Trắc nghiệm Tổng hợp di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng DTH Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Endostatin là một ___________________
A. chất ức chế hình thành mạch
B. chất thúc đẩy hình thành mạch
C. yếu tố phiên mã
D. thụ thể bề mặt tế bào
-
Câu 2:
Tế bào ung thư thúc đẩy hình thành mạch bằng cách tiết ra ________________________
A. kháng nguyên
B. kháng thể
C. yếu tố tăng trưởng
D. yếu tố hoại tử
-
Câu 3:
Tạo mạch là quá trình hình thành __________________
A. tế bào ung thư
B. mạch máu
C. mô
D. tế bào miễn dịch
-
Câu 4:
Bệnh nào sau đây do chuyển đoạn NST?
A. Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính
B. U lympho tế bào B của Hodgkin
C. Bệnh Alzheimer
D. Bệnh Parkinson
-
Câu 5:
Tế bào miễn dịch nào thường được sử dụng trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch áp dụng?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào tua gai
C. Tế bào thần kinh
D. Tế bào ác tính
-
Câu 6:
Thuốc Vectibix chống lại _____________________
A. Thụ thể Her2
B. Thụ thể Her3
C. Thụ thể EGF
D. EGF
-
Câu 7:
Thuốc nào đã được phê duyệt vào năm 1997 để điều trị ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin?
A. Neosporin
B. Rituxan
C. Vectibix
D. Arzerra
-
Câu 8:
Chất nào sau đây là kháng thể nhân bản?
A. Doxorubicin
B. Sulforaphane
C. Vimentin
D. Herceptin
-
Câu 9:
Sự phát thải tự phát được nghiên cứu bởi nhà khoa học nào sau đây?
A. Barbara McClintock
B. William Coley
C. Fredrick Sanger
D. James Watson
-
Câu 10:
Những tác nhân nào được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch thụ động của bệnh ung thư?
A. Kháng nguyên
B. Kháng thể
C. Thuốc chống đông máu
D. Thuốc kháng axit
-
Câu 11:
Ứng dụng của bức xạ tia cực tím không ion hóa gây ra _________
A. sự hình thành chất dimer pyrimidine
B. sự loại bỏ các gốc pyrimidine
C. sự hình thành của methyl guanine
D. sự hình thành của methyl thymine
-
Câu 12:
Thử nghiệm PCR:
A. Khuyếch đại 1 đoạn A nucleic đặc hiệu và xác định sau khi điện di trên gel.
B. Gắn DNA vào một vector để tạo ra các protein sản phẩm gan.
C. Nhuộm màu DNA và xác định bằng dụng cụ đặc biệt
D. Tách DNA rồi điện di trên giấy và chụp ảnh.
-
Câu 13:
Thử nghiệm nào sau đây có thể định lượng được virus HIV trong cơ thể.
A. ELISA xác định kháng thể
B. ELISA Xác định kháng nguyên
C. miễn dịch huỳnh quang
D. PCR
-
Câu 14:
Phản ứng PCR ( phản ứng khuếch đại men) dùng để chẩn đoán HIV là:
A. Xác định kháng thể tương ứng với các protein của HIV trong huyết thanh bệnh nhân
B. Xác định các kháng nguyên protein của HIV trong huyết thanh bệnh nhân
C. Xác định các tế bào lymphocyte T4 bị nhiễm HIV
D. Xác định sản phẩm men reverse transcriptase của HIV trong huyết thanh bệnh nhân
-
Câu 15:
Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDDee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hoá, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, trong số các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu sai?
(1) Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
(2) Trong các cây này, có cây mang kiểu gen AAbbDDee.
(3) Các cây này có kiều gen đồng hợp tử về cà 4 cặp gen trên.
(4) Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDDee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng consixin để gây lưỡng bội hóa, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các cây này có kiểu gen đồng hợp tử về cả 4 cặp gen trên
B. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử
C. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen
D. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen AAbbDDee
-
Câu 17:
Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDD để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hóa, thu được toàn bộ các cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về các cây này phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen aaBBDD.
B. Các cây này có kiểu gen đồng hợp tử về cả 3 cặp gen trên.
C. Các cây này có tối đa 6 loại kiểu gen.
D. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
-
Câu 18:
Ở cừu, xét 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường: A qui định có sừng; a qui định không sừng; kiểu Aa qui định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ đực: cái bằng 1: 1 và cừu có sừng chiếm tỉ lệ 70%. Theo lý thuyết, tỉ lệ cừu cái không sừng trong quần thể này là bao nhiêu?
A. 34,5%
B. 9%
C. 25,5%
D. 24,5%
-
Câu 19:
Khi biến nạp tế bào thành công, điều gì xảy ra với ADN tái tổ hợp?
A. Nó trải qua đột biến.
B. Nó được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
C. Nó trở thành một phần của bộ gen của tế bào được biến đổi.
D. Nó trở thành một hạt nhân.
-
Câu 20:
Quy trình được sử dụng để tách và phân tích các đoạn ADN bằng cách sử dụng hỗn hợp các đoạn ADN và gel xốp với điện áp là
A. điện di gel.
B. chuỗi phản ứng polymerase.
C. kỹ thuật di truyền.
D. thể đa bội.
-
Câu 21:
Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loại A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ:
1. Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được
2. Có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng
3. Không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng
4. Có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ
Có bao nhiêu đáp án đúng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Hạt phấn của loài thực vật A có 8 nhiễm sắc thể. Các tế bào lá của loài thực vật B có 22 nhiễm sắc thể. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng?
(1). Cây lai không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
(2). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
(3). Cây lai không thể trở thành loài mới vì có nhiễm sắc thể không tương đồng.
(4). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
(5). Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của cây lai có 30 nhiễm sắc thể.
(6). Cây lai được đa bội hóa sẽ cách li sinh sản với hai loài bố mẹ.
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 23:
:Liệu pháp gen là việc chữa trị bệnh di truyền bằng cách thay thế gen bệnh bằng gen lành hoặc khôi phục chức năng của gen bệnh. Quy trình kỹ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?
A. Tế bào mang ADN tái tổ hợp được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế những tế bào bệnh.
B. Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.
C. Dùng plasmit làm thể truyền để chuyển gen lành vào cơ thể người bệnh.
D. Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.
-
Câu 24:
Trong việc điều trị bệnh ở người bằng liệu pháp gen là thay thế gen bị đột biến trong cơ thể người bằng gen lành. Trong kỹ thuật này người ta sử dụng thể truyền là:
A. Virut ôn hoà sau khi đã làm giảm hoặc mất hoạt tính
B. Virut sống trong cơ thể người sau khi đã loại bỏ gen gây bệnh
C. Plasmit của vi khuận E.coli sống trong hệ tiêu hóa của người
D. Virut hoặc plasmit của vi khuẩn sống trong cơ thể người
-
Câu 25:
Xác định lượng biến thiên của q sau một thế hệ chọn lọc giao tử khi biết q trước chọn lọc là 0,6 và S của alen a bằng 0,34.
A. 0,1
B. 0,2
C. - 0,2
D. - 0,1
-
Câu 26:
Trong một quần thể bướm gồm 900 con, tần số alen A quy định cấu tử chuyển động nhanh của một enzim là 0,7 và tần số alen a quy định cấu tử chuyển động chậm là 0,3. Có 90 con bướm từ quần thể này nhập cư đến một quần thể có q= 0,8 có 810 con. Tần số alen của quần thể sau nhập cư là:
A. p= 0,7; q= 0,3
B. p= 0,3; q= 0,7
C. p= 0,75; q= 0,25
D. p= 0,25; q= 0,75
-
Câu 27:
Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giông cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là
A. Tứ bội hóa các tế bào thu được do lai xa.
B. Lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn.
C. Lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau.
D. Cho tự thụ phấn bắt buộc
-
Câu 28:
Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô thực vật. (2) Nhân bản vô tính tự nhiên
(3) Lai tế bào sinh dưỡng. (4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.
(5) Cây truyền phôi. (6) Gây đột biến
Có bao nhiêu phương pháp nhân nhanh giống trong sản xuất nông nghiệp?A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 29:
Người ta thường dùng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận, vì
A. Vi khuẩn E. coli sinh sản nhanh
B. Vi khuẩn E. coli không gây hại cho sinh vật
C. Vi khuẩn E.coli có nhiều trong môi trường
D. Vi khuẩn E. coli dễ nuôi cấy
-
Câu 30:
Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai khác dòng
B. Lai tế bào xôma khác loài
C. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
D. Công nghệ gen
-
Câu 31:
Trong các nhận xét sau nhận xét nào đúng?
(1) Ở tất cả các giống, khi tiến hành giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn thì luôn gây ra thoái hoá giống.
(2) Tạo giống bằng gây đột biến được sử dụng trong tạo giống động vật hoặc vi sinh vật mà ít sử dụng cho thực vật.
(3) Khi tiến hành nhân giống bằng cấy truyền phôi thì các cá thể được sinh ra có kiểu gen hoàn toàn giống nhau, giới tính giống nhau.
(4) Thoái hoá giống là do tỉ lệ kiểu gen dị hợp cua giống giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, xuất hiện các đồng hợp gen lặn thành kiểu hình có hại.A. 1, 3, 4
B. 2, 3, 4
C. 3, 4
D. 1, 2, 4
-
Câu 32:
Kỹ thuật chuyển gen gồm các bước:
(1) Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp.
(2) Tách ADN.
(3) Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
(4) Phân lập dòng tế bào nhận mang ADN tái tổ hợp.
Trình tự các bước trả lời đúng làA. 2,1,3,4.
B. 2,3,1,4.
C. 1,2.3.4.
D. 1,3,2,4.
-
Câu 33:
Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích
A. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá.
B. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn.
C. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen.
D. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống.
-
Câu 34:
Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 25%
B. 5%
C. 12,5%
D. 20%
-
Câu 35:
Đặc điểm không đúng về ung thư là
A. ung thư là một loại bệnh do 1 số tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình thành khối u và sau đó di căn.
B. mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư.
C. nguyên nhân gây ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN.
D. ung thư có thể còn do đột biến cấu trúc NST.
-
Câu 36:
Có nhiều phương pháp để tạo ra các giống cây đậu phộng có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt,…Nhưng người ta thường không sử dụng phương pháp
A. gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin.
B. chuyển gen của người vào cây đậu phộng.
C. lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
D. gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ.
-
Câu 37:
Nhân tố nào dưới đây không làm mất cân bằng di truyền của quần thể?
A. Giao phối ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Di - nhập gen
D. Giao phối có lựa chọn
-
Câu 38:
Khi lai khác dòng, con lai F1 có ưu thế lai cao nhất nhưng không dùng để nhân giống bằng phương pháp hữu tính vì
A. nó mang gen lặn có hại, các gen trội không thể lấn át được.
B. giá thành rất cao nên nếu làm giống thì rất tốn kém.
C. đời con có tỉ lệ dị hợp giảm, xuất hiện đồng hợp lặn có hại.
D. nó mang một số tính trạng xấu của bố hoặc mẹ.
-
Câu 39:
Biện pháp nào sau đây không tạo ra được giống mới
A. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị, sau đó nuôi cấy thành cơ thể và nhân lên thành dòng.
B. Nuôi cấy hạt phấn tạo nên dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa và nhân lên thành dòng.
C. Dung hợp tế bào trần, nuôi cấy phát triển thành cơ thể và nhân lên thành dòng.
D. Nuôi cấy tế bào thành mô sẹo để phát triển thành cá thể, sau đó nhân lên thành dòng.
-
Câu 40:
Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen?
A. Được nhận thêm một gen từ loài khác.
B. Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen thành gen mới.
C. Một gen trong tế bào của cơ thể bị loại bỏ.
D. Có thêm một gen thông qua trao đổi chéo không cân của các cromatit.
-
Câu 41:
Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen?
A. Sinh vật có một gen trong tế bào cơ thể bị loại bỏ.
B. Sinh vật có một gen được lặp lại nhờ đột biến lặp đoạn.
C. Sinh vật được nhận thêm một gen từ loài khác.
D. Sinh vật có một gen được làm biến đổi thành một gen mới.
-
Câu 42:
Trong kĩ thuật chuyển gen, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền
A. không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh.
B. có các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo.
C. có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao.
D. có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp.
-
Câu 43:
Khi nói về xét nghiệm trước sinh ở người, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không.
B. Xét nghiệm trước sinh đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di tuyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
C. Xét nghiệm trước sinh được thực hiện bằng hai kĩ thuật phổ biến là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.
D. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích chủ yếu là xác định tình trạng sức khỏe của người mẹ trước khi sinh con.
-
Câu 44:
Phát biểu nào sau đây là không đúng về các đặc trưng di truyền của quần thể?
A. Quá trình tự phối và giao phối gần đều không làm thay đổi tần số các alen có hại trong quần thể
B. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen của cùng một gen có trong quần thể tại một thời điểm xác định
C. Quần thể tự thụ phấn trong tự nhiên thường bao gồm nhiều dòng thuần chủng và không có hiện tượng thoái hóa giống
D. Khi cho các dòng cây giao phấn tự thụ phấn bắt buộc, tỉ lệ các dòng thuần chủng tăng dần qua các thế hệ
-
Câu 45:
Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,2A: 0,8a chỉ sau một thế hệ bị biến đổi thành 0,8A: 0,2a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a
B. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối
C. Môi trường thay đổi theo hướng chống lại thể đồng hợp lặn
D. Kích thước quần thể giảm mạnh do yếu tố thiên tai.
-
Câu 46:
Ở người, alen lặn m quy định tính trạng môi trường môi mỏng, alen trội M quy định môi dày. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 36% số người có môi mỏng. Một người phụ nữ môi mỏng kết hôn với một người đàn ông môi dày. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này có tính trạng môi dày là
A. 37,5%
B. 43,75%
C. 50%
D. 62,5%
-
Câu 47:
Ở một loài thực vật, biết tình trạng màu hoa do một gen có 2 alen quy định. Cây có kiểu gen AA cho hoa đỏ, cây có kiểu gen Aa cho hoa hồng, cây có kiểu gen aa cho hoa trắng. Khảo sát 6 quần thể của loài này cho kết quả như sau:
Trong 6 quần thể nói trên, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 48:
Xét 1 gen có 2 alen ở hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,6. Quần thể thứ hai có 300 cá thể, trong đó tần số alen A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể hai di cư vào quần thể một tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA có tỉ lệ:
A. 0,495
B. 0,55
C. 0,45
D. 0,3025
-
Câu 49:
Ở một quần thể sinh sản hữu tính, do điều kiện sống thay đổi nên các cá thể của quần thể chuyển sang sinh sản vô tính làm cho nguồn biến dị di truyền của quần thể bị giảm. Nguyên nhân nào sau đây không gây ra hiện tượng trên?
A. Không có sự kết hợp các giao tử trong thụ tinh.
B. Không có sự trao đổi chéo xảy ra giữa các nhiễm sắc thể
C. Không có sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân
D. Tốc độ sinh sản vô tính chậm hơn rất nhiều so với sinh sản hữu tính
-
Câu 50:
Nếu một quần thể dừng sinh sản hữu tính nhưng sinh sản vô tính vẫn diễn ra, thì biến dị di truyền của quần thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A. Nguồn biến dị di truyền sẽ không ảnh hưởng, do sinh sản vô tính làm củng cố vốn gen của quần thể.
B. Nguồn biến dị di truyền sẽ suy giảm theo thời gian, do không có tiếp hợp, trao đổi chéo trong giảm phân và tổ hợp qua thụ tinh.
C. Nguồn biến dị di truyền sẽ tăng, do sinh sản vô tính xảy ra rất nhanh nên vốn gen của quần thể cũng tăng nhanh.
D. Nguồn biến dị di truyền của quần thể sẽ tăng nhanh, do quá trình sinh sản vô tính làm tăng quá trình đột biến.