Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Hình bên là bộ phận tiêu hóa nào? Của loài nào (trâu/ngựa/dê/thỏ)? Chọn chú thích đúng cho hình
A. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ lá sách ; 3- dạ cỏ ; 4- dạ tỏ ong ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng
B. dạ dày của trâu. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng
C. dạ dày của ngựa. 1- thực quản ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng
D. dạ dày của ngựa. 1- tá tràng ; 2- dạ cỏ ; 3- dạ tổ ong ; 4- dạ lá sách ; 5- dạ múi khế ; 6- tá tràng
-
Câu 2:
Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Lấy thức ăn và thải cặn bã qua lỗ miệng.
II. Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất đơn giản trong túi tiêu hóa.
III. Thức ăn bị trộn lẫn với các chất thải.
IV. Dịch tiêu hóa tiết ra bị hòa loãng với nước.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 3:
Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là:
A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
B. thực hiện tiêu hóa cơ học – tiêu hóa hóa học – hấp thụ thức ăn
C. tiêu hóa cơ học – hấp thụ thức ăn
D. cả A và B
-
Câu 4:
Trong phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?
(1) Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
(2) Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.
(3) Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước.
(4) Tiêu hóa thức ăn được diễn ra bên trong tế bào nhờ biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 5:
Dựa trên hình vẽ về sự tiến hóa nội bào ở trùng đế giày, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
1. Chú thích (I) là sự hình thành không bào tiêu hóa.
2. Chú thích (II) là chất thải được đưa ra khỏi tế bào.
3. Chú thích (III) là không bào tiêu hóa.
4. Chú thích (IV) là lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa.
5. Chú thích (V) là enzim từ lizoxom vào không bảo tiêu hóa.
6. Chú thích (VI) là chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu vào tế bào
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 6:
Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau:
(1) Hình thành không bào tiêu hóa.
(2) Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
(3) Màng tế bào lõm vào để bao lấy thức ăn.
(4) Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa.
(5) Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất.
(6) Chất thải, chất bã được xuất bào.
Các hoạt động trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. 1-2-3-4-5-6
B. 3-1-4-2-5-6
C. 3-1-2-4-5-6
D. 3-6-4-5-1-2
-
Câu 7:
Mô tả nào dưới đây về hệ tiêu hóa của ngựa là đúng:
A. Dạ dày gồm 2 phần: dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
B. Ruột tịt thoái hóa.
C. Thức ăn cellulose được tiêu hóa nhờ hệ vi sinh vật trong manh tràng.
D. Dạ dày có 4 ngăn.
-
Câu 8:
Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chú thích (I) là dạ dày 4 ngăn ở thú ăn thực vật
(2) Chú thích (II) là ruột non dài để thuận tiện cho biến đổi và hấp thụ thức ăn.
(3) Chú thích (III) là manh tràng, là nơi tiêu hóa sinh học.
(4) Chú thích (IV) là ruột già, là nơi chứa lấy chất cặn bã và tái hấp thụ nước.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Động vật nào sau đây có túi tiêu hóa?
A. Trâu.
B. Gà.
C. Thủy tức.
D. Mèo rừng.
-
Câu 10:
Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật có hàm lượng protein rất thấp nhưng chúng vẫn có thể phát triển bình thường?
A. Do khối lượng thức ăn hàng ngày đưa vào cơ thể lớn.
B. Vi sinh vật trong ống tiêu hóa là nguồn cung cấp protein chính.
C. Có sự biến đổi sinh học dưới tác dụng của hệ vi sinh vật trong ống tiêu hóa.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 11:
Ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn, manh tràng có chức năng:
A. Biến đổi cơ học thức ăn.
B. Lưu trữ thức ăn.
C. Tiêu hóa cellulose.
D. Biến đổi hóa học thức ăn.
-
Câu 12:
Trình tự biến đổi thức ăn ở động vật nhai lại:
A. Biến đổi hóa học→ biến đổi sinh học→ biến đổi cơ học.
B. Biến đổi cơ học→ biến đổi sinh học→ biến đổi hóa học.
C. Biến đổi sinh học→ biến đổi cơ học→ biến đổi hóa học.
D. Biến đổi cơ học→ biến đổi hóa học→ biến đổi sinh học.
-
Câu 13:
Khi nói về vai trò của gan, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản xuất protêin huyết tương (fibrinôgen, các gôbulin và anbumin).
B. Điều chỉnh nồng độ glucôzơ trong máu.
C. Khử các chất độc hại cho cơ thể.
D. Tiết ra các hoocmôn để điều hòa cơ thể.
-
Câu 14:
Nồng độ glucôzơ và protein huyết tương được điều hòa do vai trò chủ yếu của:
A. Vùng dưới đồi thị.
B. Gan.
C. Tuyến tụy.
D. Thận.
-
Câu 15:
Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Đây là loại dạ dày có 4 ngăn đặc trưng cho động vật nhai lại.
II. Dạ cỏ là nơi có vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hóa thức ăn xenlulozơ.
III. Dạ tổ ong là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.
IV. Dạ múi khế là nơi có enzim pepsin giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 16:
Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo dạ dày đơn và ruột của 2 nhóm động vật: thú ăn thịt và thú ăn cỏ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình (1) là cấu tạo dạ dày đơn và ruột của thú ăn thịt như chó sói, sư tử, hổ.
II. Hình (2b) có thể là dạ dày của thú ăn cỏ như trâu, bò…
III. Hình (2c) là manh tràng lớn có ở thú ăn cỏ.
IV. Hình (1), (2) cho thấy ruột của thú ăn cỏ và thú ăn thịt có sự khác nhau.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:
I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.
II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.
III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.
IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Cho các phát biểu sau:
I. Quá trình biến đổi hóa học thức ăn xảy ra nhờ tác dụng của các hóa chất phù hợp có trong cơ thể.
II. Trong cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp có các tuyến tiêu hóa là tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến tụy.
III. Trong các loại dịch tiêu hóa của cơ thể động vật ăn thịt và động vật ăn tạp, dịch tụy có tác dụng biến đổi thức ăn mạnh nhất.
IV. Dịch mật do gan tiết ra, có vai trò chủ yếu là trung hòa tính axit của thức ăn được chuyển từ dạ dày xuống ruột non.
V. Người bị phẫu thuật cắt 2/3 dạ dày vẫn xảy ra quá trình biến đổi thức ăn.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 3
B. 0
C. 2
D. 1
-
Câu 19:
Cho các phát biểu sau:
(1) Người bị phẫu thuật cắt 3 dạ dày vẫn xảy ra biến đổi thức ăn.
(2) Protein có cấu trúc đơn giản nên quá trình tiêu hóa protein chỉ cần loại enzim pepsin trong dịch vị.
(3) Quá trình tiêu hóa ở dạ dày là quan trọng nhất vì xảy ra cả hai quá trình biến đổi cơ học và hóa học.
(4) Dịch mật do gan tiết ra có vai trò chủ yếu là trung hòa tính axit của thức ăn được chuyển hóa từ dạ dày xuống ruột non.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 20:
Ở động vật bậc cao, hoạt động tiêu hoá nào là quan trọng nhất?
1. Quá trình tiêu hoá ở ruột.
2. Quá trình tiêu hoá ở dạ dày.
3. Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng.
4. Quá trình thải chất cặn bã ra ngoài.
Phương án đúng là
A. 2, 4
B. 1, 2
C. 1, 2, 3
D. 1, 2, 3, 4
-
Câu 21:
Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là:
A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng
B. thực hiện tiêu hóa cơ học – tiêu hóa hóa học – hấp thụ thức ăn
C. tiêu hóa cơ học – hấp thụ thức ăn.
D. cả A và B
-
Câu 22:
Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:
I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.
II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.
III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.
IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
I. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.
II. Dạ dày của động vật nhai lại được chia làm 3 ngăn, trong đó dạ múi khế là quan trọng nhất.
III. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.
IV. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa dễ biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.
V. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Khi nói về tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa
B. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa
C. Quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học
D. Quá trình tiêu hóa có sự tham gia của các enzim
-
Câu 25:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa
A. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.
B. Dạ dày là nơi hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu.
C. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào.
D. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.
-
Câu 26:
Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
A. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào).
B. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng.
C. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.
D. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.
-
Câu 27:
Phát biểu nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?
A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.
B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.
C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.
D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.
-
Câu 28:
Khi nói về tiêu hóa của động vật đơn bào, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một số loài tiêu hóa nội bào, một số loài tiêu hóa ngoại bào
B. Vừa có tiêu hóa cơ học, vừa có tiêu hóa hóa học
C. Quá trình tiêu hóa diễn ra trong không bào tiêu hóa, sử dụng enzim từ bào quan lizôxôm
D. Quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra ở bào quan ti thể
-
Câu 29:
Khi nói về tiêu hóa ngoại bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa
B. Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa
C. Quá trình tiêu hóa thức ăn chỉ bằng hoạt động cơ học
D. Quá trình tiêu hóa có sự tham gia của các enzim
-
Câu 30:
Động vật nào sau đây tiêu hóa được xenlulôzơ trong thức ăn?
A. Chó sói.
B. Sư tử.
C. Trâu.
D. Hổ.
-
Câu 31:
Ở giun đất, thức ăn đi qua ống tiêu hóa theo trình tự nào sau đây?
A. Miệng - thực quản - hầu - diều - mề.
B. Miệng - hầu - thực quản - diều - mề.
C. Miệng - diều - thực quản - dạ dày.
D. Miệng - thực quản - diều - dạ dày.
-
Câu 32:
Để trẻ em hấp thu tốt vitamin A, trong khẩu phần ăn ngoài các loại thực phẩm có màu đỏ, cam, vàng cần thêm một lượng vừa phải của chất nào sau đây?
A. Dầu ăn.
B. Đường.
C. Nước.
D. Muối.
-
Câu 33:
Khi nói về tiêu hóa của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các quá trình tiêu hóa đều biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành chất hữu cơ đơn giản để cơ thể hấp thụ.
II. Động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào; động vật đa bào bậc cao chỉ có tiêu hóa ngoại bào.
III. Các loài có túi tiêu hóa, vừa có tiêu hóa ngoại bào vừa có tiêu hóa nội bào.
IV. Động vật ăn thịt thường có ruột ngắn và có dạ dày bé hơn động vật ăn cỏ.A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 34:
Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hoá ở người?
A. Thực quản.
B. Dạ dày.
C. Tuyến nước bọt.
D. Ruột non.
-
Câu 35:
Khi nói về tiêu hóa của thú, có bao nhiêu phát biếu sau đây đúng?
I. Động vật nhai lại tiêu hóa được xenlulôzơ là nhờ enzim xenlulaza do vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ tiết ra.
II. Ngựa, thỏ tiêu hóa được xenlulôzơ là nhờ enzim xenlulaza do vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiết ra.
III. Ớ các loài động vật nhai lại, dạ múi khế là dạy dày có chức năng tiết HCl và pepsin đê tiêu hóa protein.
IV. Thú ăn cỏ thường có ruột dài hơn và dạ dày lớn hơn thú ăn thịt.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 36:
Động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá theo kiểu:
A. Tiêu hoá ngoại bào.
B. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hoá nội bào.
D. Tiêu hoá nội bào và ngoại bào.
-
Câu 37:
Lượng protein được bổ sung thường xuyên cho cơ thể động vật ăn thực vật có nguồn gốc từ đâu?
A. Có sẵn trong cơ thể động vật.
B. Enzim tiêu hóa.
C. Phân hủy xenlulôzơ.
D. Vi sinh vật sống cộng sinh trong hệ tiêu hóa của động vật.
-
Câu 38:
Đường đi của thức ăn trong dạ dày 4 túi ở trâu, bò:
A. thực quản → dạ tổ ong → dạ cỏ → thực quản → dạ múi khế → dạ lá sách.
B. thực quản → dạ cỏ → thực quản → dạ tổ ong → dạ múi khế → dạ lá sách.
C. thực quản → dạ lá sách → dạ múi khế → dạ tổ ong → dạ cỏ.
D. thực quản → dạ cỏ → dạ tổ ong → thực quản → dạ lá sách → dạ múi khế.
-
Câu 39:
Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong của động vật nhai lại diễn ra như thế nào?
A. Tiết enzim pesin bà HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
B. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
C. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ.
-
Câu 40:
Tuyến nước bọt có chứa enzim tiêu hóa loại hợp chất nào trong thức ăn?
A. Prôtit.
B. Chất xơ.
C. Tinh bột.
D. Chất béo.
-
Câu 41:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa nội bào trong lòng túi tiêu hóa.
B. Ở trùng giày, thức ăn được tiêu hóa trong bào quan lizôxôm.
C. Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra trong ống tiêu hóa của động vật ăn thịt là tiêu hóa ngoại bào.
D. Hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn ở động vật ăn thực vật có dạ dày kép cao hơn động vật ăn thực vật có dạ dày đơn.
-
Câu 42:
Thỏ thải ra hai loại phân, một loại có màu đen, một loại có màu xanh. Thỏ thích ăn loại phân có màu xanh vì?
A. Đó là loại phân đã tiêu hóa kỹ
B. Để bổ sung nguồn đạm từ vi sinh vật
C. Màu xanh là màu của thực vật còn sót lại
D. Đó là do tập tính của loài
-
Câu 43:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài động vật đều có tiêu hóa nội bào
B. Tất cả các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hóa
C. Tất cả các loài sống trong nước đều tiêu hóa ngoại bào
D. Tiêu hóa nội bào chỉ có ở các loài động vật đơn bào
-
Câu 44:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
B. Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có khả năng tiết ra enzim pepsin và HCl.
C. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non.
D. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh.
-
Câu 45:
Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Động vật nhai lại là những động vật có dạ dày kép
B. Trâu, bò, dê, cừu là những động vật nhai lại
C. Tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật nhai lại
D. Động vật nhai lại đều có khoang chứa cỏ
-
Câu 46:
Động vật nào sau đây có hệ tiêu hóa dạng túi?
A. Thủy tức.
B. Giun đất.
C. Cào cào.
D. Chuột túi.
-
Câu 47:
Ngăn nào trong dạ dày của động vật nhai lại chứa vi sinh vật cộng sinh?
A. Dạ cỏ.
B. Dạ lá sách.
C. Dạ tổ ong
D. Dạ múi khế.
-
Câu 48:
Nhóm động vật nào sau đây có manh tràng phát triển nhất?
A. Lợn.
B. Thỏ.
C. Bò.
D. Trâu.
-
Câu 49:
Động vật nào sau đây là động vật ăn cỏ có dạ dày đơn?
A. Mèo.
B. Bò.
C. Đại bàng.
D. Ngựa.
-
Câu 50:
Ngăn nào sau đây của dạ dày bò tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin?
A. Dạ cỏ.
B. Dạ múi lá sách.
C. Dạ tổ ong.
D. Dạ múi khế.