Trắc nghiệm Thực hiện pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị
A. cảnh cáo hoặc khiển trách.
B. khiển trách hoặc xử phạt dân sự.
C. kỷ luật hoặc xử phạt dân sự.
D. xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Câu 2:
Đối tượng chịu trách nhiệm hình sự bao gồm:
A. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
B. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. A đúng B sai.
D. Cả hai đều đúng.
-
Câu 3:
Người uống rượu, bia lái xe gây tai nạn sẽ:
A. Chịu trách nhiệm hình sự.
B. Chỉ chịu trách nhiệm hành chính.
C. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.
D. Buộc đi chữa bệnh.
-
Câu 4:
Nhà máy A không xây dựng hệ thống xử lí chất thải khiến môi trường bị ô nhiễm nên bà con quanh vùng đã làm đơn phản ánh. Nhà máy A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự
B. Hòa giải
C. Hành chính
D. Đối chất
-
Câu 5:
Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là hành vi vi phạm pháp luật:
A. Vi phạm pháp luật hành chính.
B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
-
Câu 6:
Đâu là hành vi vi phạm pháp luật hình sự?
A. Ông H buộc phải tháo dỡ công trình vì xây dựng trái phép.
B. Lê Văn L bị phạt 18 năm tù vì tội giết người, cướp của.
C. Ông N bị phạt tiền vì tội vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
D. Công ty X thải chất thải chưa được xử lý ra môi trường biển.
-
Câu 7:
Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về nghĩa vụ của công dân trong thời kì đại dịch Covid?
A. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của Quân đội
B. Mọi công dân phải khai báo y tế khi được yêu cầu
C. Xây dựng đất nước là nghĩa vụ của người trưởng thành
D. Học tốt là nghĩa vụ của học sinh
-
Câu 8:
Chủ thể vi phạm pháp luật hình sự có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào ?
A. Bị áp dụng hình phạt tử hình
B. Bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn
C. Bị phạt tiền
D. Bị áp dụng một hoặc một số biện pháp chế tài nêu trên
-
Câu 9:
Chủ thể vi phạm pháp luật hình sự có thể bị áp dụng biện pháp chế tài nào sau đây?
A. chỉ bị áp dụng hình phạt tử hình
B. chỉ bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn
C. chỉ bị phạt tiền
D. có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp chế tài nêu trên
-
Câu 10:
Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là gì?
A. là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước
B. là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. là quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật
D. tất cả những nhận định trên đều đúng
-
Câu 11:
Bản chất của trách nhiệm pháp lý là gì ?
A. Sự thực hiện chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật khi chủ thể đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
B. Sự phuc hồi lại tình trang ban đầu trước khi hành vi vi phạm pháp luật thực hiện
C. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể vi phạm pháp luật
D. cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 12:
Bản chất của trách nhiệm pháp lý được hiểu như thế nào?
A. là sự thực hiện chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật khi chủ thể đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
B. là sự phuc hồi lại tình trang ban đầu trước khi hành vi vi phạm pháp luật thực hiện
C. chỉ là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể vi phạm pháp luật
D. cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 13:
Cơ sở nào làm phát sinh trách nhiệm pháp lý?
A. khi có chủ thể pháp luật xuất hiện
B. khi có hành vi vi phạm pháp luật và có quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
C. khi có quy phạm pháp luật được ban hành
D. khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét vụ việc vi phạm
-
Câu 14:
Khi nhà nước áp dụng trách nhiệm pháp lý, chủ thể vi phạm pháp luật phải xử sự như thế nào?
A. có quyền thoả thuân với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về biện pháp chế tài áp dụng
B. có quyền lựa chọn các biện pháp chế tài
C. có nghĩa vụ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà nhà nước áp dụng đối với mình
D. cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 15:
Khái niệm “trách nhiệm pháp lý” được hiểu như thế nào?
A. là quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh giữa nn và các chủ thể pháp luật
B. là quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh giữa nn và chủ thể vi phạm pháp luật trong việc nhà nước áp dụng chế tài đối với chủ thể vi phạm pháp luật
C. là quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết vi phạm pháp luật
D. là quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh giữa các chủ thể vi phạm pháp luật với nhau.
-
Câu 16:
Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật?
A. người đứng đầu cơ quan, tổ chức
B. trọng tài do các bên lựa chọn
C. các bên tự thoả thuận
D. cả ba cơ quan nêu trên đều có thẩm quyền
-
Câu 17:
Đối tượng điều chỉnh của luật nhân hàng là gì?
A. những mối quan hệ về nhân thân
B. những mối quan hệ phát sinh từ việc cho vay vốn ở ngân hàng thương mại
C. những mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng
D. những mối quan hệ phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng và phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng
-
Câu 18:
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thuơng mại?
A. chỉ có cơ quan trọng tài do các bên lựa chọn
B. chỉ do các bên tự thoả thuận giải quyết
C. chỉ do cơ quan Toà án
D. cả ba cơ quan nói trên đều có quyền giải quyết
-
Câu 19:
Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật hình sự?
A. Bộ chính trị
B. quốc hội
C. Chính phủ
D. Toà án
-
Câu 20:
Vi phạm kỷ luật được hiểu như thế nào?
A. là hành vi xâm hại đến trật tự công cộng
B. là hành vi xâm hại đến bất kỳ quan hệ xã hội nào được pháp luật ghi nhận và bảo vệ
C. là hành vi có lỗi, trái với các quy tắc kỷ luật của các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, trường học, do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thựuc hiện một cách cố ý hoặc vô ý
D. cả ba nhận định trên đều sai
-
Câu 21:
Vi phạm pháp luật dân sự được hiểu như thế nào?
A. là hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân được pháp luật dân sự điều chỉnh và bảo vệ.
B. là bất kỳ hành vi nào trái pháp luật, xâm phạm tài sản của công dân
C. là bất kỳ hành vi nào xâm phạm các quyền dân chủ của công dân
D. cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 22:
Vi phạm pháp luật hành chính được hiểu như thế nào?
A. là bất kỳ hành vi nào nguy hiểm, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
B. là bất kỳ hành vi nào trái pháp luật, xâm hại trật tự pháp luật.
C. là hành vi trái pháp luật, có lỗi, vi phạm các quy chế, nội quy trong các cơ quan hành chính.
D. là hành vi trái pháp luật, co lỗi, mức độ nguy hiểm cho xã hội ít hơn so với tội phạm, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính điều chỉnh và bảo vệ.
-
Câu 23:
Vi phạm pháp luật hình sự được hiểu như thế nào?
A. là những hành vi có lỗi, xâm hại quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
B. là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.
C. là những hành vi âm phạm trật tự của một tổ chưc, đơn vị
D. là những hành vi âm phạm trật tự pháp luật.
-
Câu 24:
Động cơ để chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật được hiểu như thế nào?
A. là lý do thúc đẩy chủ thể hiện hành vi vi phạm pháp luật
B. là mục tiêu mà chủ thể vi phạm pháp luật hướng tới
C. là thiệt hại mà chủ thể vi phạm pháp luật mong muốn đạt được
D. cả ba nhận định trên đều đúng.
-
Câu 25:
Lỗi vô ý do cẩu thả được hiểu như thế nào?
A. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi vi phạm củ̉ a mình gây ra nhưng không mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
B. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi vi phạm của mình gây ra tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
C. là trường hợp chủ thẻ vi phạm do khinh suất, cẩu thả nên không nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phải nhận thấy.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 26:
Lỗi vô ý vì quá tự tin được hiểu như thế nào?
A. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và làm mọi cách để cho hậu quả đó không xảy ra.
B. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra.
C. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
D. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi củ̉ a mình gây ra tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
-
Câu 27:
Lỗi cố ý gián tiếp được hiểu như thế nào?
A. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
B. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra và làm mọi cách để cho hậu quả đó xảy ra.
C. là trường hợp chủ thể vi phạm nhận thấy trước mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 28:
Loại lỗi nào sau đây được đánh giá là lỗi nghiêm trọng nhất?
A. lỗi cố ý trực tiếp
B. lỗi cố ý gián tiếp
C. lỗi vô ý vì quá tự tin
D. lỗi vô ý do cẩu thả.
-
Câu 29:
Yếu tố lỗi được phân chia thành những loại nào sau đây?
A. lỗi cố ý và lỗi vô ý
B. lỗi cố ý trực tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin
C. lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý do cẩu thả
D. lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả
-
Câu 30:
Dấu hiệu lỗi của vi phạm pháp luật được hiểu như thế nào?
A. là trạng thái tâm lý của chủ thể, phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.
B. là trạng thái tâm lý của chủ thể thể hiện sự ăn năn, hối hận về hành vi vi phạm pháp luật của mình
C. là trạng thái tâm lý của chủ thể thể hiện sự ăn năn, hối hận về những thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
D. cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 31:
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là yếu tố nào sau đây?
A. chỉ có yếu tố lỗi
B. chỉ có yếu tố động cơ
C. chỉ có yếu tố mục đích
D. cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 32:
Việc phân loại khách thể của hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích gì?
A. để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật
B. để đánh giá mức độ lỗi
C. để phân loại chủ thể
D. cả ba nhận định trên đều đúng
-
Câu 33:
Khách thể của hành vi vi phạm pháp luật là loại quan hệ xã hội nào sau đây?
A. là tất cả những quan hệ trong xã hội mà hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
B. là tất cả những quan hệ xã hội được pháp luật ghi nhận và bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
C. là tất cả những quan hệ xã hội được tổ chức xã hội bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
D. là tất cả những quan hệ xã hội được tổ chức kinh tế bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại.
-
Câu 34:
Hành vi trái pháp luật của con người có thể gây ra loại thiệt hại nào ?
A. Thiệt hại chung cho xã hội.
B. Thiệt hại trực tiếp về vật chất vầ tinh thần cho cá nhân
C. Thiệt hại trực tiếp về vật chất vầ tinh thần cho cơ quan, tổ chức.
D. cả 3 loại thiệt hại trên
-
Câu 35:
Hành vi trái pháp luật của con người có thể gây ra loại thiệt hại nào sau đây?
A. chỉ là thiệt hại chung cho xã hội.
B. chỉ là thiệt hại trực tiếp về vật chất vầ tinh thần cho cá nhân
C. chỉ là thiệt hại trực tiếp về vật chất vầ tinh thần cho cơ quan, tổ chức.
D. cả 3 loại thiệt hại trên
-
Câu 36:
Hành vi của con người bị coi là hành vi vi phạm pháp luật kể từ khi nào?
A. khi nó tồn tại trong suy nghĩ của con người
B. khi nó tồn tại dưới dạng mong muốn của con người
C. khi nó được thể hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động và không hành động
D. cả ba nhận định trên đều đúng.
-
Câu 37:
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật được hiểu như thế nào?
A. là những điều xảy ra độc lập với con người
B. là những ý định thực hiện hành vi trái pháp luật của con người.
C. là những thiệt hại do hành vi của con người gây ra.
D. bao gồm hành vi trái pháp luật của con người và hậu quả thiệt hại do hành vi trái pháp luật đó gây ra.
-
Câu 38:
Hành vi hợp pháp là các hành vi nào ?
A. Hành vi thực hiện những điều pháp luật cho phép mới là hành vi hợp pháp.
B. Hành vi thực hiện đúng những điều pháp luật yêu cầu phải làm mới là hợp pháp.
C. Hành vi không thực hiện những điều pháp luật cấm mới là hợp pháp.
D. cả 3 hành vi trên đều hợp pháp.
-
Câu 39:
Hành vi hợp pháp là hành vi nào sau đây?
A. chỉ có hành vi thực hiện những điều pháp luật cho phép mới là hành vi hợp pháp.
B. chỉ có hành vi thực hiện đúng những điều pháp luật yêu cầu phải làm mới là hợp pháp.
C. chỉ có hành vi không thực hiện những điều pháp luật cấm mới là hợp pháp.
D. cả 3 hành vi trên đều hợp pháp.
-
Câu 40:
Chỉ coi là một vi phạm pháp luật, khi hành vi đó xâm hại loại quan hệ nào sau đây?
A. mọi quan hệ tồn tại trong xã hội
B. một số quan hệ xã hội quan trọng
C. chỉ xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật ghi nhận vào bảo vệ.
D. cả ba nhận định trên đều đúng.
-
Câu 41:
Vi phạm pháp luật do chủ thể nào sau đây thực hiện?
A. chỉ do cá nhân
B. chỉ do tổ chức kinh tế
C. chỉ do tổ chức xã hội.
D. tất cả các chủ thể pháp luật đều có thể vi phạm.
-
Câu 42:
Hiệu lực pháp lý của “hiến pháp” và “Bộ luật” được xác định như thế nào?
A. hiến pháp có hiệu lực cao hơn Bộ luật.
B. Bộ luật có hiệu lực cao hơn so với hiến pháp.
C. hai loại văn bản này đều có hiệu lực pháp lý ngang nhau.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 43:
Trong thời gian giữ chức hiệu trưởng trường Tiểu học A, Nguyễn Văn B đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt của nhà trường và phụ huynh học sinh số tiền 900 triệu đồng. Hành vi của Nguyễn Văn B đã vi phạm
A. dân sự.
B. hành chính.
C. kỉ luật.
D. hình sự.
-
Câu 44:
Khi tham dự kỳ thi THPT Quốc gia L đã đăng ký lựa chọn tổ hợp KHXH vì L không học tốt khối A và khối B. L đã chủ động hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp này L đã sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Sử dụng và thi hành pháp luật.
B. Tuân thủ và thi hành pháp luật.
C. Thi hành và áp dụng pháp luật.
D. Thi hành và tuân thủ pháp luật.
-
Câu 45:
A là học sinh lớp 12, A thường xuyên bỏ học và chơi cờ bạc ăn tiền. Một lần công an bắt quả tang A đang đánh tá lả ăn tiền. Vì vi phạm lần đầu nên công an giao cho nhà trường xử lý. Hội đồng kỷ luật nhà trường đã ra quyết định đình chỉ A một tháng không được đến trường. Việc làm của hội đồng kỷ luật nhà trường ra quyết định xử lí A là nội dung của khái niệm nào dưới đây ?
A. Áp dụng pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 46:
Ông A đã sản xuất rượu giả và bán ra thị trường. Người tiêu dùng đã uống phải rượu giả dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này Ông A phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.
B. dân sự.
C. kỷ luật.
D. hành chính.
-
Câu 47:
Một số thanh niên khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy đã có hành động lạng lách đánh võng trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hành vi này đã vi phạm pháp luật
A. hành chính.
B. dân sự.
C. hình sự.
D. kỉ luật.
-
Câu 48:
S và T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ để đột nhập kho đựng cổ vật và lấy trộm 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của S và T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 49:
Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?
A. Cảnh sát giao thông Y không phạt người vi phạm giao thông do quen biết.
B. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.
C. Chị L che giấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.
D. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng.
-
Câu 50:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi nào dưới đây của cá nhân và tổ chức?
A. Đúng đắn.
B. Phù hợp.
C. Hợp pháp.
D. Chính đáng.