Trắc nghiệm Xã hội nguyên thủy Lịch Sử Lớp 6
-
Câu 1:
Theo em tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là
A. định cư.
B. làm nhà ở.
C. biết nghệ thuật.
D. mặc quần áo.
-
Câu 2:
Theo em quan hệ hợp quần xã hội đầu tiên của con người được hình thành khi nào?
A. Hình thành cùng với sự xuất hiện của Loài vượn cổ.
B. Hình thành với thời đại của Người tối cổ.
C. Hình thành cùng thời kì của Người tinh khôn.
D. Hình thành vào thời đại đá mới.
-
Câu 3:
Theo em hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là
A. Bầy người nguyên thủy.
B. Thị tộc.
C. Bộ lạc.
D. Xã hội loài người sơ khai.
-
Câu 4:
Theo em vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là
A. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
B. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
C. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.
D. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.
-
Câu 5:
Theo em thời đá mới có tiến bộ gì về lao động?
A. trồng trọt, chăn nuôi.
B. đánh cá.
C. làm đồ gốm.
D. chăn nuôi theo đàn.
-
Câu 6:
Theo em ý nào sau đây không phải là đặc điểm của thời đại đá mới?
A. Con người đã biết ghè đẽo và mài nhẵn công cụ.
B. Con người đã biết làm đồ trang sức.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
-
Câu 7:
Theo em ý nào sau đây không phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới?
A. Chuyển từ nền kinh tế thu lượm tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất.
B. Biết làm quần áo để mặc, làm nhà để ở, làm đồ trang sức bằng xương và đá.
C. Biết sáng tạo trong cuộc sống tinh thần.
D. Bắt đầu hình thành những tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy
-
Câu 8:
Theo em bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì?
A. Từ vượn thành vượn cổ.
B. Từ vượn thành Người tối cổ.
C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.
D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.
-
Câu 9:
Theo em hiểu, các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng do
A. Thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.
B. Con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.
C. Có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới; có sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.
D. Con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.
-
Câu 10:
Trong thời kì đồ đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ
A. Đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.
B. Biết tạo ra lửa.
C. Biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.
D. Biết làm đồ gốm.
-
Câu 11:
Theo em đâu là một thành tựu lớn của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo công cụ, vũ khí và cải thiện đời sống?
A. Công cụ đá ghè đẽo.
B. Công cụ đá mài.
C. Lao.
D. Cung tên.
-
Câu 12:
Theo em phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là
A. Biết chế tác công cụ lao động.
B. Biết cách tạo ra lửa.
C. Biết chế tác đồ gốm.
D. Biết trồng trọt và chăn nuôi.
-
Câu 13:
Theo em hiểu người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.
B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
-
Câu 14:
Theo em ý không phản ánh đúng đặc điểm của hợp quần xã hội đầu tiên của con người là
A. Có người đứng đầu, có đôi và có đàn.
B. Có phân công lao động giữa nam và nữ.
C. Sống quây quần trong hang động, mái đá.
D. Có sự phân hóa giàu nghèo.
-
Câu 15:
Theo em ý nào sau đây không phù hợp khi nói về loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?
A. Sống cách đây 6 triệu năm.
B. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.
C. Tay được dùng để cầm nắm.
D. Chia thành các chủng tộc lớn.
-
Câu 16:
Theo em nội dung nào sau đây thể hiện óc sáng tạo của Người tinh khôn?
A. Chế tạo ra lửa để giữ ấm và nấu chín thức ăn.
B. Biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương.
C. Sống trong hàng động, mái đã và dựng lều bằng cây.
D. Dùng đã cuội lớn đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
-
Câu 17:
Cho đến bắt đầu thời kì đá mới, cuộc sống của con người có văn hóa hơn, được thể hiện ở chỗ
A. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn
B. Biết đến chữ viết và nghệ thuật sơ khai
C. Biết cư trú theo từng gia đình
D. Biết lấy những tấm da thú để che thân và biết dùng đồ trang sức
-
Câu 18:
Theo em công cụ lao động thời đá mới có đặc điểm gì nổi bật?
A. Ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác.
B. Biết ghè hai rìa của một mảnh đá cho nó gọn và sắc cạnh hơn.
C. Biết lấy những mảnh đá đem ghè một mặt cho sắc, vừa tay cầm.
D. Biết lấy những hòn cuội lớn đem ghè cho sắc, vừa tay cầm.
-
Câu 19:
Theo em thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của Người tối cổ
A. Ăn lông ở lỗ.
B. Ăn sống nuốt tươi.
C. Nay đây mai đó.
D. Man di mọi dợ.
-
Câu 20:
Theo em biết Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm sống theo
A. thị tộc.
B. bộ lạc.
C. bầy đàn.
D. chiềng, chạ.
-
Câu 21:
Theo em phương thức sinh sống chủ yếu của Người tối cổ là
A. Săn bắn, hái lượm.
B. Săn bắt, hái lượm.
C. Trồng trọt, chăn nuôi.
D. Đánh bắt cá, làm gốm.
-
Câu 22:
Theo em biết phương thức sinh sống của người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm là
A. săn bắn, chăn nuôi.
B. săn bắt, hái lượm.
C. trồng trọt, chăn nuôi.
D. đánh bắt cá, làm gốm.
-
Câu 23:
Về mặt công cụ lao động, Người tinh khôn xuất hiện cách đây khoảng 4 vạn năm trước đây đã biết làm gì?
A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B. Ghè, đẽo một mảnh đá hoặc hòn cuội.
C. Ghè đẽo hai rìa của một mặt mảnh đá; chế tạo lao từ xương cá, cành cây được mài hoặc đẽo nhọn đầu.
D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
-
Câu 24:
Theo em có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?
A. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.
B. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.
C. Do di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Do tác động bởi quá trình lao động.
-
Câu 25:
Theo em biết cho đến thời điểm nào Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?
A. Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.
B. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Biết chế tác công cụ lao động.
D. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.
-
Câu 26:
Theo em biết công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?
A. Sơ kì đá cũ
B. Sơ kì đá mới
C. Sơ kì đá giữa
D. Hậu kì đá mới
-
Câu 27:
Theo em biết người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?
A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
-
Câu 28:
Theo em biết di cốt của người tối cổ xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.
B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.
C. Đông Phi, Giava, Bắc Kinh.
D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.
-
Câu 29:
Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của loài
A. Vượn cổ.
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn giai đoạn đầu.
D. Cả vượn cổ và Người tối cổ.
-
Câu 30:
Theo em biết xương hóa thạch của loài vượn cổ xuất hiện khoảng 6 triệu năm trước đây được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á
B. Đông Phi, Tây Á, Việt Nam
C. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.
D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.
-
Câu 31:
Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa của loài người?
A. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.
B. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.
C. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình, tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.
D. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.
-
Câu 32:
Đặc điểm ngoại hình của người tình khôn có điểm gì khác so với người tối cổ?
A. Đứng thẳng, trán cao, mặt phẳng, bàn tay nhỏ, hàm lui vào, răng gọn, đều...
B. Đứng thẳng, trán dô, mặt phẳng, bàn tay nhỏ, hàm lui vào, răng gọn, đều...
C. Đứng thẳng, trán dô, tay dài quá đầu gối, răng đều.
D. Đứng thẳng, trán dô, mặt phẳng, tay chân dài.
-
Câu 33:
Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi nào?
A. Sản phẩm thừa thường xuyên
B. Tư hữu xuất hiện
C. Cuộc sống thấp kém
D. Cụng cụ kim loại xuất hiện
-
Câu 34:
Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì?
A. Từ vượn thành vượn cổ.
B. Từ vượn thành Người tối cổ.
C. Từ người tối cổ sang người tinh khôn.
D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.
-
Câu 35:
Phương thức sinh sống của người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm là gì?
A. săn bắn, chăn nuôi.
B. săn bắt, hái lượm.
C. trồng trọt, chăn nuôi.
D. đánh bắt cá, làm gốm.
-
Câu 36:
Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào trên thế giới?
A. Đông Phi, đảo Giava, gần Bắc Kinh (Trung Quốc).
B. Nam Phi, đảo Giava, Bắc Kinh (Trung Quốc).
C. Tây Á, Bắc Kinh (Trung Quốc), Đông Nam Á.
D. Trung Á, Đông Nam Á, Đông Phi.
-
Câu 37:
Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam?
A. Lạng Sơn, Thanh Hóa
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Hòa Bình, Lai Châu
D. Quảng Nam, Quảng Ngãi
-
Câu 38:
Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy?
A. Sự xuất hiện của công cụ kim khí
B. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu
C. Sự phát triển của sản xuất
D. Sự phát triển của đời sống vật chất- tinh thần của con người
-
Câu 39:
Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người tối cổ là
A. Đột biến gen.
B. nguồn thức ăn dồi dào.
C. xuất hiện công cụ bằng kim loại.
D. quá trình lao động.
-
Câu 40:
Ý nào sau đây cho thấy sự phát triển về đời sống của người tinh khôn so với người tối cổ?
A. biết săn bắt, hái lượm.
B. biết ghè đẽo đá làm công cụ.
C. biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn và xua đuổi thú dữ.
D. trồng rau, trồng lúa và chăn nuôi gia súc, biết làm đồ trang sức.
-
Câu 41:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của người tinh khôn?
A. Biết trồng trọt chăn nuôi
B. Đứng thẳng hoàn toàn
C. Thể tích não phát triển
D. Sống thành bầy
-
Câu 42:
Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ là
A. Từ vượn cổ phát triển thành người
B. Từ người tối cổ phát triển thành người tinh khôn
C. Sự hình thành các chủng tộc trên thế giới
D. Sự hình thành các quốc gia dân tộc trên thế giới
-
Câu 43:
Người tối cổ không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước cầm nắm.
B. Sống bằng việc săn bắt, hái lượm.
C. Biết sử dụng những cành cây, hòn đá làm công cụ.
D. Tổ chức xã hội là thị tộc bộ lạc.
-
Câu 44:
Theo quan điểm của Đác-uyn, loài người tiến hóa từ
A. một loài khỉ
B. một loài vượn cổ
C. mộ loài tinh tinh
D. một loài đười ươi
-
Câu 45:
Sản phẩm dư thừa tạo ra trong xã hội nguyên thủy được phân chia như thế nào?
A. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người.
B. Người đứng đầu thị tộc chiếm giữ.
C. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
-
Câu 46:
Đặc điểm cơ bản của chế độ thị tộc là gì?
A. nhóm người có chung dòng máu sống riêng biệt, không hợp tác kiếm sống.
B. nhóm người hơn 10 gia đình không có quan hệ huyết thống, sống cùng nhau.
C. nhóm người gồm vài gia đình, có quan hệ họ hàng, sống chung với nhau.
D. tập hợp vài gia đình sống ở cùng địa bàn, hợp tác để kiếm sống.
-
Câu 47:
Tổ chức xã hội của người tối cổ có điểm gì nổi bật?
A. sống thành một nhóm gia đình, có người đứng đầu.
B. sống thành nhiều nhóm gia đình, có người đứng đầu.
C. sống thành từng bầy, gồm vài chục người, trong hang động, mái đá.
D. sống thành từng gia đình, trong hang động, mái đá, hoặc ngoài trời.
-
Câu 48:
Thị tộc là
A. 1 nhóm người không cùng huyết thống gồm vài gia đình
B. Nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu
C. Nhóm người có khoảng hơn 5 gia đình, gồm 2 thế hệ già trẻ co chung dòng máu
D. Là 1 nhóm người sống chung với nhau
-
Câu 49:
Đời sống của thị tộc đã cao hơn, đầy đủ hơn so với người tối cổ ở điểm nào?
A. Họ đã biết làm nhà chòi để ở
B. Chế tạo công cụ
C. A, B đúng
D. A, B sai
-
Câu 50:
Con người phát hiện ra kim loại và biết chế tạo vào thời gian
A. thế kỉ IV TCN
B. thế kỉ V TCN
C. thế kỉ VI TCN
D. thế kỉ VII TCN