Trắc nghiệm Văn minh Đại Việt Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Nhân vật nào sau đây là nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam thời kì phong kiến?
A. Lê Văn Hưu.
B. Lương Thế Vinh.
C. Phan Huy Chú.
D. Ngô Sĩ Liên.
-
Câu 2:
Đâu là hai xu hướng nhằ phát triển tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt?
A. Dân chủ và bình đẳng.
B. Bình đẳng và văn minh.
C. Dân tộc và dân chủ.
D. Dân tộc và thân dân.
-
Câu 3:
Ở Việt Nam, các triều đại theo thể chế nào sau đây?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Dân chủ đại nghị.
D. Dân chủ chủ nô.
-
Câu 4:
Hoàn thành nội dung sau:.......... là trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV.
A. Thăng Long.
B. Thanh Hà.
C. Phố Hiến.
D. Hội An.
-
Câu 5:
Đáp án nào không phải chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?
A. Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
B. Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất.
C. Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
D. Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.
-
Câu 6:
Đâu là cơ sở hình thành văn minh Đại Việt?
A. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
B. quá trình áp đặt về kinh tế lên các quốc gia láng giềng.
C. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại.
D. sự kế thừa những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
-
Câu 7:
Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây giữ địa vị độc tôn ở nước ta?
A. Phật giáo.
B. Đạo giáo.
C. Nho giáo.
D. Công giáo.
-
Câu 8:
Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
A. Lý.
B. Trần.
C. Lê sơ.
D. Nguyễn.
-
Câu 9:
Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là
A. Phố Hiến.
B. Hội An.
C. Thanh Hà.
D. Thăng Long.
-
Câu 10:
Một trong những thành tựu quan trọng về kiến trúc của tiền văn minh Đại Việt là
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Kinh đô Phong Châu.
C. Thành Cổ Loa.
D. Quần thể tháp Bánh Ít.
-
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phải là tín ngưỡng của cư dân trong nền văn minh Đại Việt?
A. Thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với đất nước.
B. Tôn trọng giá trị văn hoá truyền thống.
C. Thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ tổ nghề.
D. Thờ thần Mặt Trời và thần Sáng tạo.
-
Câu 12:
Nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc Đại Việt (thế kỉ X- giữa thế kỉ XIX) là
A. Kiến trúc đồ sộ, quy mô lớn.
B. Chỉ tập trung ở kinh đô Thăng Long.
C. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
D. Chịu ảnh hưởng của Phật giáo.
-
Câu 13:
Một trong những tác phẩm y học tiêu biểu của văn minh Đại Việt được biên soạn trong giai đoạn thế kỉ XV-XVIII là
A. Hải Thượng y tông tâm lĩnh.
B. Hồng Nghĩa giác tư y tư.
C. Nam được thân hiệu.
D. Y thư lượt sao.
-
Câu 14:
Thành tựu về giáo dục, khoa cử của văn minh Đại Việt (thế kỉ X - giữa thế kỉ XIX) là
A. Xây dựng Quốc Tử Giám, tổ chức thi cử, tuyển chọn quan lại.
B. Tổ chức đều đặn ba năm một lần các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình.
C. Nội dung thi cử bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
D. Sử dụng chữ quốc ngữ làm chữ viết chính thức trong thi cử.
-
Câu 15:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu trong lĩnh vực kinh tế Đại Việt (thế kỉ X - giữa thế kỉ XIX)?
A. Xây dựng được nền kinh tế tự chủ và toàn diện.
B. Kinh tế nông nghiệp phát triển đỉnh cao ở thời Lý.
C. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
D. Mở rộng giao lưu buôn bán với tất cả các nước châu Á.
-
Câu 16:
Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của tiền văn minh Đại Việt là
A. Vua trực tiếp quản lí nhà nước mà không thông qua các cấp trung gian.
B. Việc chia cả nước thành các đạo, phủ, châu/ huyện do vua trực tiếp quản lý.
C. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện dần từ trung trong đền địa phương.
D. Các cơ quan chuyên môn có vai trò quyết định đối với việc quản lí nhà nước.
-
Câu 17:
Nền văn minh Đại Việt phát triển mạnh mẽ và toàn diện trong giai đoạn nào sau đây?
A. Thế kỉ X - đầu thế kỉ XI.
B. Thế kỉ XV - thế kỉ XVII.
C. Thế kỉ XI - đầu thế kỉ XV.
D. Đầu thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX.
-
Câu 18:
Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Ấn Độ trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phủ nền văn minh Đại Việt?
A. Phật giáo, chữ viết, cách thức xây dựng hệ thống để điều.
B. Tín ngưỡng thờ thần, giáo dục, khoa cử.
C. Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc.
D. Đạo giáo, văn học, khoa học - kĩ thuật.
-
Câu 19:
Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của văn minh Trung Hoa trên những lĩnh vực nào sau đây để làm phong phú nền văn minh Đại Việt?
A. Thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử.
B. Bộ thủy nhà nước, tín ngưỡng cổ truyền, Nho học, kĩ thuật canh tác lúa thượng.
C. Kĩ thuật luyện kim, chăn nuôi gia súc, luật pháp, chữ viết, Đạo giáo.
D. Quan chế, luật pháp, tiếng nói, giáo dục, khoa cử, hệ thống thuỷ lợi.
-
Câu 20:
Tại sao nói nền độc lập, tự chủ là cơ sở của nền văn minh Đại Việt?
A. Vì nền độc lập, tự chủ là nguyện vọng tha thiết củạn nhân dân Đại Việt.
B. Vì tiền độc lập, tự chủ là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ.
C. Vì chỉ có độc lập, tự chủ thì mới có thể tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa, Ấn Độ.
D. Vì không có nên độc lập, tự chủ thì nhân dân Đại Việt không thể đánh thắng giặc ngoại xâm.
-
Câu 21:
Yếu tố quyết định sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt là
A. Sự phục hồi của nền văn minh Âu Lạc.
B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia.
C. Sự tiếp thu tiến bộ văn minh Trung Hoa.
D. Sự tiếp thu tinh hoa văn minh Ấn Độ.
-
Câu 22:
Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt vì
A. Những di sản và truyền thống của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng phát triển.
B. Không có nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc thi không thể có nền văn minh Đại Việt.
C. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt được củng cố vững chắc nên tạo điều kiện cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục phát triển.
D. Nhà nước quan chủ chuyên chế thời Văn Lang - Âu Lạc là hình mẫu cho nền Văn minh Đại Việt.
-
Câu 23:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về khái niệm văn minh Đại Việt?
A. Chủ thể là cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
B. Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
C. Phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
D. Hình thành và phát triển cùng với quốc gia Đại Việt.
-
Câu 24:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt?
A. Thể hiện sức sáng tạo, sự lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
B. Tạo nên sức mạnh dân tộc trọng các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
C. Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy thành tựu của văn minh Việt cổ.
D. Có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn minh Trung Hoa.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?
A. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.
B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển.
C. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình.
D. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh.
-
Câu 26:
Văn minh Đại Việt có ưu điểm gì?
A. Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm trong đời sống văn hóa tinh thần.
C. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật.
D. Góp phần tạo ra tính năng động, sáng tạo của các cá nhân và xã hội.
-
Câu 27:
Kì quan, bảo vật nào dưới đây không thuộc “An Nam tứ khí” của Đại Việt thời Lý - Trần?
A. Tượng phật chùa Quỳnh Lâm.
B. Chuông Quy Điền.
C. Vạc Phổ Minh.
D. Cửu Đỉnh đặt trước sân Thế Miếu (Huế).
-
Câu 28:
Đại thành toán pháp là tác phẩm của ai?
A. Lương Thế Vinh.
B. Phùng Khắc Khoan.
C. Nguyễn Trực.
D. Vũ Hữu.
-
Câu 29:
Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, cho biết người Việt sáng tạo ra loại chữ nào?
A. Chữ Nôm.
B. Chữ Kanji.
C. Chữ Hangul.
D. Chữ La-tinh.
-
Câu 30:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tín ngưỡng bản địa của cư dân Đại Việt?
A. Thờ Thành hoàng.
B. Thờ các anh hùng dân tộc.
C. Thờ tổ nghề.
D. Thờ Thiên Chúa.
-
Câu 31:
Trong các thế kỉ từ XIII - XVI, các tôn giáo nào được du nhập vào Đại Việt?
A. Nho giáo, Đạo giáo.
B. Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo, Nho giáo.
D. Phật giáo, Hin-đu giáo.
-
Câu 32:
Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?
A. Ngô - Đinh.
B. Đinh - Tiền Lê.
C. Lý - Trần.
D. Lê - Nguyễn.
-
Câu 33:
Ở Đại Việt, dưới thời kì nào Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn?
A. Tiền Lê.
B. Lý.
C. Trần.
D. Lê sơ.
-
Câu 34:
Đến thời Lê sơ, Nho giáo
A. được du nhập vào Đại Việt.
B. được nâng lên địa vị độc tôn.
C. bị nhà nước phong kiến kìm hãm.
D. bị nhân dân bài trừ triệt để.
-
Câu 35:
Ở Đại Việt, thời phát triển, tư tưởng nào được xem là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất để đánh giá con người và các hoạt động xã hội?
A. Yêu nước, thương dân.
B. Yêu chuộng hòa bình.
C. Tương thân tương ái.
D. Nhân nghĩa, đoàn kết.
-
Câu 36:
Dưới thời Lý, Trần, Lê sơ, các địa điểm trao đổi hàng hóa với nước ngoài được hình thành ở vùng biên giới, như:
A. Thăng Long (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh),…
B. Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam),…
C. Gia Định (TP. Hồ Chí Minh), Thăng Long (Hà Nội),…
D. Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa),…
-
Câu 37:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?
A. Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
B. Xuất hiện nhiều ngành nghề mới, như: làm tranh sơn mài, làm giấy,…
C. Thế kỉ XVI - XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước.
D. Sản xuất thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Đại Việt.
-
Câu 38:
Cây trồng chính của nhân dân Đại Việt thời phong kiến là
A. lúa mì.
B. lúa mạch.
C. lúa nước.
D. ngô.
-
Câu 39:
Nhà nước phong kiến Đại Việt không thực hiện biện pháp nào dưới đây để thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp?
A. Khuyến khích nhân dân khai hoang, lấn biển mở rộng diện tích canh tác.
B. Lập các chức quan quản lí, giám sát, khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
C. Cho phép nhân dân tùy ý bỏ ruộng hoang nếu không có nhu cầu canh tác.
D. Vận động nhân dân tham gia đắp đê, phòng lụt trên quy mô lớn.
-
Câu 40:
Luật pháp của các triều đại phong kiến Đại Việt không đề cao vấn đề nào dưới đây?
A. Tính dân tộc và chủ quyền quốc gia.
B. Tính tự trị của các làng xã, châu, huyện.
C. Quyền lực của vua, quyền lợi của quý tộc, quan lại.
D. Quyền lợi của nhân dân (trong đó có quyền lợi của phụ nữ).
-
Câu 41:
Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời Nguyễn?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
-
Câu 42:
Cho biết bộ luật nào sau đây được ban hành dưới thời Lê sơ?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
-
Câu 43:
Năm 1230, vua Trần Thái Tông đã cho soạn bộ luật nào?
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
-
Câu 44:
Cho biết bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
-
Câu 45:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt thời phong kiến?
A. Tổ chức theo thể chế quân chủ lập hiến.
B. Không ngừng được củng cố, hoàn thiện.
C. Vai trò quản lí của nhà nước ngày càng chặt chẽ.
D. Tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế.
-
Câu 46:
Danh y Tuệ Tĩnh là tác giả của bộ sách y dược học nào sau đây?
A. Nam dược thần hiệu.
B. Hải thượng y tông tâm lĩnh.
C. Bảo anh lương phương.
D. Bản thảo cương mục.
-
Câu 47:
Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư là những tác phẩm tiêu biểu của
A. Đào Duy Từ.
B. Trần Khánh Dư.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Tông Đản.
-
Câu 48:
Trịnh Hoài Đức là tác giả của bộ sách địa lí nào sau đây?
A. Dư địa chí.
B. Hồng Đức bản đồ.
C. Phủ Biên tạp lục.
D. Gia Định thành thông chí.
-
Câu 49:
Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê đã biên soạn bộ sử nào dưới đây?
A. Đại Việt sử kí.
B. Đại Việt sử kí toàn thư.
C. Lam Sơn thực lục.
D. Đại Việt thông sử.
-
Câu 50:
Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Du là
A. Lục Vân Tiên.
B. Truyện Kiều.
C. Quốc âm thi tập.
D. Chinh phụ ngâm.