Trắc nghiệm Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập Địa Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Theo thực tế lịch sử năm 1995 Việt Nam gia nhập tổ chức nào?
A. WTO
B. EU
C. ASEAN
D. NAFTA
-
Câu 2:
Vấn đề quan trọng để loại hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam phát triển đạt hiệu quả là gì?
A. Phân chia trách nhiệm giữa các bên tham gia (chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư tham gia phục vụ du khách)
B. Phân chia quyền lợi giữa các bên tham gia (chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư tham gia phục vụ du khách)
C. Phân chia lượng khách đối đến đối với địa phương (chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư tham gia phục vụ du khách)
D. Phân chia quyền hạn giữa các bên tham gia (chính quyên địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư tham gia phục vụ du khách)
-
Câu 3:
Du lịch cộng đồng nhấn mạnh vào những yếu tố nào ?
A. Yếu tố là tự nhiên — môi trường và con người
B. Yếu tố kinh tế và xã hội
C. Yếu tố môi trường và trái đất
D. Yếu tố văn hoá và lịch sử
-
Câu 4:
Loại hình du lịch nào được coi là loại hình du lịch đặc biệt của du lịch văn hoá?
A. Du lịch tâm linh
B. Du lịch lễ hội
C. Du lịch thiền
D. Du lịch hội chợ
-
Câu 5:
Nhiệm vụ của loại hình du lịch văn hoá là gì?
A. Giữ gìn, phát huy, quảng bá giá trị nhân văn
B. Khai thác di sản và truyền thống văn hoá dân tộc
C. Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 6:
Du lịch văn hoá là loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu nào của du khách?
A. Tìm hiểu bề dày lịch sử, văn hoá của từng địa điểm thông qua các di tích lịch sử, đền đài, các công trình văn hoá
B. Tìm hiểu thiên nhiên, sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên
C. Tìm cơ hội kinh doanh và phát triển hoạt động kinh doanh
D. Tìm cơ hội trải nghiệm những cảm giác nguy hiểm
-
Câu 7:
Loại hình du lịch văn hoá dựa vào loại hình tài nguyên nào sau đây để hình thành và phát triển?
A. Tài nguyên du lịch tự nhiên
B. Tài nguyên du lịch nhân văn
C. Tài nguyên khoáng sản
D. Tài nguyên địa chất
-
Câu 8:
Tài nguyên du lịch nào sau đây quan trọng nhất đối với sự phát triển của loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở Viêt Nam?
A. Hệ thống di tích lịch sử, văn hoá
B. Đường bờ biển dài và vùng đồi núi có khí hậu thuận lợi
C. Hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên
D. Hệ thống vườn quốc gia
-
Câu 9:
Loại hình du lịch nghỉ dưỡng phát triển mạnh ở Việt Nam bởi lý do nào ?
A. Thói quen du lịch của người Việt Nam
B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi đê phát triên du lịch nghỉ dưỡng
C. Quy hoạch phát triên du lịch của quôc gia là du lịch nghỉ dưỡng
D. Các loại hình khác kém hấp dẫn so với du lịch nghỉ dưỡng
-
Câu 10:
Điều kiện nào là điều kiện quan trọng nhất để hình thành và phát triển du lịch nghỉ dưỡng?
A. Chiến lược phát triển du lịch của địa phương
B. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
C. Hệ thống tài nguyên du lịch
D. Cơ sở hạ tầng vật chất, kĩ thuật phục vụ du lịch
-
Câu 11:
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng điển hình của Việt Nam là gì?
A. Du lịch biển
B. Du lịch núi
C. Du lịch nông thôn
D. Du lịch đảo
-
Câu 12:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất nông nghiệp bị thu hẹp là gì ?
A. tốc độ tăng dân số nhanh
B. đất phục vụ các ngành khác tăng
C. đô thị hoá quá nhanh
D. cả 3 nguyên nhân đưa ra
-
Câu 13:
Về mặt kinh tế- xã hội, Việt Nam là nơi hội tụ của các nền văn minh nào ?
A. Đông Nam Á, Ấn Độ
B. Châu Á, Trung Hoa
C. Châu Á, Thái Bình Dương
D. Trung Hoa, Ấn Độ
-
Câu 14:
Ý nghĩa quan trọng nhất về kinh tế của vị trí địa lý Việt Nam thể hiện ở mặt nào?
A. du lịch quốc tế
B. nông nghiệp quốc tế
C. công nghiệp quốc tế
D. vận tải quốc tế
-
Câu 15:
Hạn chế và tồn tại lớn nhất hiện nay để Việt Nam tham gia hội nhập là gì ?
A. Trình độ lạc hậu về khoa học, kỹ thuật, quản lý
B. Còn chịu những hậu quả to lớn dai dẳng của chiến tranh
C. Những hạn chế của cơ chế thị trường
D. Mức sống thấp, nhiều tệ nạn xã hội
-
Câu 16:
Lợi thế quan trọng nhất hiện nay để Việt Nam tham gia hội nhập nền kinh tế thế giới là gì ?
A. Vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên giàu có
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú
C. Nằm trong khu vực Đông Á
D. Đường lối đổi mới, với chính sách mở cửa
-
Câu 17:
Đền Hùng là nơi thờ phụng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay thuộc tỉnh nào?
A. Tuyên Quang
B. Phú Thọ
C. Hà Nội
D. Yên Bái
-
Câu 18:
Vọng cổ là điệu nhạc đặc trưng của người dân vùng nào nước ta?
A. Đông Nam Bộ
B. Nam Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Tây Nam Bộ
-
Câu 19:
Thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất của Việt Nam nằm trên biên giới của Việt Nam với quốc gia nào?
A. Lào
B. Campuchia
C. Trung Quốc
D. Thái Lan
-
Câu 20:
Ở Việt Nam, thành phố nào nổi tiếng là nơi du khách có thể trải nghiệm 4 mùa trong 1 ngày?
A. Sapa
B. Tam Đảo
C. Đà Lạt
D. Đà Nẵng
-
Câu 21:
Phiên chợ tình độc đáo nổi tiếng Khâu Vai thuộc tỉnh thành nào của Việt Nam?
A. Lào Cai
B. Lai Châu
C. Hà Giang
D. Điện Biên
-
Câu 22:
Văn hóa cồng chiêng nổi tiếng nhất ở vùng lãnh thổ nào của Việt Nam?
A. Đông Nam Bộ
B. Tây Nam Bộ
C. Tây Nguyên
D. Duyên Hải Nam Trung Bộ
-
Câu 23:
Khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch , cần phải lưu ý đến các đặc điểm nào ?
A. Thời gian lễ hội, quy mô của lễ hội, mức độ bảo tồn giá trị truyền thống của lễ hội
B. Quy mô của lễ hội, mức độ bảo tồn giá trị truyền thống của lễ hội, địa điểm lễ hội
C. Quy mô của lễ hội, địa điểm lễ hội, thời gian lễ hội
D. Thời gian lễ hội, mức độ bảo tồn giá trị truyền thống của lễ hội, địa điểm lễ hội
-
Câu 24:
Di sản hỗn hợp duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á được UNESCO công nhận là gì?
A. Quần thể di tích cố đô Huế
B. Thánh địa Mỹ Sơn
C. Quần thể danh thắng Tràng An
D. Vịnh Hạ Long
-
Câu 25:
Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam được UNESCO công nhận gồm có những địa danh nào ?
A. Địa đạo Củ Chi, cố đô Hoa Lư, Cột cờ, khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
B. Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, thành nhà Hồ, hoàng thành Thăng Long
C. Khu di tích lịch sử Kim Liên, Cổ Loa, quần thể di tích danh thắng Yên Tử
D. Bãi cọc Bạch Đằng, nhà thờ Phát Diệm, đền Kiếp Bạc, đền Hùng
-
Câu 26:
Các di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam được UNESCO công nhận gồm có địa danh nào ?
A. Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, cao nguyên đá Đồng Văn
B. Quần thể danh thắng Tràng An, vườn quốc gia Cát Bà, vườn quốc gia Ba Bể
C. Vườn quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn thiên nhiên Mường Tè
D. Khu dự trữ sinh quyển Langbiang, vườn quốc gia Hoàng Liên
-
Câu 27:
Làng nghề lụa nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ nước ta là làng nào sau đây?
A. Làng lụa Duy Xuyên
B. Làng nghề lụa Tân Châu
C. Làng lụa Vạn Phúc
D. Làng lụa Hội An
-
Câu 28:
Du lịch Hà Nội có thế mạnh khai thác phát triển loại hình du lịch nào sau đây?
A. Du lịch nghỉ dưỡng
B. Du lịch văn hóa
C. Du lịch thể thao
D. Du lịch mạo hiểm
-
Câu 29:
Yếu tố nào dưới đây tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch của Hội An?
A. Hệ thống đền đài đồ sộ
B. Điều kiện khi hậu mát mẻ
C. Không gian kiến trúc cực kỳ đặc sắc
D. Tất cả các ý kiến nêu trên
-
Câu 30:
Yếu tố nào dưới đây tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch của Cố Đô Huế?
A. Đây là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam
B. Hình ảnh cung đình còn nguyên, lăng tẩm của vua chúa mang vẻ độc đáo
C. Hệ thống đền đài đồ sộ
D. Điều kiện khí hậu mát mẻ
-
Câu 31:
Ở Việt Nam, cáp treo được lập kỉ lục là cáp treo dài nhất thế giới nằm ở công trình nào?
A. Cáp treo vượt biển vịnh Vinpearl Land (Khánh Hòa)
B. Cáp treo Phanxipang (Lào Cai)
C. Cáp treo Tây Thiên (Vĩnh phúc)
D. Cáp treo Bà Nà (Đà Nẵng)
-
Câu 32:
Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới tại Việt Nam vào khoảng thời gian nào?
A. 2003
B. 2005
C. 2007
D. 2009
-
Câu 33:
Nghi lễ và trò chơi kéo co của nước ta được UNESCO công nhận là di sản phi vật thế giới vào năm nào ?
A. Năm 2010
B. Năm 2012
C. Năm 2014
D. Năm 2015
-
Câu 34:
Lễ hội bỏ mả chủ yếu diễn ra tại vùng nào?
A. Đồng bằng Sông Cửu Long
B. Đông Nam Bộ
C. Duyên Hải Nam Trung Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 35:
Làng cổ Đường Lâm thuộc khu vực nào?
A. Đan Phượng - Hà Nội
B. Sơn Tây – Hà Nội
C. Ba Vì – Hà Nội
D. Phúc Thọ - Hà Nội
-
Câu 36:
Đặc điểm giống nhau về tiềm năng giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Phát triển thủy điện
B. Có các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ
C. Có một mùa đông lạnh
D. Có các vũng, vịnh để xây dựng cảng
-
Câu 37:
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu tiêu biểu nhất của Việt Nam và phát triển nhất ở khu vực nào ?
A. Bắc Bộ
B. Tây Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ
D. Nam Bộ
-
Câu 38:
Sản phẩm du lịch gồm có :
A. Dịch vụ du lịch
B. Loại hình du lịch
C. Tài nguyên du lịch
D. Cả A, B, C
-
Câu 39:
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch như thế nào ?
A. Dựa vào bản sắc văn hóa của dân tộc
B. Dựa vào tài nguyên thiên nhiên
C. Dựa vào các di sản văn hóa
D. Dựa vào các di tích lịch sử
-
Câu 40:
Vườn quốc gia YoK Đôn thuộc tiểu vùng du lịch nào ?
A. Tây Nguyên
B. Nam Trung Bộ
C. Tây Nam Bộ
D. Đông Nam Bộ
-
Câu 41:
Hình thức du lịch chợ nổi trên sông thuộc tiểu vùng du lịch nào ?
A. Tây Nam Bộ
B. Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Tây Nguyên
-
Câu 42:
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển vào năm nào?
A. 1998
B. 1999
C. 2000
D. 2001
-
Câu 43:
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nằm ở tiểu vùng du lịch nào ?
A. Đông Nam Bộ
B. Nam Trung bộ
C. Tây Nguyên
D. Tây Nam Bộ
-
Câu 44:
Địa danh du lịch nào gắn liền với những hình ảnh những cồn cát có một không hai ở Việt Nam ?
A. Cam Ranh
B. Phan Rang
C. Mũi Né
D. Cà Ná
-
Câu 45:
Điểm du lịch nào sau đây nổi tiếng ở duyên hải Nam Trung Bộ ?
A. Nha Trang
B. Vịnh Vân Phong
C. Mũi Né
D. Cả A, B, C
-
Câu 46:
Vọng cổ là điệu nhạc đặc trưng của người dân của tiểu vùng du lịch nào ?
A. Đông Nam Bộ
B. Nam Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Tây Nam Bộ
-
Câu 47:
Tam giác tăng trưởng du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là ở đâu ?
A. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Đà Lạt
B. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Bình Thuận
C. Hồ Chí Minh – Bình Thuận – Nha Trang
D. Hồ Chí minh – Bình Thuận – Đà Lạt
-
Câu 48:
2 trung tâm du lịch lớn của vùng du lịch Bắc Trung Bộ là gì ?
A. Quảng Bình – Đà Nẵng
B. Huế - Quảng Nam
C. Huế - Đà Nẵng
D. Quảng Bình – Huế
-
Câu 49:
Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Bắc Trung Bộ là gì ?
A. Thể thao nghỉ dưỡng
B. Tham quan di tích văn hóa lịch sử
C. Tham quan, nghiên cứu các hang động
D. Cả A, B, C
-
Câu 50:
Vịnh Hạ Long, quần đảo Cát Bà, bãi biển Trà Cổ thuộc tiểu vùng du lịch nào nước ta ?
A. Duyên hải Đông Bắc
B. Du lịch Trung Tâm
C. Miền núi Tây Bắc
D. Miền núi Đông Bắc