Trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Việt Nam là thành viên của những tổ chức
A. ASEAN, APEC, ASEM, WB.
B. ASEAN, EU, ASEM, WB.
C. ASEAN, APEC, ASEM, NAFTA.
D. ASEAN, EU, ASEM, WB.
-
Câu 2:
Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của WTO
A. 149.
B. 150.
C. 151.
D. 152.
-
Câu 3:
Ngành đổi mới trước ngành công nghiệp và dịch vụ là
A. Nông nghiệp.
B. Du lịch.
C. Giao thông vận tải.
D. Chăn nuôi.
-
Câu 4:
Tại Đại hội lần thứ VI năm 1986, Đảng và nhà nước ta đã có quyết định quan trọng là
A. Đường lối đổi mới được hình thành và khẳng định.
B. Tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Có chính sách đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp.
D. Tham gia tổ chức WTO – Tổ chức thương mại thế giới.
-
Câu 5:
Năm 1995 Việt Nam gia nhập tổ chức nào?
A. WTO.
B. EU.
C. ASEAN.
D. NAFTA.
-
Câu 6:
Công cuộc Đổi mới được manh nha từ năm
A. 1982.
B. 1981.
C. 1980.
D. 1979.
-
Câu 7:
Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là
A. bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.
B. trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
C. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
D. tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
-
Câu 8:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nền kinh tế nước ta trước thời kì Đổi mới?
A. Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
B. Tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài.
C. Chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh.
D. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
-
Câu 9:
Thành tựu nào sau đây của nước ta không phải có được là chỉ nhờ vào Đổi mới?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm.
B. Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
C. Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật.
D. Trở thành nước xuất khẩu khá lớn một số mặt hàng.
-
Câu 10:
Thành tựu nào sau đây không thuộc lĩnh vực cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
A. Các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
B. Công cuộc xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả cao.
C. Các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được hình thành.
D. Vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
-
Câu 11:
Trong cơ cấu kinh tế thời kì Đổi mới, tỉ trọng tăng nhanh nhất thuộc về khu vực
A. Công nghiệp và dịch vụ.
B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp và xây dựng.
D. Dịch vụ.
-
Câu 12:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt, đó là:
A. các vùng chuyên canh nông nghiệp được phát triển.
B. tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp giảm.
C. hội nhập kinh tế được đẩy mạnh.
D. một số mặt hàng được xuất khẩu lớn.
-
Câu 13:
Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành là
A. các vùng kinh tế trọng điểm được hình thành.
B. tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm.
C. các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn được phát triển.
D. vùng sâu, vùng xa, vùng núi,... được ưu tiên phát triển.
-
Câu 14:
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta nhiều năm qua đã không làm được việc
A. Giảm tỉ lệ nghèo chung.
B. Giảm tỉ lệ nghèo lương thực.
C. Tăng tỉ lệ người giàu.
D. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
-
Câu 15:
Thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá được biểu hiện
A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
B. Các vùng chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp phát triển mạnh.
C. Tỉ trọng của khu vực nông nghiệp giảm, của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh.
D. Vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới, hải đảo được ưu tiên phát triển.
-
Câu 16:
Định hướng chính về tài nguyên môi trường để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta là
A. thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.
B. đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
C. có giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững.
D. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.
-
Câu 17:
Thành tựu nào sau đây của nước ta không phải là thành tựu trực tiếp của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực?
A. Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
B. Giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.
C. Ngoại thương phát triển mạnh.
D. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện.
-
Câu 18:
Thành tựu to lớn của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta về kinh tế - xã hội ỉà đẩy mạnh hợp tác về:
A. an ninh quốc phòng.
B. khai thác tài nguyên
C. bảo vệ môi trường.
D. kinh tế - khoa học kĩ thuật.
-
Câu 19:
Nguồn vốn nào sau đây không phải hoàn toàn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài?
A. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
B. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
C. Đầu tư gián tiếp của nước ngoài (FPI).
D. Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT)
-
Câu 20:
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm
A. 1987.
B. 1997.
C. 2007.
D. 2017.
-
Câu 21:
Việt Nam là thành viên của ASEAN từ năm
A. 1985.
B. 1995.
C. 2005.
D. 2015.
-
Câu 22:
Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ đầu năm
A. 1985.
B. 1995.
C. 2005.
D. 2015.
-
Câu 23:
Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hoá là:
A. tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài về vốn.
B. cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn.
C. tiếp cận nguồn lực thế giới về công nghệ.
D. tận dụng được thị trường thế giới và khu vực.
-
Câu 24:
Thành tựu to lớn về xã hội do công cuộc Đổi mới đưa lại cho nước ta là
A. nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoàn kinh tế - xã hội kéo dài.
B. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
C. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
D. xoá đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống nhân dân.
-
Câu 25:
Đường lối Đổi mới của nước được khẳng định từ năm
A. 1976.
B. 1986.
C. 1996.
D. 2016.
-
Câu 26:
Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?
A. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
C. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
D. Đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hoá, tập trung.
-
Câu 27:
Lĩnh vực đầu tiên của công cuộc Đổi mới ở nước ta là:
A. công nghiệp.
B. dịch vụ.
C. nông nghiệp.
D. tiểu thủ công nghiệp.
-
Câu 28:
Nước ta đi lên từ một nước chủ yếu là
A. công nghiệp nhẹ.
B. nông nghiệp.
C. Lâm nghiệp.
D. ngư nghiệp.