Trắc nghiệm Tụ điện Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Một tụ điện có điện dung 5nF, điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105V/m, khoảng cách giữa hai bản là 2mm. Hiệu điện thế lớn nhất giữa hai bản tụ là:
A. 600V
B. 400V
C. 500V
D. 800V
-
Câu 2:
Năng lượng điện trường trong tụ điện tỉ lệ với:
A. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện
B. điện tích trên tụ điện
C. bình phương hiệu điện thế hai bản tụ điện
D. hiệu điện thế hai bản tụ và điện tích trên tụ
-
Câu 3:
Tụ điện phẳng không khí có điện dung 5nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105V/m, khoảng cách giữa hai bản là 2mm. Điện tích lớn nhất có thể tích cho tụ là:
A. 2 μC
B. 3 μC
C. 2,5μC
D. 4μC
-
Câu 4:
Một tụ điện có điện dung 500pF mắc vào hai cực của một máy phát điện có hiệu điện thế 220V. Tính điện tích của tụ điện:
A. 0,31μC
B. 0,21μC
C. 0,11μC
D. 0,01μC
-
Câu 5:
Bộ tụ điện trong đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330V. Mỗi lần đèn lóe sáng tụ điện phóng điện trong thời gian 5ms. Tính công suất phóng điện của tụ điện:
A. 5,17kW
B. 8,17W
C. 8,17kW
D. 6 ,17kW
-
Câu 6:
Bộ tụ điện trong chiếc đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330V. Xác định năng lượng mà đèn tiêu thụ trong mỗi lần đèn lóe sáng:
A. 20,8J
B. 30,8J
C. 40,8J
D. 50,8J
-
Câu 7:
Một tụ điện điện dung 24nF tích điện đến hiệu điện thế 450V thì có bao nhiêu electron mới di chuyển đến bản âm của tụ điện:
A. 575.1011 electron
B. 675.1011 electron
C. 775.1011 electron
D. 875.1011 electron
-
Câu 8:
Một tụ điện điện dung 10μF được tích điện đến điện tích bằng 86μC. Tính hiệu điện thế trên hai bản tụ:
A. 8,6V
B. 27,6V
C. 37,2V
D. 47,2V
-
Câu 9:
Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì
A. chúng phải có cùng điện dung
B. hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau
C. tụ có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ hơn
D. tụ có điện dung lớn sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn
-
Câu 10:
Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ
A. tăng 16 lần.
B. tăng 4 lần.
C. tăng 2 lần.
D. không đổi.
-
Câu 11:
Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụgiảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. không đổi.
D. giảm 4 lần.
-
Câu 12:
Năng lượng điện trường trong tụ điện
A. tỉ lệ với hiệu điện thế hai bản tụ
B. tỉ lệ với điện tích trên tụ
C. tỉ lệ với bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ
D. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản tụ và điện tích trên tụ
-
Câu 13:
Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trườngtrong tụ điện là:
A. \({\rm{W}} = \frac{{{Q^2}}}{{2C}}\)
B. \({\rm{W}} = \frac{{QU}}{2}\)
C. \({\rm{W}} = \frac{{C{U^2}}}{2}\)
D. \({\rm{W}} = \frac{{{C^2}}}{{2Q}}\)
-
Câu 14:
Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do
A. thay đổi điện môi trong lòng tụ.
B. thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
C. thay đổi khoảng cách giữa các bản tụ.
D. thay đổi chất liệu làm các bản tụ.
-
Câu 15:
Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 2 lần thì điện dung của tụ
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 4 lần.
D. không đổi.
-
Câu 16:
1 nF bằng
A. \({10^{ - 9}}F\)
B. 10-12 F
C. \({10^{ - 6}}F\)
D. \({10^{ - 3}}F\)
-
Câu 17:
Chọn phát biểu đúng
A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó
B. Điện tích của tụ tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản tụ
C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó
D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó
-
Câu 18:
Fara là điện dung của một tụ điện mà
A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C
B. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C
C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm.
-
Câu 19:
Gọi Q là điện tích, C là điện dung và U là hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. C tỉ lệ thuận với Q
B. C không phụ thuộc vào Q và U
C. C tỉ lệ thuận với U
D. C phụ thuộc vào Q và U
-
Câu 20:
Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?
A. \(C = \;\;\frac{F}{d}\)
B. \(C = \frac{U}{d}\)
C. \( C = \frac{{{A_{M\infty }}}}{q}\)
D. \(C = \frac{Q}{U}\)
-
Câu 21:
Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
A. hình dạng, kích thước của hai tụ
B. khoảng cách giữa hai bản tụ
C. bản chất của hai bản tụ
D. chất điện môi giữa hai bản tụ
-
Câu 22:
Sau khi nạp điện cho tụ, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng
A. năng lượng từ trường
B. cơ năng
C. nhiệt năng
D. năng lượng điện trường
-
Câu 23:
Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét không đúng là
A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn.
C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F).
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn.
-
Câu 24:
Để tích điện cho tụ điện, ta phải
A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.
B. cọ xát các bản tụ với nhau.
C. đặt tụ gần vật nhiễm điện.
D. đặt tụ gần nguồn điện.
-
Câu 25:
Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp
A. mica
B. nhựa
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn
D. sứ
-
Câu 26:
Trong trường hợp nào sau đây ta có một tụ điện?
A. hai tấm gỗ khô đặt cách nhau một khoảng trong không khí.
B. hai tấm nhôm đặt cách nhau một khoảng trong nước nguyên chất.
C. hai tấm kẽm ngâm trong dung dịch axit.
D. hai tấm nhựa phủ ngoài một lá nhôm.
-
Câu 27:
Đều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của tụ điện?
A. Hai bản là hai vật dẫn.
B. Giữa hai bản có thể là chân không.
C. Hai bản cách nhau một khoảng rất lớn.
D. Giữa hai bản có thể là điện môi.
-
Câu 28:
Tụ điện là hệ thống
A. gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D. hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
-
Câu 29:
Một tụ điện có điện dung C = 6 được mắc vào nguồn điện 100V. Sau khi ngắt tụ ra khỏi nguồn, do quá trình phóng điện qua lớp điện môi nên tụ mất dần điện tích. Nhiệt lượng tỏa ra trong lớp điện môi kể từ khi bắt đầu ngắt tụ điện khỏi nguồn điện đến khi tụ phóng hết điện là:
A. 0,3mJ.
B. 30kJ.
C. 30mJ.
D. 3.104J.
-
Câu 30:
Một electron bay vào điện trường đều E = 2000V/m giữa 2 bản tụ phẳng với vận tốc đầu là v0 = 5.106 m/s theo phương của đường sức.Nếu điện trường chỉ tồn tại trong khoảng 1cm dọc theo đường đi của electron thì electron sẽ chuyển động ra khỏi điện trường với vận tốc là :
A. 4,24.105m/s.
B. 4,24.106m/s
C. 42,4.106m/s.
D. 42,4.107m/s.
-
Câu 31:
Một electron bay vào điện trường đều E = 2000V/m giữa 2 bản tụ phẳng với vận tốc đầu là v0 = 5.106 m/s theo phương của đường sức. Quãng đường và thời gian mà electron đi được cho đến khi dừng lại là:
A. 3,57cm và 14,3.10-9s.
B. 3,57cm và 14,3.10-8s.
C. 5,7cm và 14,3.10-9s.
D. 5,7cm và 14,3.10-8s.
-
Câu 32:
Bộ tụ điện gồm 2 tụ điện C1 = 20 \(\mu F\) và C2 = 30 \(\mu F\) mắc song song nhau rồi mắc vào 2 cực của nguồn điện có hđt U = 60V. Điện tích của mổi tụ điện là:
A. Q1 = 7,2.10-4C và Q2 = 7,2.10-4C.
B. Q1 = 1,8.10-3C và Q2 = 1,2.10-3C
C. Q1 = 1,2.10-3C và Q2 = 1,8.10-3C.
D. Q1 = 3.10-3C và Q2 = 3.10-3C.
-
Câu 33:
Một loại giấy cách điện chịu được cường độ điện trường tối đa là 2.106V/m. Một tụ điện phẳng có điện môi làm bằng loại giấy này có bề dày 2mm. Hđt tối đa của 2 bản tụ là:
A. . 4.106V.
B. 4.103V.
C. 106V.
D. 103V.
-
Câu 34:
Một tụ phẳng kk có 2 bản hình tròn có bán kính R = 6cm cách nhau một khoảng d = 2cm. Điện dung của tụ có giá trị là:
A. 5pF.
B. 5nF.
C. 200pF.
D. 200nF.
-
Câu 35:
Dùng các tụ giống nhau có điện dung C0. Muốn ghép thành bộ tụ có điện dung 5/3 C0 với ít tụ nhất thì số tụ cần dùng là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 36:
Hai tụ phẳng kk có các điện dung C1 = 2C2 mắc nối tiếp và mắc vào nguồn có hđt U.
Dìm tụ C2 vào điện mối có hằng số điện môi bằng 2. Cường độ điện trường giữa 2 bản tụ C1 thay đổi như thế nào so với ban đầu?
A. Tăng 3/2 lần
B. Tăng 2 lần
C. giảm còn ½ .
D. Thay đổi theo tỉ lệ khác.
-
Câu 37:
Hai tụ phẳng kk có các điện dung C1 = 2C2 mắc nối tiếp và mắc vào nguồn có hđt U.
Hđt giữa các tụ có mối liên hệ nào?
A. U1 = 2U2.
B. U1 = ½ U2.
C. U1 = 1/4 U2
D. Mối quan hệ khác
-
Câu 38:
Có 3 tụ điện có điện dung giống nhau ghép thành bộ sử dụng đồng thời cả 3 tụ điện. Có bao nhiêu cách ghép tất cả:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 39:
Có 3 tụ điện có các điện dung khác nhau: C1, C2, C3 ghép thành bộ sử dụng đồng thời cả 3 tụ điện. Có bao nhiêu cách ghép tất cả:
A. 5
B. 6
C. 8
D. 12
-
Câu 40:
Một tụ điện phẳng được tích điện với nguồn điện có hđt U. Hai bản sau đó được ngắt ra khỏi nguồn. Người ta dời xa 2 bản để giảm điện dung của tụ còn một nửa thì điện tích của tụ thay đổi ra sao ?
A. không đổi
B. tăng gấp đôi.
C. Giảm một nửa.
D. Thay đổi theo tỉ lệ khác.
-
Câu 41:
Hai bản của tụ phẳng là hình tròn. Tụ điện được tích điện sau cho điện trường trong tụ bằng 3.105V/m. Khi đó, điện tích của tụ điện là Q = 100nC. Lớp điện môi bên trong tụ là không khí. Bán kính của các bản tụ là:
A. 11 cm
B. 22 cm.
C. 11 m
D. 22 m
-
Câu 42:
Giữa 2 bản tụ phẳng cách nhau 1cm có một hiệu điện thế 10V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là:
A. 100 V/m.
B. 1 kV/m
C. 10 V/m
D. 0,01 V/m.
-
Câu 43:
Một tụ điện được tích điện bằng một hiệu điện thế 10 V thì năng lượng của tụ là 10 mJ. Nếu muốn năng lượng của tụ là 22,5 mJ thì hai bản tụ phải có hiệu điện thế là:
A. 15 V.
B. 7,5
C. 20V
D. 40V
-
Câu 44:
Hai đầu tụ 20 μF có hiệu điện thế 5V thì năng lượng tụ tích được là:
A. 0,25 mJ
B. 500 J
C. 50 mJ
D. 50 μJ
-
Câu 45:
Để tụ tích một điện lượng 10 nC thì đặt vào 2 đầu tụ một hiệu điện thế 2V. Để tụ đó tích được điện lượng 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế:
A. 500 mV.
B. 0,05 V.
C. 5V.
D. 20 V
-
Câu 46:
Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10V thì tụ tích được một điện lượng:
A. 50 μC.
B. 1 μC
C. 5 μC
D. 0,8 μC
-
Câu 47:
Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9C. Điện dung của tụ là:
A. 2 μF.
B. 2 mF
C. 2 F.
D. 2nF
-
Câu 48:
Một tụ có điện dung 2μF. Khi đặt hiệu điện thế 4V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là:
A. 2.10-6 C.
B. 16.10-6 C.
C. 4.10-6 C
D. 8.10-6 C.
-
Câu 49:
Một tụ xoay có 3 bản linh động xen kẽ 3 bản cố định. Tụ xoay này coi như có bao nhiêu tụ mắc song song:
A. 3 tụ.
B. 4 tụ.
C. 5 tụ.
D. 6 tụ.
-
Câu 50:
Ba tụ điện giống nhau có cùng điện dung C. Người ta thực hiện 4 cách mắc sau:
(I): Ba tụ mắc nối tiếp. (II): Hai tụ mắc nối tiếp, rồi // với tụ thứ 3.
(III): Ba tụ mắc song song. (IV): Hai tụ mắc song song rồi mắc nối tiếp với tụ thứ 3.
Cách mắc có điện dung tương đương của bộ tụ có giá trị Cb < C là:
A. (I)
B. (II)
C. (I) và (IV)
D. (II) và (III)