Trắc nghiệm Tiêu hóa ở động vật Sinh Học Lớp 11
-
Câu 1:
Chứng cuồng uống nguyên phát:
A. Bệnh nhân có đáp ứng với test vasopressin
B. Độ thẩm thấu huyết tương giảm nhưng độ thẩm thấu nước tiểu tăng
C. Bệnh nhân có test nhịn nước (-)
D. Khả năng cô đặc nước tiểu tối đa kém
-
Câu 2:
Táo bón kéo dài có thể gây ra:
A. Mất ngủ
B. Thay đổi tính tình
C. Đau vùng thắt lưng
D. Câu A và B đúng
-
Câu 3:
Hội chứng nhiễm độc giáp biểu hiện tiêu hoá gồm:
A. ăn nhiều (vẫn gầy)
B. tiêu chảy đau bụng
C. nôn mửa; vàng da
D. tất cả các đáp án trên
-
Câu 4:
Các triệu chứng của các cơ quan liên hệ đến gan, trừ:
A. Tràn dịch màng phổi bên phải do áp xe gan hoặc ung thư gan
B. Lách to do sơ gan và sốt rét
C. Tim: suy tim ứ huyết
D. U dạ dày
-
Câu 5:
Theo mô hình mới mắc ung thư của Higgiuson và Muir thì một trong những bệnh do một yếu tố căn nguyên tác động đần đần trong cuộc sống là:
A. Ung thư gan tiên phát
B. Ung thư vú
C. Ung thư cổ tử cung
D. Ung thư thực quản
-
Câu 6:
Bệnh nào sau đây gây bệnh cảnh gan to kèm hội chứng tắc mật?
A. Áp xe gan do amip
B. Suy tim ứ huyết
C. Viêm gan siêu vi
D. Ung thư gan nguyên phát
-
Câu 7:
Hội chứng suy tế bào gan thường gặp trong bệnh lý sau:
A. Xơ gan mất bù
B. Ung thư gan nguyên phát
C. Ung thư gan thứ phát
D. Áp xe gan do amip 1 Xem trả lời Trả lời +0 [star-icon]
-
Câu 8:
Phù kèm với dấu hiệu tuần hoàn bàng hệ ở hạ sườn và thượng vị thường do nguyên nhân:
A. Chèn ép tĩnh mạch chủ trên
B. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới
C. Suy tim
D. Xơ gan
-
Câu 9:
Những đặc điểm nào của ruột sau đây làm cho trẻ dễ bị xoắn ruột:
A. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng dài và kém di động.
B. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và kém di động.
C. Mạc treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động.
D. Mạc treo ruột tương đối ngắn, manh tràng ngắn và kém di động.
-
Câu 10:
Triệu chứng đi kèm của hội chứng ba giảm:
A. Tiếng thổi màng phổi, tiếng dê kêu
B. Tiếng ngực thầm
C. Lồng ngực căng phồng, kém di động
D. Khí quản có thể bị lệch cùng bên
-
Câu 11:
Tiêu chảy mất nước (tiêu chảy nhiễm độc) biểu hiện bằng các hội chứng:
A. Hội chứng nhiễm trùng, hội chứng tiêu hóa, hội chứng thần kinh
B. Hội chứng tiêu hóa, hội chứng mất nước, hội chứng thần kinh
C. Hội chứng mất nước, hội chứng nhiễm độc, hội chứng tâm thần
D. Hội chứng tâm thần, hội chứng tiêu hóa, hội chứng nhiễm độc
-
Câu 12:
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu nguyên liệu cấu tạo hồng cầu:
A. Chấn thương, phẫu thuật, chảy máu tiêu hóa, ho ra máu…
B. Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, rong kinh, rong huyết…
C. Hẹp môn vị, thiếu Fe, thiếu đạm, viêm ruột kém hấp thu, thiếu Vitamin B12, acid folic…
D. Sốt rét, cường lách, truyền nhầm nhóm máu
-
Câu 13:
Hẹp môn vị (thiếu Fe), ăn thiếu chất đạm, viêm ruột kém hấp thu, thiếu Vitamin B12, acid folic… sẽ gây:
A. Thiếu máu do mất máu cấp tính
B. Thiếu máu do mất máu mạn tính
C. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu cấu tạo hồng cầu
D. Thiếu máu do tán huyết (hồng cầu bị phá hủy)
-
Câu 14:
Đặc điểm đái máu trong chấn thương thận kín:
A. Đái ra máu cuối bãi
B. Có thể tiểu ra máu cục
C. Có trụ hồng cầu trong nước tiểu
D. Hồng cầu biến dạng, không đều
-
Câu 15:
Trụ hồng cầu trong nước tiểu chứng tỏ rằng đái máu do:
A. Tổn thương ống thận cấp
B. Viêm đài bể thận cấp
C. Tổn thương bàng quang - niệu đạo
D. Tổn thương cầu thận
-
Câu 16:
Yếu tố thuận lợi thường gặp nhất trong suy thận mạn do viêm thận bể thận mạn là:
A. Thận đa nang
B. Sỏi thận - tiết niệu
C. Xông tiểu
D. Đái tháo đường
-
Câu 17:
Triệu chứng lâm sàng có giá trị để hướng dẫn chẩn đoán suy thận mạn do viêm cầu thận mạn là:
A. Dấu véo da dương + tăng huyết áp
B. Dấu véo da dương + hạ huyết áp
C. Phù + tăng huyết áp
D. Phù + hạ huyết áp
-
Câu 18:
Xương hàm dưới nhỏ, xương hàm trên ít ảnh hưởng (chứng cằm hụt) thường thấy trong:
A. Thiểu năng tuyến yên
B. Thiểu năng tuyến giáp
C. Thiểu năng tuyến cận giáp
D. Cường tuyến yên
-
Câu 19:
Răng mọc chậm thường thấy trong bệnh:
A. Thiểu năng tuyến yên, tuyến cận giáp và thượng thận
B. Rối loạn tuyến thượng thận, tuyến tụy và tuyến yên
C. Rối loạn tuyến tụy, tuyến yên và tuyến thượng thận
D. Thiểu năng tuyến yên, tuyến giáp và tuyến thượng thận
-
Câu 20:
Tuyến tụy và tuyến nước bọt có kiểu chế tiết:
A. Toàn hủy
B. Bán hủy
C. Toàn vẹn
D. Một phần toàn hủy hoặc một phần toàn vẹn
-
Câu 21:
Tế bào gan có đặc điểm:
A. Chỉ chế tiết kiểu nội tiết
B. Chỉ chế tiết kiểu ngoại tiết
C. Chế tiết vừa ngoại tiết, vừa nội tiết
D. Chế tiết mật vào trong máu
-
Câu 22:
Niêm mạc miệng trẻ em dễ bị tổn thương và dễ bị bệnh nấm là do:
A. Niêm mạc thô, khô, có nhiều mạch máu.
B. Niêm mạc mềm mại, ướt, có nhiều mạch máu.
C. Niêm mạc mềm mại, khô, có nhiều mạch máu.
D. Niêm mạc mềm mại, khô, có nhiều mạch máu.
-
Câu 23:
Trong bệnh đẹn (tưa) do vi nấm Candida có các triệu chứng sau:
A. Niêm mạc miệng đỏ, khô xuất hiện các điểm trắng, sau đó hợp thành các mảng trắng, các mảng trắng mềm, dễ bóc, luôn kèm theo chảy máu răng lợi
B. Niêm mạc miệng đỏ, khô xuất hiện các điểm trắng, sau đó hợp thành các mảng trắng, các mảng trắng cứng, khó bóc, luôn kèm theo chảy máu răng lợi
C. Niêm mạc miệng đỏ, khô xuất hiện các điểm trắng, sau đó hợp thành các mảng trắng, các mảng trắng mềm, khó bóc
D. Niêm mạc miệng đỏ, khô xuất hiện các điểm trắng, sau đó hợp thành các mảng trắng, các mảng trắng cứng, khó bóc
-
Câu 24:
Đặc điểm lâm sàng nào sau đây không phù hợp với nhuễm trùng, nhiễm độc thức ăn do tụ cầu:
A. Thời gian ủ bệnh ngắn khoảng 1-6 giờ
B. Bệnh nhân nôn nhiều, đau bụng và ỉa chảy
C. Trong phân có lẫn máu tươi
D. Phân lỏng thối
-
Câu 25:
Đun sôi thức ăn trước khi dùng là phương pháp tích cực nhất để đề phòng ngộ độc thức ăn do:
A. Vi khuẩn
B. Salmonella
C. Clostridium botulinum
D. Staphylococus aureus
-
Câu 26:
Trong cơ chế gây ngộ độc thức ăn do salmonella thì:
A. Độc tố của vi khuẩn có vai trò quyết định
B. Vi khuẩn sống đóng vai trò quyết định
C. Cả vi khuẩn và độc tố của nó mới có vai trò quyết định
D. Tính chất của thức ăn đóng vai trò quyết định
-
Câu 27:
Nôn mữa, đau bụng, ỉa chảy nhiều lần kèm theo nhức đầu và các dấu hiệu nhiễm độc là triệu chứng thường thấy khi bị ngộ độc thức ăn do:
A. Clostridium botulinum
B. Salmonella
C. Thức ăn có nhiều đạm bị biến chất
D. Vi khuẩn nhóm Salmonella paratyphy và độc tố ruột của tụ cầu vàng
-
Câu 28:
Độc tố gây ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng là:
A. Ngoại độc tố
B. Độc tố làm tan sợi huyết
C. Độc tố huỷ bạch cầu
D. Độc tố ruột
-
Câu 29:
Đặc điểm của ngộ độc thức ăn do Salmonella là một loại
A. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn
B. Nhiễm độc đơn thuần do độc tố của vi khuẩn
C. Nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella
D. Rối loạn tiêu hóa thông thường
-
Câu 30:
Đặc điểm của ngộ độc thức ăn do tụ cầu đó là một loại:
A. Nhiễm độc đơn thuần do độc tố của vi khuẩn
B. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn
C. Nhiễm trùng cấp tính
D. Rối loạn tiêu hoá thông thường
-
Câu 31:
Điều nào sau đây được kích thích bởi cholecystokinin?
A. nhu động dạ dày
B. giải phóng mật
C. bài tiết axit clohydric
D. bài tiết các ion bicarbonate
-
Câu 32:
Chylomicrons giống như các mixen nhỏ của chất béo trong chế độ ăn uống trong lumen của ruột non ở cả hai
A. được phủ một lớp mật.
B. tan trong lipid.
C. đi qua hệ thống bạch huyết.
D. chứa triglycerid.
-
Câu 33:
Phát biểu nào về sự hấp thụ chất dinh dưỡng của tế bào niêm mạc ruột là sự thật?
A. Carbohydrate được hấp thụ dưới dạng disacarit.
B. Chất béo được hấp thụ dưới dạng axit béo và monoglyceride.
C. Axit amin di chuyển qua màng sinh chất chỉ bằng cách khuếch tán.
D. Mật vận chuyển chất béo qua màng sinh chất.
-
Câu 34:
Các enzym tiêu hóa của ruột non
A. không hoạt động tốt ở độ pH thấp.
B. được sản xuất và giải phóng để đáp ứng với tuần hoàn bí mật.
C. được sản xuất và giải phóng dưới sự kiểm soát của thần kinh.
D. đều do tuyến tụy tiết ra.
-
Câu 35:
Phát biểu nào về axit amin thiết yếu là đúng?
A. Chúng không được tìm thấy trong chế độ ăn chay.
B. Chúng được lưu trữ bởi cơ thể cho đến khi chúng cần thiết.
C. Không có chúng, cơ thể bị suy dinh dưỡng.
D. Con người có thể có được tất cả của họ bằng cách ăn sữa, trứng và thịt.
-
Câu 36:
Dấu hiệu “phản ứng thành bụng” dương tính có ý nghĩa chẩn đoán trong:
A. Viêm phúc mạc
B. Viêm ruột
C. Viêm ruột thừa
D. A và C đúng
-
Câu 37:
Trùng roi thìa Giardia lamblia gây ra các tác hại sau đây trừ:
A. Viêm ruột xuất tiết
B. Trong phân có máu, nhầy
C. Không hấp thu được sinh tố B12 và acid folic
D. Trẻ em chán ăn, sình bụng
-
Câu 38:
Chỉ định kháng sinh nào sau đây là không phù hợp trong điều trị tiêu chảy:
A. Tiêu chảy do Giardia
B. Tiêu chảy do Shigella
C. Tiêu chảy do tả mất nước nặng
D. Trong tất cả các trường hợp có tiêu chảy và sốt
-
Câu 39:
Giardia lamblia có thể điều trị bằng các thuốc sau đây trừ:
A. Quinacrine
B. Tinidazole
C. Nimorazole
D. Clotrimazole
-
Câu 40:
Triệu chứng lâm sàng thể Huyết ứ trong Viêm loét dạ dày tá tràng:
A. Chất lưỡi đỏ tím
B. Có điểm ứ huyết
C. Mạch hoạt
D. Tất cả đúng
-
Câu 41:
Triệu chứng lâm sàng thể Khí uất trong Viêm loét dạ dày tá tràng. Chọn câu sai:
A. Yếu tố khởi phát cơn đau thường là nóng giận, cáu gắt
B. Rìa lưỡi đỏ, rêu vàng nhày
C. Mạch huyền hữu lực
D. Đau vùng hạ vị
-
Câu 42:
Triệu chứng lâm sàng thể Hỏa uất trong Viêm loét dạ dày tá tràng
A. Hơi thở hôi.
B. Miệng đắng
C. Lưỡi đỏ sẫm
D. Tất cả đúng
-
Câu 43:
Helicobacter pylori gây bệnh:
A. Viêm cầu thận cấp
B. Viêm loét dạ dày - tá tràng
C. Viêm phổi
D. Nhiễm trùng máu
-
Câu 44:
Về mặt biểu hiện lâm sàng:
A. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có Clo-test dương tính, ung thư dạ dày có thể có vi khuẩn H.pylori.
B. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có Clo-test dương tính, ung thư dạ dày luôn luôn có vi khuẩn H.pylori.
C. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nhờ kỹ thuật ELISA, ung thư dạ dày có thể có vi khuẩn H.pylori.
D. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng nhờ kỹ thuật ELISA, ung thư dạ dày luôn luôn có vi khuẩn H.pylori.
-
Câu 45:
4 biến chứng thường xảy ra của loét dạ dày - tá tràng:
A. Xuất huyết dạ dày, xuất huyết tá tràng, thủng tá tràng, hẹp tâm vị
B. Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư tiêu hóa
C. Xuất huyết dạ dày, thủng tá tràng, hẹp đáy vị, thủng hồi tràng
D. Xuất huyết tá tràng, thủng dạ dày, hẹp hang vị, ung thư hổng tràng và hồi tràng
-
Câu 46:
Xơ gan giai đoạn muộn có biểu hiện:
A. Xuất huyết dưới da tạo thành những đám thâm tím
B. Xuất huyết dưới da tạo thành những mảng đỏ sậm
C. Xuất huyết dưới da tạo thành những đốm xuất huyết li ti
D. Xuất huyết dưới da tạo thành những mảng đỏ tươi
-
Câu 47:
Trong các loại sau, loại nào thuộc viêm cầu thận mạn nguyên phát:
A. Hội chứng thận hư
B. Viêm cầu thận ngoài màng; Viêm cầu thận thể màng tăng sinh
C. Viêm cầu thận mạn với ứ đọng IgA ở gian bào
D. Tất cả các loại trên
-
Câu 48:
Chọn nhận xét không đúng?
A. Trụ hồng cầu hiện diện có thể do viêm cầu thận cấp
B. Trụ sáp là bằng chứng diễn tiến mạn tính viêm cầu thận
C. Trụ sáp là những giọt mỡ trong ống thận do bệnh nhân tiểu ra lipid
D. Sự phì đại các nephron do hoạt động bù trừ có thể gây ra trụ rộng
-
Câu 49:
Trong hội chứng thận hư không đơn thuần ở người lớn, khi sinh thiết thận thường gặp nhất là:
A. Bệnh cầu thận màng
B. Bệnh cầu thận do lắng đọng IgA
C. Viêm cầu thận ngoài màng
D. Bệnh cầu thận thoái hóa ổ đoạn
-
Câu 50:
Trụ niệu có thể gặp trong viêm cầu thận mạn:
A. Trụ hồng cầu
B. Trụ hạt
C. Trụ trong
D. Cả 3 loại trên