Đề thi giữa HK1 môn Hóa 11 năm 2020
Trường THPT Thanh Liêm
-
Câu 1:
Dung dịch CH3COOH 0,043M có độ điện li α = 20%. Nồng độ H+ tại thời điểm cân bằng là bao nhiêu?
A. 8,6.10-3
B. 4,3.10-2
C. 4,3.10-3
D. 8,6.10-2
-
Câu 2:
pH của dung dịch CH3-NH2 0,2M có Kb = 4,4.10-4 là bao nhiêu?
A. 0,7
B. 13,3
C. 11,63
D. 11,97
-
Câu 3:
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn khan
B. MgCl2 nóng chảy
C. KOH nóng chảy
D. HI trong dung môi nước
-
Câu 4:
Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Fe3+ và SO42- là gì?
A. FeSO4
B. Fe2(SO4)3
C. Fe(HSO4)2
D. Fe(HSO3)2
-
Câu 5:
Cho a mol N2 phản ứng với 3a mol H2, sau phản ứng áp suất của hệ giảm 10%. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 bằng bao nhiêu?
A. 30%
B. 25%
C. 20%
D. 40%
-
Câu 6:
Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch NH3.
C. Dung dịch NaCl.
D. Dung dịch H2SO4 loãng.
-
Câu 7:
Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do yếu tố nào sau đây?
A. Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính.
B. Zn(OH)2là một bazơ ít tan.
C. có khả năng tạo thành phức chất tan .
D. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu.
-
Câu 8:
Chỉ dùng dung dịch NH3 có thể nhận biết được dãy chất nào sau đây?
A. AlCl3, MgCl2, NaCl.
B. ZnCl2, MgCl2, KCl.
C. HCl, H2SO4, Na2SO4.
D. CuCl2, Ba(NO3)2, (NH4)2SO4.
-
Câu 9:
Số oxi hóa có thể có của N trong các hợp chất cộng hóa trị lần lượt là?
A. -3 và + 3.
B. -3, +3 và +5.
C. -3, + 1, +3 và +5.
D. -3, +1, +2, +3, +4 và +5.
-
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn 12,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HNO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí NO2 duy nhất. Xác định %khối lượng Fe trong hỗn hợp?
A. 46,67%
B. 53,33%
C. 40,45%
D. 59,55%
-
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít khí NO2 duy nhất ở đkc. Giá trị của V là bao nhiêu?
A. 11,2 lít
B. 5,6 lít
C. 3,36 lít
D. 10,08 lít
-
Câu 12:
Cho sơ đồ tổng hợp HNO3 như sau:
NH3→NO →NO2→HNO3
Biết hiệu suất mỗi phản ứng lần lượt là 60%; 50%; 80%.
Tính khối lượng HNO3 thu được nếu ban đầu dùng 44,8 lít khí NH3 (đktc)?
A. 30,24 gam
B. 75,60 gam
C. 50,40 gam
D. 15,12 gam
-
Câu 13:
Cho a mol kim loại Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol HNO3 thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy khí thoát ra. Vậy a,b có mối quan hệ với nhau là gì?
A. 2a=5b
B. 5a= 2b
C. a=4b
D. 4a= 3b
-
Câu 14:
Để điều chế 50 ml dung dịch HNO3 0,1M cần dùng bao nhiêu thể tích khí NH3 (đktc)?
A. 224 ml
B. 112 ml
C. 560 ml
D. 280 ml
-
Câu 15:
Khi cho kim loại Mg tác dụng với HNO3, sau phản ứng không thấy xuất hiện khí. Tổng số hệ số của các chất (là các số nguyên tối giản) có trong phương trình khi cân bằng là bao nhiêu?
A. 24
B. 22
C. 20
D. 29
-
Câu 16:
Cho cacbon tác dụng với một lượng HNO3 đặc nóng vừa đủ. Sản phẩm là hỗn hợp khí X (gồm CO2 và NO2). Tỉ khối hơi của X so với H2 bằng bao nhiêu?
A. 22,5
B. 22,8
C. 22,2
D. 22,75
-
Câu 17:
Khi so sánh NH3 và NH4+, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3
B. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3
C. NH3 có tính bazơ, NH4+có tính axit
D. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều có chứa liên kết cộng hóa trị
-
Câu 18:
(NH4)2SO4→NH4Cl→ NH4NO3
Trong sơ đồ X, Y lần lượt là các chất nào?
A. CaCl2, HNO3
B. HCl, HNO3
C. BaCl2, AgNO3
D. HCl, AgNO3
-
Câu 19:
Cho sơ đồ:
X → Y→ Z→ T→ X
Các chất X, T (đều chứa nguyên tố C trong phân tử) có thể lần lượt là những chất nào?
A. CO, NH4HCO3
B. CO2, NH4HCO3
C. CO2, Ca(HCO3)2
D. CO2, (NH4)2CO3
-
Câu 20:
Tính số mol P2O5 cần thêm vào dung dịch chứa 0,03 mol KOH để sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối K2HPO4 và KH2PO4 với số mol bằng nhau?
A. 0,01
B. 0,02
C. 0,03
D. 0,04
-
Câu 21:
Độ dinh dưỡng của phân lân là gì?
A. % K2O.
B. % P2O5.
C. % P.
D. %PO43-.
-
Câu 22:
pH của dung dịch axit HCl có nồng độ 0,01M và 2.10-7M lần lượt là bao nhiêu?
A. 2 và 6,6
B. 2 và 6,7
C. -2 và -6,6
D. -2 và -6,7
-
Câu 23:
Dung dịch Ba(OH)2 0,01M; NaOH 2,5.10-7M có pH lần lượt là bao nhiêu?
A. 2 và 6,6
B. 2 và 7,45
C. 12,3 và 7,45
D. 12,3 và 7,4
-
Câu 24:
Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH có pH=13 vào 300 m l dung dịch Ca(OH)2 0,0015M để thu được dung dịch có pH=12?
A. 7/500 lít
B. 7/300 lít
C. 7/100 lít
D. 7/200 lít
-
Câu 25:
Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X?
A. 8
B. 14
C. 12
D. 13
-
Câu 26:
Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,15M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm hai bazo NaOH 0,1M + Ba(OH)2 0,075M để thu được dung dịch có pH=2?
A. 13/70 lít
B. 15/70 lít
C. 0,65 lít
D. 1 lít
-
Câu 27:
Dung dịch NaOH có pH=11 cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH=9?
A. 2 lần
B. 20 lần
C. 50 lần
D. 100 lần
-
Câu 28:
Hiện tượng thu được khi cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm là gì?
A. Thoát ra một chất khí màu lục nhạt.
B. Thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
C. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.
D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi.
-
Câu 29:
Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện hiện tượng gì?
A. khói màu trắng.
B. khói màu tím.
C. khói màu nâu.
D. khói màu vàng.
-
Câu 30:
Trong những nhận xét dưới đây nhận xét nào là sai?
A. Nguyên tử nitơ có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 lớp electron.
B. Số hiệu của nguyên tử nitơ bằng 7.
C. 3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác.
D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p.