Trắc nghiệm Tổng hợp vô cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây?
A. Na2SO3 và NaCl
B. K2SO4 và HCl
C. K2SO3 và H2SO4
D. Na2SO4 và NaOH
-
Câu 2:
Cho các phản ứng sau, phản ứng không tạo ra lưu huỳnh?
A. H2S + O2 kk
B. H2S + Cl2
C. H2S + FeCl3
D. H2S + HNO3
-
Câu 3:
Dung dịch axit sunfuric loãng có thể tác dụng với dãy chất
A. Cu, Mg(OH)2, CaCO3
B. Zn, NaOH, Na2SO4
C. C, CO2, K2CO3
D. Fe, Cu(OH)2, Na2CO3
-
Câu 4:
Lấy 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO và Fe2O3 (với số mol bằng nhau) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HI dư thu được dung dịch X. Cô cạn X được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dụng dịch AgNO3 dư được m gam kết tủa. Xác định m?
A. 17,34 gam
B. 19,88 gam
C. 14,10 gam
D. 18,80 gam
-
Câu 5:
Cho m gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23
B. 21
C. 20
D. 22
-
Câu 6:
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A bằng:
A. 86,96%
B. 76,01%
C. 73,04%
D. 66,01%
-
Câu 7:
Cho phản ứng \(Zn + C{\rm{uS}}{O_4} \to ZnS{O_4} + Cu\). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kém hoạt động hóa học yếu hơn đồng
B. Đồng hoạt động hóa học yếu hơn kẽm
C. Đồng đứng trước kém trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
D. Kẽm đứng sau đồng trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
-
Câu 8:
Một loại quặng photphat dùng để làn phân bón có chứa 35% Ca3(PO4) về khối lượng, còn lại là các chất không chứa photphat. Tính độ dinh dưỡng dưới đây?
A. 7%
B. 16,03%
C. 25%
D. 35%
-
Câu 9:
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl, Z đẩy được T trong dung dịch muối của T, X đẩy được Y trong dung dịch muối của Y. Thứ tự hoạt động hóa học tăng dần của các kim loại đó là:
A. Y, X, T, Z
B. X, Y, Z, T
C. X, Y, T, Z
D. X, T, Y, Z
-
Câu 10:
Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:
A. Có một lớp Al(OH)3 bên ngoài bảo vệ
B. Có một lớp Al2O3 bên ngoài bảo vệ
C. Nhôm không tan trong nước
D. Nhôm bền, không bị oxi hóa
-
Câu 11:
Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 8,96 lít
B. 2,24 lít
C. 4,48 lít
D. 6,72 lít
-
Câu 12:
Ô nhiễm không khí có thể tạo ra mưa axit, gây ra tác hại rất lớn đối với môi trường. Hai khí nào sau đây là nguyên nhân chính gây mưa axit?
A. SO2 và NO2
B. CO2 và O2
C. H2S và N2
D. CO và O2
-
Câu 13:
Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(a) Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít.
(b) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(c) Ozon trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
(d) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong dãy: heroin, cocain, moocphin, vitamin, nicotin, cafein; có 5 chất gây nghiện nhưng chỉ có 3 chất là ma túy
B. Nước thải sinh hoạt – y tế, và đặc biệt là nước thải của các nhà máy là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
C. Thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm cả môi trường đất và nước
D. CO2 là một trong những tác nhân chính gây mưa axit
-
Câu 15:
Hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H2 (đktc) và còn m1 gam chất rắn không tan. Cho 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Cho m1 gam chất rắn không tan tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,32V lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12%
B. 13%
C. 9,5%
D. 11%
-
Câu 16:
Cho 19,92 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 9,856 lít H2 (đktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Mặt khác, 19,92 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 97,95 gam muối khan. Biết rằng nếu cho m gam chất rắn không tan ở trên tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thì thu được 0,32V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với
A. 9%
B. 10%
C. 11%
D. 12%
-
Câu 17:
Khí nào sau đây làm đục nước vôi trong nhưng không làm mất màu dung dịch brom?
A. CO2
B. SO2
C. CO
D. NO
-
Câu 18:
Muối X có các tính chất sau:
-X tác dụng với dung dịch HCl tạo ra khí Y, khí Y làm đục nước vôi trong, không làm mất màu dung dịch brom
-X tác dụng với Ba(OH)2 có thể tạo 2 muối. Chọn công thức phù hợp của X
A. NaHCO3
B. Na2SO3
C. Na2CO3
D. Na2S
-
Câu 19:
Có những chất khí sau: CO, H2, O2, SO2, CO2. Khí nào làm đục nước vôi trong?
A. CO, CO2
B. H2, SO2
C. SO2, CO2
D. CO, SO2
-
Câu 20:
Để thu được Ag nguyên chất từ AgNO3 người ta không thể dùng phương pháp
A. điện phân dung dịch AgNO3
B. nhiệt phân AgNO3
C. cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3
D. cho dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư AgNO3 dư
-
Câu 21:
Người ta dự kiến điều chế Ag từ bằng các cách sau, chọn phương án sai
A. Nhiệt phân AgNO3 ở nhiệt độ cao
B. Dùng kim loại hoạt động hơn (Cu, Zn ...) để đẩy Ag khỏi dung dịch AgNO3
C. Dùng dung dịch HCl hoặc NaOH
D. Điện phân dung dịch AgNO3
-
Câu 22:
Một nhóm học sinh đã đề xuất các cách điều chế Ag từ AgNO3 như sau :
(1) Cho kẽm tác dụng với dung dịch AgNO3.
(2) Điện phân dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaOH sau đó thu lấy kết tủa đem nhiệt phân.
(4) Nhiệt phân AgNO3.
Trong các cách điều chế trên, có bao nhiêu cách có thể áp dụng để điều chế Ag từ AgNO3?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Một tấm đồng kim loại bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất bằng dung dịch
A. CuSO4 dư
B. FeSO4 dư
C. FeCl3
D. ZnSO4 dư
-
Câu 24:
Hòa tan hoàn toàn 6,9 gam hỗn hợp X gồm Fe, Al vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 5,04 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Fe trong X là
A. 60,86%
B. 62,24%
C. 69,13%
D. 66,91%
-
Câu 25:
Cho 100 gam hỗn hợp gồm Fe, Cr, Al tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 5,04 lít khí (đktc) và phần không tan X. Cho X tan hết trong dung dịch HCl thì thu được 38,5952 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Cr trong hỗn hợp đầu là
A. 13,988%
B. 82,30%
C. 45,25%
D. 4,05%
-
Câu 26:
Cho 16,7 gam hỗn hợp Al, Fe, Zn tác dụng với NaOH dư thấy thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần chất rắn không tan. Lọc lấy phần không tan hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thấy thoát ra 2,24 lít (đktc). % khối lượng Al trong hỗn hợp là
A. 58,38%
B. 24,25%
C. 16,17%
D. 8,08%
-
Câu 27:
Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là:
A. 13,66% Al; 82,29%Fe và 4,05%Cr.
B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29%Cr.
C. 4,05% Al; 82,29%Fe và 13,66%Cr.
D. 4,05% Al; 13,66%Fe và 82,29%Cr.
-
Câu 28:
Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch HCl nhưng tan trong dung dịch HCl có sục khí O2 dư?
A. Cu
B. Fe
C. Al
D. Au
-
Câu 29:
Đồng không tan được trong những dung dịch nào dưới đây?
A. dung dịch HCl có hòa tan O2
B. dung dịch FeCl3
C. dung dịch NH3 dư
D. dung dịch AgNO3
-
Câu 30:
Từ CuS có thể điều chế Cu bằng cách nào dưới đây ?
A. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, sau đó dùng Fe đẩy đồng khỏi dung dịch
B. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, sau đó cô cạn dung dịch, lấy khan đem điện phân nóng chảy
C. Đốt cháy CuS thành CuO và , sau đó khử CuO bằng CO (to)
D. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, rồi điện phân dung dịch CuCl2
-
Câu 31:
Từ Mg(OH)2 người ta điều chế Mg bằng cách nào trong các cách sau:
(1) Điện phân Mg(OH)2 nóng chảy.
(2) Hoà tan Mg(OH)2 vào dung dịch HCl sau đó điện phân dung dịch MgCl2 có màng ngăn.
(3) Nhiệt phân Mg(OH)2 sau đó khử MgO bằng CO hoặc H2 ở nhiệt độ cao
(4) Hoà tan Mg(OH)2 vào dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau đó điện phân MgCl2 nóng chảy
Cách làm đúng là
A. Chỉ có 4
B. 1 và 4
C. 1, 3 và 4
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 32:
Trong các phát biểu sau:
(1) Các kim loại chỉ có 1, 3 electron ở lớp ngoài cùng.
(2) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.
(3) Ở điều kiện thường các kim loại chỉ tồn tại ở trạng thái rắn.
Những phát biểu đúng là
A. Chỉ có (1).
B. Chỉ có (2).
C. Chỉ có (3).
D. Cả (1) và (2)
-
Câu 33:
Cho 10.8 gam hỗn hợp A gồm Cu và kim loại M (khối lượng của M lớn hơn khối lượng của Cu) tác dụng với dung dịch HCl dư, thu dược 2,912 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp A này tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thì thu được 5,6 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Mặt khác, nếu cho 5,4 gam hỗn hợp A tác dụng với 160 ml AgNO3 1M thu được m gam chắt rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, kim loại M không có hóa trị (I) trong các hợp chất. Xác định giá trị m
A. 10,88g
B. 18,80g
C. 10,58g
D. 18,08g
-
Câu 34:
Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư, đun nóng thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kỹ, sau đó lấy dung dịch thu dược cho tác dụng dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu dược chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chẩt rắn z là
A. CuO và Al2O3
B. CuO và Fe2O3
C. FeO và CuSO4
D. CuO và FeO
-
Câu 35:
Điều kiện cần và đủ để xảy ra ăn mòn điện hoá:
a. Các điện cực phải khác nhau.
b. Phải có nhiệt độ cao.
c. Các điện cực phải tiếp xúc nhau.
d. Các điện cực cùng tiếp xúc với 1 dung dịch điện li.A. a, b, c
B. b, c, d
C. a, c, d
D. a, b, d
-
Câu 36:
Cho các điều kiện sau
1, điện cực phải là Pt
2, các điện cực phải tiếp xúc với nhau.
3, dung dịch chất điện li phải là axit mạnh.
4, các điện cực phải là những chất khác nhau.
5, các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là
A. 1, 3, 4
B. 2, 4, 5
C. 1, 3, 5
D. 2, 3, 4
-
Câu 37:
Quá trình sau không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. Cho vật bằng Fe vào dung dịch H2SO4 loãng cho thêm vài giọt dung dịch CuSO4
B. Nung vật bằng Fe rồi nhúng vào H2O
C. Vật bằng Al - Cu để trong không khí ẩm
D. Phần vỏ tàu bằng Fe nối với tấm Zn để trong nước biển
-
Câu 38:
Để mạ Ni lên một vật bằng thép người ta điện phân dung dịch NiSO4 với
A. catot là vật cần mạ , anot bằng sắt
B. anot là vật cần mạ , catot bằng Ni
C. catot là vật cần mạ , anot bằng Ni
D. anot là vật cần mạ , catot bằng sắt
-
Câu 39:
Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỷ khối so với H2 bằng 28. Lấy 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) cho đi qua bình đựng V2O5 nung nóng. Hỗn hợp thu được lội qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 33,19 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hoá SO2 là
A. 75%
B. 25%
C. 94,96%
D. 40%
-
Câu 40:
Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 16,8 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là
Biết phương trình hóa học của phản ứng như sau: \(CuO{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}\;\;\mathop \to \limits^{{t^o},p} \;\;Cu{\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\)
A. 70%
B. 75%
C. 80%
D. 85%
-
Câu 41:
Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 20 gam hỗn hợp A gồm MgO và CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn đem cân lại thấy khối lượng chất rắn giảm đi 3,2 gam. Tính % CuO trong hỗn hợp
A. 20%
B. 40%
C. 30%
D. 80%
-
Câu 42:
Cho luồng khí H2 có dư đi qua ống sứ có chứa 20 gam hỗn hợp X gồm MgO và CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, sấy khô đem cạn lại thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Khối lượng MgO và CuO trong hỗn hợp X là:
A. 2 gam và 2 gam
B. 4 gam và 16 gam
C. 8 gam và 12 gam
D. 6 gam và 14 gam
-
Câu 43:
Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 gam, khối lượng đồng bám vào lá sắt là:
A. 0,2 gam
B. 3,2 gam
C. 6,4 gam
D. 1,6 gam
-
Câu 44:
Một lá sắt có khối lượng m gam nhúng vào dung dịch CuSO4. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng lá sắt bằng (m + 2,4) gam. Khối lượng Cu do phản ứng sinh ra bám lên lá sắt là
A. 12,8 gam
B. 9,6 gam
C. 16 gam
D. 19,2 gam
-
Câu 45:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cức trơ với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 2895 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho 0,125 mol bột Fe vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,504 kít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc), đồng thời còn lại 5,43 fam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất là
A. 1,75
B. 1,95
C. 1,9
D. 1,8
-
Câu 46:
Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 16 gam thì dừng điện phân. Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí H2 thoát ra, đồng thời khối lượng thanh kim loại không đổi so với trước phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị a là:
A. 0,24
B. 0,28
C. 0,32
D. 0,2
-
Câu 47:
Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện có cường độ I = 0,5A trong thời gian 1930 giây thì khối lượng đồng và thể tích khí O2 sinh ra là:
A. 0, 15g và 0,112 lít
B. 0, 32g và 0, 056 lít
C. 0, 32g và 0, 168 lít
D. 1, 28g và 0, 224 lít
-
Câu 48:
Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là (cho nguyên tử khối: Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85,5)
A. Na
B. Li
C. Rb
D. K
-
Câu 49:
Cho 0,21g kim loại kiềm R tác dụng với nước dư. Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 ở đktc. R là:
A. Li
B. Na
C. K
D. Rb
-
Câu 50:
Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catốt thu được 16g kim loại M thì ở anôt thu được 5,6 lít khí (đktc). Xác định M?
A. Cu
B. Fe
C. Zn
D. Ag