Trắc nghiệm Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Có hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích q1 và q2 có độ lớn như nhau đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi sau đó tách ra thì mỗi quả cầu sẽ mang điện tích:
A. q = q1
B. q = 0
C. q = 2 q1
D. q = ½ q1.
-
Câu 2:
Hai quả cầu kim loại A và B tích điện tích lần lượt là q1 và q2 trong đó q1 là điện tích dương, q2 là điện tích âm và q1 <|q2| . Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra và đưa quả cầu B lại gần quả cầu C đang tích điện âm thì chúng:
A. không hút cũng không đẩy nhau
B. đẩy nhau
C. hút nhau
D. có thể hút hoặc đẩy nhau
-
Câu 3:
Hai quả cầu kim loại A và B tích điện tích lần lượt là q1 và q2 trong đó q1 là điện tích dương, q2 là điện tích âm và q1 >|q2| . Cho 2 quả cầu tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra và đưa quả cầu B lại gần quả cầu C đang tích điện âm thì chúng:
A. hút nhau
B. đẩy nhau
C. không hút cũng không đẩy nhau
D. có thể hút hoặc đẩy nhau
-
Câu 4:
Có 2 quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau, khi đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng
A. Đẩy nhau
B. Hút nhau
C. Có thể hút hoặc đẩy nhau
D. Không tương tác nhau
-
Câu 5:
Có 2 quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau, khi đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng
A. Hút nhau
B. Đẩy nhau
C. Không tương tác nhau
D. Có thể hút hoặc đẩy nhau
-
Câu 6:
Cho quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với 1 vật nhiễm điện dương thì quả cầu cũng được nhiễm điện dương. Khi đó khối lượng của quả cầu thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên rõ rệt.
B. Giảm đi rõ rệt.
C. Có thể coi như không đổi.
D. Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm
-
Câu 7:
Chọn câu sai. Hạt nhân của một nguyên tử :
A. mang điện tích dương
B. chiếm hầu hết khối lượng nguyên tử
C. kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử
D. trung hoà về điện.
-
Câu 8:
Chọn câu đúng. Một vật mang điện âm là do:
A. nó có dư electrôn.
B. hạt nhân nguyên tử của nó có số nguồn nhiều hơn số prôtôn.
C. nó thiếu electrôn
D. hạt nhân nguyên tử của nó có số prôtôn nhiều hơn số nguồn.
-
Câu 9:
Hai điện tích dương cùng độ lớn được đặt tại hai điểm A, B. Đặt một chất điểm tích điện tích Qo tại trung điểm của AB thì ta thấy Qo đứng yên. Có thể kết luận:
A. Qo là điện tích dương.
B. Qo là điện tích âm.
C. Qo là điện tích có thể có dấu bất kì
D. Qo phải bằng không
-
Câu 10:
Hai quả cầu nhẹ cùng khối lượng được treo bằng hai dây cách điện có cùng chiều dài và hai quảcầu không chạm vào nhau. Tích cho hai quả cầu điện tích cùng dấu nhưng có độ lớn khác nhau thì lực tác dụng làm dây hai treo lệch đi những góc so với phương thẳng đứng là:
A. Bằng nhau.
B. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch lớn hơn.
C. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch nhỏ hơn.
D. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích nhỏ hơn thì có góc lệch nhỏ hơn
-
Câu 11:
Hai quả cầu cùng kích thước nhưng cho tích điện trái dấu và có độ lớn khác nhau. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau vào nhau rồi tách ra thì chúng sẽ:
A. luôn luôn đẩy nhau.
B. . luôn luôn hút nhau.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa chúng.
D. không có cơ sở để kết luận
-
Câu 12:
Hai quả cầu kim loại cùng kích thước. Ban đầu chúng hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau người ta thấy chúng đẩy nhau. Có thể kết luận rằng cả hai quả cầu đều:
A. tích điện dương.
B. tích điện âm.
C. tích điện trái đấu nhưng có độ lớn bằng nhau.
D. tích điện trái dấu nhưng có độ lớn không bằng nhau.
-
Câu 13:
Chọn câu trả lời đúng. Tinh thể muối ăn NaCl là:
A. vật dẫn điện vì có chứa các ion tự do.
B. vật dẫn điện vì có chứa các electron tự do.
C. vật dẫn điện vì có chứa các ion lẫn các electron tự do.
D. vật cách điện vì không chứa điện tích tự do.
-
Câu 14:
Chọn câu đúng: Vào mùa đông, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách nhỏ. Đó là do:
A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc.
B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
C. hiện tượng nhiễm điện do hướng ứng.
D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên.
-
Câu 15:
Môi trường nào sau đây không chứa điện tích tự do?
A. Nước muối.
B. Nước đường.
C. Nước mưa.
D. Nước cất.
-
Câu 16:
Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?
A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều
B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều
D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng.
-
Câu 17:
Chọn câu trả lời đúng. Ion âm là do:
A. nguyên tử mất điện tích dương.
B. nguyên tử nhận được êlêctrôn
C. nguyên tử mất êlêctrôn.
D. A và B đều đúng.
-
Câu 18:
Chọn câu trả lời đúng. ion dương là do:
A. nguyên tử nhận được điện tích dương.
B. nguyên tử nhận được êlêctrôn.
C. nguyên tử mất êlêctrôn.
D. A và C đề.u đúng.
-
Câu 19:
Chọn câu đúng . Đưa một thước bằng thép trung hòa điện và cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương:
A. Thước thép không tích điện.
B. Ở đầu thước gần quả cầu tích điện dương.
C. Ở đầu thước xa quả cầu tích điện đương.
D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 20:
Vật A trung hòa điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương, là do:
A. điện tích dương từ vật B di chuyển sang vật A
B. . ion âm từ vật A di chuyển sang vật B, êlectron di chuyển từ vật B sang vật A
C. êlectron di chuyển từ vật A sang vật B
D. êlectron di chuyển từ vật B sang vật A
-
Câu 21:
Vật A nhiễm điện dương đưa lại gần vật B trung hòa được đặt cô lập thì vật B cũng nhiễm điện, là do:
A. điện tích trên vật B tăng lên
B. điện tích trên vật B giảm xuống
C. điện tích trên vật B được phân bố lại
D. điện tích trên vật A truyền sang vật B
-
Câu 22:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm điện của hai vật khi cọ xát:
A. Khi cọ xát hai vật bất kì với nhau thì cả hai vật đều nhiễm điện, điện tích của chúng trái dấu nhau.
B. Khi cọ xát hai vật khác loại với nhau thì cả hai vật đều nhiễm điện, điện tích của chúng trái dấu nhau.
C. Khi cọ xát hai vật bất kì với nhau thì cả hai vật đều nhiễm điện cùng dấu.
D. Khi cọ xát hai vật với nhau, nếu hai vật cùng loại thì chúng nhiễm điện trái dấu, nếu hai vật khác nhau thì chúng nhiễm điện cùng dấu.
-
Câu 23:
Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C, - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là
A. – 8 C.
B. – 11 C.
C. + 14 C.
D. + 3 C.
-
Câu 24:
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng
A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện.
B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy.
C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người.
D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ
-
Câu 25:
Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát
A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác.
B. vật bị nóng lên.
C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật.
D. các điện tích bị mất đi.
-
Câu 26:
Điều kiện để 1 vật dẫn điện là
A. vật phải ở nhiệt độ phòng.
B. có chứa các điện tích tự do.
C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.
D. vật phải mang điện tích.
-
Câu 27:
Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó
A. sẽ là ion dương.
B. vẫn là 1 ion âm.
C. trung hoà về điện
D. có điện tích không xác định được.
-
Câu 28:
Tổng số proton và electron của một nguyên tử có thể là số nào sau đây?
A. 11
B. 13
C. 151
D. 16
-
Câu 29:
Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là
A. 9.
B. 16
C. 17
D. 8
-
Câu 30:
Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:
A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.
B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.
C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.
D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
-
Câu 31:
Một thanh thủy tinh cọ xát vào len, ngay sau đó thanh thủy tinh và len được tách ra, điện tích tổng cộng của hệ thanh thủy tinh - len sẽ
A. giảm đi.
B. không đổi.
C. tăng lên.
D. có thể tăng hoặc giảm.
-
Câu 32:
Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng đẩy nhau. Cho một trong hai quả chạm đất, sau đó đặt gần nhau thì chúng
A. hút nhau.
B. đẩy nhau.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau.
D. không tương tác.
-
Câu 33:
Hai quả cầu kim loại giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau, khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng
A. hút nhau theo định luật Cu- lông.
B. đẩy nhau theo định luật Cu- lông.
C. có thể hút hoặc đẩy nhau theo định luật Cu- lông.
D. không tương tác theo định luật Cu- lông.
-
Câu 34:
Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện tiếp xúc một quả cầu khác nhiễm điện thì
A. hai quả cầu đẩy nhau.
B. hai quả cầu hút nhau.
C. không hút mà cũng không đẩy nhau.
D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
-
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, êlectron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, êlectron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
-
Câu 36:
Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? “Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một.....”
A. thanh kim loại trung hoà về điện.
B. thanh kim loại mang điện dương.
C. thanh kim loại mang điện âm.
D. thanh nhựa trung hoà về điện.
-
Câu 37:
Một quả cầu kim loại rỗng, nhẹ và không mang điện được treo trên một sợi tơ mảnh. Khi đưa một chiếc đũa nhiễm điện dương lại gần quả cầu (nhưng không tiếp xúc) thì quả cầu
A. bị hút về phía chiếc đũa.
B. bị đẩy ra xa chiếc đũa.
C. quả cầu vẫn nằm yên.
D. Khi ở khoảng cách lớn thì quả cầu bị hút về phía đũa, nhưng khi đưa lại gần thì quả cầu bị đẩy.
-
Câu 38:
Một thanh kim loại trung hòa điện bị nhiễm điện do hưởng ứng khi
A. nó chạm vào một vật tích điện rồi dịch chuyển ra xa.
B. đưa nó lại gần một vật nhiễm điện rồi dịch chuyển ra xa.
C. đưa nó lại gần một vật nhiễm điện rồi dừng lại.
D. một vật nhiễm điện âm chạm vào nó.
-
Câu 39:
Vật A nhiễm điện dương đưa lại gần thanh kim loại B trung hoà về điện được đặt cô lập thì vật B cũng nhiễm điện, là do điện tích trên vật
A. B tăng lên.
B. B giảm xuống.
C. B được phân bố lại.
D. A đã truyền sang vật B.
-
Câu 40:
Cho quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương thì quả cầu cũng được nhiễm điện dương. Khi đó khối lượng của quả cầu
A. tăng lên rõ rệt.
B. giảm đi rõ rệt.
C. có thể coi là không đổi.
D. lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.
-
Câu 41:
Vật A trung hoà về điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương vì
A. điện tích dương đã di chuyển từ vật B sang vật A
B. iôn âm từ vật A sang vật B
C. êlectron di chuyển từ vật A sang vật B
D. êlectron di chuyển từ vật B sang vật A
-
Câu 42:
Khi cọ xát thanh êbonit vào miếng dạ, thanh êbonit tích điện âm vì
A. êlectron di chuyển từ dạ sang thanh êbonit.
B. Prôton di chuyển từ dạ sang thanh êbonit.
C. êlectron di chuyển từ thanh êbonit sang dạ.
D. Prôtôn di chuyển từ thanh êbonit sang dạ.
-
Câu 43:
Điều kiện để một vật dẫn điện là
A. vật phải ở nhiệt độ phòng.
B. có chứa các điện tích tự do.
C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.
D. vật phải mang điện tích.
-
Câu 44:
Một quả cầu mang điện tích – 6.10-17C. Số êlectron thừa trong quả cầu là
A. 1024 hạt.
B. 37 hạt.
C. 108 hạt.
D. 375 hạt.
-
Câu 45:
Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10 -19 C, điện lượng mà nó nhận được thêm 2 êlectron thì nó
A. sẽ là ion dương.
B. vẫn là 1 ion âm.
C. trung hoà về điện.
D. có điện tích không xác định được.
-
Câu 46:
Tổng số prôton và êlectron của một nguyên tử ( trung hòa về điện ) có thể là số nào sau đây?
A. 0.
B. 1.
C. 15.
D. 16.
-
Câu 47:
Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 prôton và 9 notron, số êlectron của nguyên tử oxi là
A. 9.
B. 16.
C. 17.
D. 8.
-
Câu 48:
Phát biểu nào sau đây là không đúng? “Theo thuyết êlectron ...”
A. vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.
-
Câu 49:
Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là
A. Prôton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.
B. Khối lượng nơtron xấp xỉ khối lượng prôton.
C. Tổng số hạt prôton và notron trong hạt nhân luôn bằng số êlectron quay xung quanh nguyên tử.
D. Điện tích của prôton trái dấu với điện tích của êlectron .
-
Câu 50:
Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?
A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.
D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.