Trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Sản phẩm du lịch nào đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ ?
A. Tham quan thủ đô Hà Nội
B. Nghiên cứu văn hóa
C. Nghỉ dưỡng, giải trí
D. Cả A, B, C
-
Câu 2:
Trong tổ chức lãnh thổ du lịch có mấy vùng du lịch ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 3:
Hệ thống chỉ tiêu phân vùng du lịch là gì ?
A. Số lượng, chất lượng tài nguyên
B. Cơ sở vật chất, kĩ thuật
C. Trung tâm tạo vùng
D. Cả A, B, C
-
Câu 4:
Tiểu vùng du lịch là gì ?
A. Tập hợp các điểm du lịch
B. Tập hợp các trung tâm du lịch
C. Tập hợp các Á vùng du lịch
D. Cả A, B đúng
-
Câu 5:
Á vùng du lịch là gì ?
A. Tập hợp các điểm du lịch
B. Tập hợp các tiểu vùng du lịch
C. Tập hợp các trung tâm du lịch
D. Cả A, B, C
-
Câu 6:
Trung tâm du lịch là gì ?
A. Sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch
B. Sự kết hợp của các tuyến du lịch
C. Sự kết hợp của các đô thị du lịch
D. Sự kết hợp của các trung tâm du lịch
-
Câu 7:
Cảnh quan nông nghiệp lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch nào nước ta?
A. Bắc Bộ
B. Nam Trung Bộ
C. Tây Nam Bộ
D. Bắc Trung Bộ
-
Câu 8:
Thành phố du lịch nổi tiếng nhất Tây Nguyên là ?
A. Đà Lạt
B. Nha Trang
C. Bình Định
D. Huế
-
Câu 9:
Hình thức biễu diễn của đờn ca tài tử thuộc tiểu vùng du lịch nào nước ta?
A. Tây Nam Bộ
B. Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 10:
Trong tiểu vùng du lịch Nam Trung Bộ, dân tộc Chăm chủ yếu sống ở các tỉnh:
A. Ninh Thuận
B. Bình Thuận
C. Bình Định
D. Cả A, B, C
-
Câu 11:
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?
A. 2003
B. 2004
C. 2005
D. 2006
-
Câu 12:
Lễ hội Kate ở tỉnh Ninh Thuận thuộc nhóm lễ hội của dân tộc nào?
A. Kinh
B. Chăm
C. Khmer
D. Bana
-
Câu 13:
Vùng du lịch Bắc bộ chia thành bao nhiêu tiểu vùng du lịch ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Các điểm du lịch nào ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây bắc ?
A. SaPa
B. Thác Bà
C. Điện Biên
D. Cả A, B, C
-
Câu 15:
Điểm du lịch Sapa thuộc tiểu vùng du lịch nào phía Bắc ?
A. Miền núi Tây Bắc
B. Duyên hải Đông Bắc
C. Du lịch trung tâm
D. Miền núi Đông Bắc
-
Câu 16:
Điểm du lịch Hạ Long thuộc tiểu vùng du lịch nào nước ta ?
A. Miền núi Đông Bắc
B. Miền núi Tây Bắc
C. Du lịch trung tâm
D. Duyên Hải Đông Bắc
-
Câu 17:
Điểm du lịch Sầm Sơn thuộc tỉnh nào nước ta ?
A. Thanh Hóa
B. Hà Tĩnh
C. Quảng Ngãi
D. Quảng Trị
-
Câu 18:
Điểm du lịch Tam Đảo thích hợp đối với loại du lịch nào ?
A. Nghỉ mát, nghỉ dưỡng
B. Nghiên cứu, khám phá
C. Giải trí
D. Thể thao, leo núi
-
Câu 19:
Điểm du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương thích hợp đối với loại hình du lịch nào ?
A. Tham quan nghiên cứu du lịch
B. Nghỉ dưỡng
C. Khám phá
D. Thể thao
-
Câu 20:
Các điểm du lịch nào sau đây thuộc trung tâm du lịch Hà Nội:
A. Hồ Tây
B. Chùa Hương
C. Đền Hùng
D. Cả A, B, C
-
Câu 21:
Khu đền thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng về:
A. Quần thể kiến trúc độc đáo
B. Khu di tích đền đài
C. Nơi thờ cúng các vị thần linh
D. Cả A, B, C
-
Câu 22:
Di tích thánh địa Mỹ Sơn là khu đền tháp của dân tộc nào nước ta ?
A. Chăm
B. Khmer
C. Kinh
D. Hồi
-
Câu 23:
Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm:
A. 2001
B. 2002
C. 2003
D. 2004
-
Câu 24:
Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là di sản văn gì ?
A. Di sản văn hóa vật thể
B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Di sản văn hóa tư liệu
D. Di sản văn hóa phi tư liệu
-
Câu 25:
Logo tỉnh Đồng Tháp có hình ảnh loài chim nào?
A. Đại bàng
B. Sếu đầu đỏ
C. Én vàng
D. Chuột vàng
-
Câu 26:
Tại sao Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Công?
A. Việt Nam kém phát triển hơn các nước còn lại.
B. Để sử dụng nguồn tài nguyên của sông Mê Công hiệu quả.
C. Việt Nam nằm ở đầu nguồn sông Mê Công.
D. Các nước mang lại nhiều tài nguyên cho Việt Nam.
-
Câu 27:
Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, Việt Nam không cần hợp tác chặt chẽ với quốc gia nào dưới đây?
A. Ma-lai-xi-a.
B. Trung Quốc.
C. Thái Lan.
D. Cam-pu-chia.
-
Câu 28:
Vấn đề các nước lớn như Hoa Kì, Trung Quốc, Liên Bang Nga độc quyền, bá quyền nhiều mặt về kinh tế - xã hội ảnh hướng đến
A. xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
B. các nước có nền kinh tế kém phát triển.
C. các nước ở khu vực châu Phi và Nam Mĩ.
D. kinh tế của các cường quốc kinh tế (Hoa Kì, Nga,…).
-
Câu 29:
Thách thức lớn nhất của Việt Nam trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là
A. Ô nhiễm môi trường gia tăng.
B. Tình trạng độc quyền, bá quyền của các nước lớn.
C. Tự do hoá thương mại ngày càng mở rộng.
D. Sự phân hoá giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân
-
Câu 30:
Những diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cho thấy xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay là
A. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.
B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến.
C. Thương mại quốc tế phát triển rộng khắp.
D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn.
-
Câu 31:
Ngày càng nhiều có tổ chức kinh tế, xã hội ra đời với thành viên là nhiều nước, nhiều khu vực,.. Điều đó thể hiện
A. Các nước quan tâm đến các hoạt động kinh tế, xã hội.
B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến.
C. Các hoạt động thương mại quốc tế phát triển rộng khắp.
D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn.
-
Câu 32:
Xu thế lớn tác động đến nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời đại ngày nay là
A. phát triển nền kinh tế trí thức.
B. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C. phát triển công nghệ cao.
D. toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế.
-
Câu 33:
Toàn cầu hóa là xu thế của
A. các nước kém phát triển.
B. các nước đang phát triển.
C. các nước phát triển.
D. của toàn thế giới.
-
Câu 34:
Nhân tố đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay là
A. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.
B. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội.
D. Dân cư và nguồn lao động có kĩ thuật.
-
Câu 35:
Đường lối phát triển kinh tế – xã hội có vai trò
A. then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
B. quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
C. tiền đề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
D. không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
-
Câu 36:
Định hướng nào không phải là biện pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta?
A. Tăng trưởng xóa đói giảm nghèo.
B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
D. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.
-
Câu 37:
Mục tiêu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là
A. Đồng bộ thể chế kinh tế thị trường.
B. Đẩy mạnh các hợp tác xã phát triển.
C. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
D. Hạn chế tham gia các tổ chức trên thế giới.
-
Câu 38:
Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây?
A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
-
Câu 39:
Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội của các dân tộc.
B. Phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc ở Việt Nam.
C. Thực hiện đổi mới kinh tế xã hội từ những năm 1986.
D. Khắc phục được hậu quả của chiến tranh Pháp - Mĩ.
-
Câu 40:
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ
A. khi nước ta dành độc lập năm 1945.
B. sau khi kháng chiến chống Pháp thành công năm 1954.
C. công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội năm 1986.
D. sau khi nước ta gia nhập ASEAN 1995 và WTO 2007.
-
Câu 41:
Ở nước ta có thời kì lạm phát kéo dài vào những năm
A. Trước những năm 1975.
B. Trong những năm 1975 – 1986.
C. Những năm 1986 – 2007.
D. Sau những năm 2007.
-
Câu 42:
Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế ở nước ta sau năm 1975 là
A. nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.
B. tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.
C. lạm phát kéo dài, có thời kì lên tới 3 con số.
D. tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.
-
Câu 43:
Nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào?
A. phía Bắc, phía Nam và miền Trung.
B. phía Bắc, Bắc Trung Bộ và phía Nam.
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
-
Câu 44:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay là
A. Ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên.
B. Ngành nông nghiệp có xu hướng tăng lên.
C. Ngành dịch vụ có xu hướng giảm mạnh.
D. Ngành nông nghiệp giảm, ngành công nghiệp tăng.
-
Câu 45:
Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta có sự chuyển biến rõ nét được thể hiện
A. Xây dựng cơ chế thị trường năng động.
B. Nâng cao đời sống của nhân dân.
C. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
D. Xóa bỏ cơ chế bao cấp.
-
Câu 46:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay?
A. cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.
B. khu vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
C. tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
D. tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm.
-
Câu 47:
Thành tựu quan trọng nhất của công cuộc Đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội.
B. Phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc.
C. Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài.
D. Khắc phục được hậu quả của chiến tranh.
-
Câu 48:
Ngành thương mại có sự phát triển mạnh từ sau năm 2007 đến nay là do
A. Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
B. Việt Nam gia nhập WTO năm 2007.
C. Mĩ bỏ cấm vận hàng hóa của Việt Nam.
D. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN.
-
Câu 49:
WTO là tên viết tắt của tổ chức
A. Thương mại thế giới.
B. Quỹ tiền tệ quốc tế.
C. Khu vực mậu dịch tự do châu Á.
D. Diễn đàn hợp tác các kinh tế châu Á -Thái Bình Dương.
-
Câu 50:
Từ những năm 1979 đã bắt đầu
A. phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. manh nha công cuộc đổi mới kinh tế xã hội.
C. tham gia nhiều tổ chức trên thế giới.
D. phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.