Trắc nghiệm Vai trò của các nguyên tố khoáng Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Thiếu Fe thì lá cây bị vàng. Nguyên nhân là vì Fe là thành phần:
A. diệp lục
B. tổng hợp diệp lục
C. lục lạp
D. enzim xúc tác quang hợp
-
Câu 2:
Sắt có vai trò là: Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim
A. Là thành phần cấu trúc của prôtêin, axit nuclêic
B. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào
C. Là thành phần cấu trúc của diệp lục
D. Là thành phần của xitôcrôm và hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục
-
Câu 3:
Vai trò của sắt đối với thực vật là:
A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim.
B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước)
C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoà, đậu quả, phát triển rễ.
D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
-
Câu 4:
Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?
A. Hoạt hóa nhiều e, tổng hợp diệp lục
B. Cần cho sự trao đổi nitơ, hoạt hóa e.
C. Thành phần của Xitôcrôm
D. A và C
-
Câu 5:
Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò
A. tham gia cấu trúc nên tế bào
B. hoạt hoá enzim trong quá trình trao đổi chất
C. quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào
D. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt
-
Câu 6:
Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng là:
A. Cấu tạo các đại phân tử
B. Hoạt hóa các enzim
C. Cấu tạo axit nuclêic
D. Cấu tạo protein
-
Câu 7:
Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. Sắt.
B. Mangan.
C. Lưu huỳnh.
D. Bo.
-
Câu 8:
Cho các nguyên tố: Nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đa lượng là:
A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt.
B. Nitơ, kali, photpho và kẽm.
C. Nitơ, photpho, kali, canxi và đồng.
D. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi.
-
Câu 9:
Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
(1) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây.
(2) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác.
(3) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
(4) Là nguyên tố có hàm lượng tương đối lớn trong cơ thể thực vật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 10:
Chất này trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống, nó không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác nó là
A. Nguyên tố vi lượng.
B. Nguyên tố đa lượng
C. Nguyên tố phát sinh hữu cơ.
D. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
-
Câu 11:
Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống
2. Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác
3. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây
4. Các nguyên tố này luôn có mặt trong các đại phân tử hữu cơ
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 12:
Vai trò của kali đối với thực vật là
A. Thành phần của protein và axit nucleic.
B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
C. Thành phần của axit nucleotit, ATP, photpholipit, coenzim, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
-
Câu 13:
Khi lá cây bị vàng do thiếu chất diệp lục, có thể chọn nhóm các nguyên tố khoáng thích hợp để bón cho cây là
A. P, K, Fe
B. N, Mg, Fe
C. P, K, Mn
D. S, P, K. N, K
-
Câu 14:
Cho các nguyên tố : nitơ, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho, canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là:
A. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi
B. Nitơ, photpho, kali, lưu huỳnh và đồng
C. Nitơ, kali, photpho, và kẽm
D. Nitơ, photpho, kali, canxi, và đồng
-
Câu 15:
Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. K, Zn, Mo
B. Mn, Cl, Zn
C. C, H, B
D. B, S, Ca
-
Câu 16:
Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thường biểu hiện rõ nhất ở cơ quan nào sau đây của cây
A. Sự thay đổi kích thước của cây
B. Sự thay đổi số lượng lá trên cây
C. Sự thay đổi số lượng quả trên cây
D. Sự thay đổi màu sắc lá cây
-
Câu 17:
Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. K
B. Fe
C. H
D. Ca
-
Câu 18:
Ở thí nghiệm nghiên cứu vai trò của phân bón, mỗi nhóm thực hiện một lần nhắc lại thí nghiệm gồm chậu thí nghiệm chứa …(1)… và chậu đối chứng có chứa …(2)….
(1), (2) lần lượt là:
A. phân bón NPK, nước.
B. nước, phân bón NPK.
C. phân bón NPK nồng độ thấp, phân bón NPK nồng độ cao hơn.
D. các nguyên tố vi lượng, các nguyên tố đa lượng.
-
Câu 19:
Cần phải cung cấp nguyên tố khoáng nào sau đây cho cây khi lá cây có màu vàng?
A. Phôtpho.
B. Magiê.
C. Kali.
D. Canxi.
-
Câu 20:
Hậu quả của việc bón phân quá liều là:
1. Gây ô nhiễm nông phẩm.
2. Gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
3. Gây độc hại cho cây.
A. 1, 2.
B. 1, 3.
C. 2, 3.
D. 1, 2, 3.
-
Câu 21:
: Nhóm nguyên tố nào sau đây là các nguyên tố đại lượng?
A. Fe, Cu, P, C.
B. Zn, Cl, N, S.
C. N, P, Ca, S.
D. Mo, Mn, Ca, K.
-
Câu 22:
Trong các nốt sần ở rễ, các vi khuẩn cố định nitơ lấy từ cây chủ:
A. nitơ hòa tan trong nhựa cây.
B. ôxi hòa tan trong nhựa cây.
C. nitrat.
D. đường.
-
Câu 23:
Những yếu tố môi trường nào ảnh hưởng tới quá trình hút nước và ion khoáng của rễ cây?
A. Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ thoáng khí và pH của đất.
B. Độ pH, hàm lượng H2O trong dịch đất, nồng độ của dịch đất so với rễ cây.
C. Áp suất thẩm thấu của dịch đất, hàm lượng CO2 trong đất.
D. Độ pH, hàm lượng CO2, độ thoáng khí trong đất.
-
Câu 24:
Trong các trường hợp sau:
(1) Sự phóng điện trong các cơn giông đã ôxi hóa N2 thành nitrat.
(2) Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất.
(3) Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
(4) Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun.
Có bao nhiêu trường hợp không phải là nguồn cung cấp nitrat và amôn tự nhiên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)…
(1), (2), (3) lần lượt là:
A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.
B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.
D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.
-
Câu 26:
Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những lá già. Nguyên tố khoáng đó là:
A. Nitơ
B. Canxi
C. Sắt
D. Lưu huỳnh
-
Câu 27:
Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?
A. Mg2+
B. Ca2+
C. Fe3+
D. Na+
-
Câu 28:
Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong:
A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magie.
B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magie.
C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magie.
D. dung dịch thiếu dinh dưỡng nhưng có magie.
-
Câu 29:
Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật:
A. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
B. là thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.
-
Câu 30:
Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng vì:
A. chúng hoạt hóa các enzim.
B. chúng được tích lũy trong hạt.
C. chúng cần cho một số pha sinh trưởng.
D. chúng có trong cấu trúc của tất cả bào quan.
-
Câu 31:
Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống.
(2) Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác.
(3) Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây.
(4) Các nguyên tố này luôn có mặt trong các đại phân tử hữu cơ.
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3