Trắc nghiệm Vai trò của các nguyên tố khoáng Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Số phát biểu không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
I. Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
II. Có thể thay thế bởi các nguyên tố khác khi chúng có tính chất hóa học tương tự.
III. Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
IV. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 2:
Khi nói về trao đổi khoáng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan.
II. Sắt là một nguyên tố khoáng vi lượng trong cây.
III. Phân bón là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh đưỡng khoáng cho cây.
IV. Đảm bảo độ thoáng cho đất là một biện pháp giúp chuyển hóa muối khoáng từ dạng không tan.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Khi nói về trao đổi khoáng của cây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan trong nước.
II. Muối khoáng tồn tại trong đất đều ở dạng hợp chất và rễ cây chỉ hấp thụ dưới dạng các hợp chất.
III. Dư lượng phân bón làm xấu tính lí hóa của đất, giết chết vi sinh vật có lợi trong đất.
IV. Bón phân dư thừa sẽ gây độc hại cho cây, gây ô nhiễm môi trường.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây.
II. Không thể thay thế được bằng bất kì nguyên tố nào khác.
III. Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
IV. Là nguyên tố có trong cơ thể thực vật.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Vai trò của nguyên tố Clo trong cơ thể thực vật?
A. Quang phân li nước, cân bằng ion.
B. Cần cho sự trao đổi Nitơ.
C. Liên quan đến sự hoạt động của mô phân sinh.
D. Mở khí khổng.
-
Câu 6:
Vai trò của canxi đối với thực vật là:
A. Duy trì cân băng ion, tham gia trong quang hợp (quang phân li nước).
B. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
C. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoà, đậu quả, phát triển rễ.
D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
-
Câu 7:
Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là:
A. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
B. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng
D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
-
Câu 8:
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là:
A. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.
B. Lá non có màu lục đậm không bình thường.
C. Lá nhỏ có màu vàng.
D. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.
-
Câu 9:
Vai trò của sắt đối với thực vật là:
A. Thành phần của axít nuclêic, ATP, phốtpholipit, côenzim; cần cho sự nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
B. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim.
C. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước).
D. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim.
-
Câu 10:
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là:
A. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
-
Câu 11:
Vai trò của kali đối với thực vật là:
A. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
B. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
D. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.
-
Câu 12:
Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là:
A. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
C. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
-
Câu 13:
Vai trò của nguyên tố Phốtpho trong cơ thể thực vật?
A. Là thành phần của màng tế bào.
B. Là thành phần củc chất diệp lục Xitôcrôm
C. Là thành phần của Axit nuclêic, ATP.
D. Hoạt hóa Enzim.
-
Câu 14:
Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò:
A. hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất.
B. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt.
C. quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào.
D. tham gia cấu trúc nên tế bào.
-
Câu 15:
Cây hấp thụ Kali ở dạng
A. K2CO3
B. K+
C. K2SO4
D. KOH
-
Câu 16:
Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng:
A. SO3
B. H2SO4
C. SO42-
D. SO2
-
Câu 17:
Cây hấp thụ Canxi ở dạng:
A. Ca2+
B. CaCO3
C. Ca(OH)2
D. CaSO4
-
Câu 18:
Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?
A. Fe3+.
B. Mg2+.
C. Ca2+.
D. Na+.
-
Câu 19:
Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng
A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.
C. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe.
D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.
-
Câu 20:
Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của
A. Quả non
B. Thân cây
C. Hoa
D. Lá cây
-
Câu 21:
Khi bón phân qua lá cần lưu ý điều nào sau đây?
A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.
C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa.
D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.
-
Câu 22:
Dung dịch bón phân qua lá phải có nồng độ các ion khoáng
A. Thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
B. Thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.
C. Cao và chỉ bón khi trời không mưa
D. Cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.
-
Câu 23:
Bón phân hợp lí là:
A. Sau khi thu hoạch phải bổ sung lượng phân cần thiết cho đất.
B. Bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.
C. Phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K.
D. Phải bón thường xuyên cho cây.
-
Câu 24:
Hình dưới đây mô tả chu trình nitơ trong tự nhiên. Các quá trình chuyển hóa nitơ được ký hiệu từ 1 đến 6: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi đất có độ pH thấp (pH axit) và thiếu oxi thì quá trình 6 dễ xảy ra. II. Quá trình 4 có sự tham gia của các vi khuẩn phân giải. III. Quá trình 1 là kết quả của mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn và thực vật. IV. Quá trình 5 có sự tham gia của vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn nitrat hóa.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 25:
Hoạt động của vi khuẩn nào sau đây làm mất nitơ của đất ?
A. Vi khuẩn nitrat hóa
B. Vi khuẩn amôn hóa.
C. Vi khuẩn cố định nitơ
D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
-
Câu 26:
Quan sát hình ảnh sau và cho biết
Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là:
A. Vi khuẩn cố định nitơ
B. Vi khuẩn amôn
C. Vi khuẩn phản nitrat
D. vi khuẩn nitrat
-
Câu 27:
Nitơ hữu cơ trong các sinh vật có thể được chuyển hóa thành NH4+ nhờ hoạt động của nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa
B. Vi khuẩn cố định nitơ
C. Vi khuẩn nitrit hóa
D. Vi khuẩn amôn hóa
-
Câu 28:
Vi khuẩn amôn hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa
A. N2 thành NH4+
B. NH4+ thành NO3-
C. vật chất hữu cơ thành NH4+
D. NO3- thành NH4+.
-
Câu 29:
Quá trình amôn hoá xảy ra qua các bước nào sau đây?
A. NO3- → NO2- → NH4+
B. Xác chết sinh vật → NH3
C. NH4+ → NO2- → NO3-
D. NO2- → NO3- → NH4+
-
Câu 30:
Amôn hóa là quá trình:
A. Biến đổi NO3- thành NH4+
B. Tổng hợp các axit amin.
C. Biến đổi chất hữu cơ thành amôniac
D. Biến đổi NH4+ thành NO3-
-
Câu 31:
Để hạn chế xảy ra quá trình phản nitrat hóa (NO3 → N2), ta cần tạo cho đất
A. Độ ẩm thích hợp.
B. Bón phân vi lượng thích hợp
C. Thoáng khí
D. Khử chua cho đất
-
Câu 32:
Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ đậu vì:
A. Chúng có vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh ở rễ nên có thể bổ sung đạm cho đất
B. Ít phải chi phí phân bón
C. Đây là cây ngắn ngày nên nhanh chóng thu hoạch
D. Chúng có vi khuẩn cố định ni tơ cộng sinh ở rễ nên phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng
-
Câu 33:
Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ:
A. Lúa.
B. Đậu tương.
C. Củ cải.
D. Ngô.
-
Câu 34:
Vi khuẩn có khả năng cố định nitơ khí quyển thành NH4 nhờ:
A. Các loại vi khuẩn này sống kị khí.
B. Lực liên kết giữa N = N yếu
C. Các loại vi khuẩn này giàu ATP.
D. Các loại vi khuẩn này có hệ enzyme nitrogenase
-
Câu 35:
Enzim tham gia cố định nitơ phân tử của các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium là:
A. Nitrogenaza.
B. Cacboxylaza.
C. Restrictaza.
D. Oxygenaza.
-
Câu 36:
Trong các điều kiện sau:
(1) Có các lực khử mạnh.
(2) Được cung cấp ATP.
(3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.
(4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ sinh học xảy ra là:
A. (1), (2) và (3).
B. (2), (3) và (4).
C. (1), (2) và (4).
D. (1), (3) và (4).
-
Câu 37:
Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng (NH3) để cây dễ dàng hấp thụ.
II. Xảy ra trong điều kiện kị khí.
III. Lượng nitơ bị mấy hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.
IV. Nhờ có enzym nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro thành NH3
V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
A. I, II, III, IV.
B. I, III, IV, V.
C. II. IV, V.
D. II, III, V
-
Câu 38:
Để tiến hành cố định đạm (chuyển N2 thành NH3) thì phải có bao nhiêu điêu kiện sau đây?
(1) enzim nitrôgenaza.
(2) chất khử NADH.
(3) môi trường kị khí.
(4) năng lượng ATP.
(5) cộng sinh với sinh vật khác.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 39:
Để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra, phải cần có điều kiện nào?
1. Các lực khử mạnh.
2. Được cấp năng lượng là ATP.
3. Có enzim nitrogenase xúc tác.
4. Thực hiện trong môi trường kị khí.
A. 1,2,3,4
B. 1,2.
C. 1,2.3
D. 2,3,4
-
Câu 40:
Quá trình cố định nitơ khí quyển được tóm tắt:
A. N2 → NO3−→NH4+
B. N2 → HNO2 → HNO3→ H+,NO3−
C. N2 + 2H→ NH=NH + 2H →NH2 = NH2 + 2H→ 2NH3
D. NO3- → NO2- → NH4+
-
Câu 41:
Ở thực vật, các nguyên tố khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Co, Mo, N, B, Mn
B. B, Mg, Cl, Mo, Cu.
C. Ca, Mo, Cu, Zn, Fe
D. B, Mo, Cu, Ni, Fe.
-
Câu 42:
Khi thiếu kali, cây có biểu hiện
A. Lá màu vàng nhạt.
B. Mép lá màu đỏ.
C. Có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 43:
Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như
A. Lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
-
Câu 44:
Vai trò của kali trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của protein và axit nucleic.
B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.
C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
-
Câu 45:
Khi thấy cây có hiện tượng vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng, ta nên phun hay bón chất nào sau đây để lá xanh trở lại?
A. Ca2+
B. Fe3+
C. Mg2+
D. Cu2+
-
Câu 46:
Để xác định vai trò của nguyên tố sắt đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong
A. Dung dịch dinh dưỡng nhưng không có sắt.
B. Chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
C. Chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
D. Dung dịch thiếu dinh dưỡng nhưng có sắt.
-
Câu 47:
Chức năng và triệu chứng do thiếu dinh dưỡng của nguyên tố, magiê lần lượt là:
A. Thành phần của các xitocrôm; lá có màu vàng.
B. Thành phần của xitôcrôm, nhân tố phụ gia của enzim; lá non có màu lục, đậm không bình thường.
C. Thành phần của diệp lục, nhân tố phụ gia của enzim, lá non có màu lục đậm, không bình thường.
D. Thành phần của diệp lục, nhân tố phụ gia của enzim. Lá có màu vàng.
-
Câu 48:
Khi thiếu nguyên tố này, cây còi cọc, lá màu xanh đậm với các gân màu huyết dụ. Nó là nguyên tố
A. Nitơ.
B. Phốtpho.
C. Magiê.
D. Lưu huỳnh.
-
Câu 49:
Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như
A. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
B. Lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. Sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
-
Câu 50:
Vai trò của phôtpho trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
B. Là thành phần của protein, axit nucleic.
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng.
D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.