là liên kết
A. cộng hóa trị.
B. ion.
C. phi kim.
D. kim loại.
-
Câu 6:
Nguyên tử Mg trở thành ion Mg2+ khi
A. Nhận thêm 1 electron.
B. Nhận thêm 2 electron.
C. Nhường đi 1 electron.
D. Nhường đi 2 electron.
-
Câu 7:
Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?
A. Chu kì
B. Nhóm
C. Loại
D. Họ
-
Câu 8:
Nguyên tố X ở chu kì 3 nhóm IA, số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. 13
B. 10
C. 12
D. 11
-
Câu 9:
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Y là 19. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn là
A. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm VIIA.
B. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA.
C. số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IIA.
D. số thứ tự 19, chu kì 3, nhóm IA.
-
Câu 10:
Nguyên tố nào được sử dụng trong việc chế tạo con chip trong máy tính?
A. Neon.
B. Chlorine.
C. Silver.
D. Silicon.
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và được xếp vào cùng một hàng.
B. Các nguyên tố cùng nhóm có tính chất gần giống nhau.
C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm được kí hiệu từ 1 đến 8.
D. Các nguyên tố trong nhóm được xếp thành một cột theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
-
Câu 12:
Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm?
A. O, S, Se.
B. N, O, F.
C. Na, Mg, K.
D. Ne, Na, Mg.
-
Câu 13:
“Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào?
A. Kĩ năng quan sát, phân loại.
B. Kĩ năng liên kết tri thức.
C. Kĩ năng dự báo.
D. Kĩ năng đo.
-
Câu 14:
Nguyên tử luôn trung hoà về điện nên
A. số hạt proton = số hạt neutron.
B. số hạt electron = số hạt neutron.
C. số hạt electron = số hạt proton.
D. số hạt proton = số hạt electron = số hạt neutron.
-
Câu 15:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. X có số đơn vị điện tích hạt nhân là
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
-
Câu 16:
Đây là sơ đồ nguyên tử nguyên tố nào?
A. Na.
B. N
C. Mg
D. Al
-
Câu 17:
Trong số các chất dưới đây, thuộc loại hợp chất có:
A. Khí hidro.
B. Nhôm.
C. Photpho.
D. Đá vôi.
-
Câu 18:
Liên kết cộng hóa trị được hình thành do
A. lực hút tĩnh điện yếu giữa các nguyên tử.
B. các cặp electron dùng chung.
C. các đám mây electron
D. các electron hoá trị.
-
Câu 19:
Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:
A. Số thứ tự của nguyên tố
B. số hiệu nguyên tử
C. Số electron lớp ngoài cùng
D. số lớp electron
-
Câu 20:
Chu kì 3 của bảng hệ thống tuần hoàn có
A. 2 nguyên tố.
B. 8 nguyên tố.
C. 10 nguyên tố.
D. 18 nguyên tố.
-
Câu 21:
Nguyên tử của nguyên tố Y có 2 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Vị trí
của Y trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 2, nhóm IVA.
B. chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. chu kỳ 2, nhóm IIA.
D. chu kỳ 4, nhóm IVA.
-
Câu 22:
Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố là phi kim?
A. Fe
B. S.
C. Al.
D. Be.
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học.
B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
-
Câu 24:
Cho các nguyên tố sau: Ge, S, Br, Pb, C, Mo, Ba, Ar, Hg. Số nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm lần lượt là
A. 4, 4, 1.
B. 4, 3, 2.
C. 5, 2, 2.
D. 5, 3, 1.
-
Câu 25:
Khối lượng nguyên tử bằng
A. tổng khối lượng các hạt proton, neutron và electron.
B. tổng khối lượng các hạt proton, neutron trong hạt nhân.
C. tổng khối lượng các hạt mang điện là proton và electron.
D. tổng khối lượng neutron và electron.
-
Câu 26:
Nguyên tử của nguyên tố X có số electron bằng 8. Tổng số hạt trong X là 24. X có số neutron là
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 27:
Cho mô hình cấu tạo của các nguyên tử A, B, D như sau:
Cho biết nguyên tử nào cùng thuộc một nguyên tố hóa học?
A. A, B, D
B. A, B
C. A, D
D. B, D.
-
Câu 28:
Chất được chia thành hai loại lớn là
A. Đơn chất và hỗn hợp.
B. Hợp chất và hỗn hợp.
C. Đơn chất, hỗn hợp, hợp chất.
D. Đơn chất và hợp chất.
-
Câu 29:
Liên kết hoá học giữa các nguyên tử oxygen và hydrogen trong phân tử nước được hình thành bằng cách
A. nguyên tử oxygen nhận electron, nguyên tử hydrogen nhường electron.
B. nguyên tử oxygen nhường electron, nguyên tử hydrogen nhận electron.
C. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung electron.
D. nguyên tử oxygen và nguyên tử hydrogen góp chung proton.
-
Câu 30:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc
A. nguyên tử khối tăng dần
B. tính kim loại tăng dần
C. điện tích hạt nhân tăng dần
D. tính phi kim tăng dần
-
Câu 31:
Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 3, nhóm VI.
B. chu kỳ 7, nhóm III.
C. chu kỳ 3, nhóm VII.
D. chu kỳ 7, nhóm VI.
-
Câu 32:
Cho biết một nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +17. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 7 electron.
B. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 17 electron.
C. Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là kim loại; có 17 proton, có 7 electron.
D. Nguyên tố X ở chu kì 2, nhóm VIIA; là phi kim; có 17 proton, có 7 electron.
-
Câu 33:
Lí do những nguyên tố hoá học của nhóm IA không thể tìm thấy dạng đơn chất trong tự nhiên:
A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động.
B. Vì chúng là những kim loại hoạt động.
C. Vì chúng do con người tạo ra.
D. Vì chúng là kim loại kém hoạt động.
-
Câu 34:
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. electron và neutron.
B. proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. electron, proton và neutron.
-
Câu 35:
Nguyên tử X có 11 proton và 12 neutron. Tổng số hạt trong nguyên tử X là
A. 23.
B. 34.
C. 35.
D. 35.
-
Câu 36:
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tố nitrogen có kí hiệu hóa học là N.
B. Những nguyên tử có cùng số protons thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Tên gọi theo IUPAC của nguyên tố có kí hiệu hóa học Ca là Carbon.
D. Bốn nguyên tố carbon, oxygen, hdrogen và nitrogen chiếm khoảng 96% trọng lượng cơ thể người.
-
Câu 37:
Đơn chất là những chất
A. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
B. được tạo nên từ một nguyên tử.
C. được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học.
D. được tạo nên từ hai nguyên tử.
-
Câu 38:
Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử muối ăn là liên kết
A. cộng hóa trị.
B. ion.
C. phi kim.
D. kim loại.
-
Câu 39:
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của
A. khối lượng
B. số proton
C. tỉ trọng
D. số neutron
-
Câu 40:
Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4