Trắc nghiệm Thực hiện pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật được xem là một loại
A. Nghĩa vụ pháp lí.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Nghĩa vụ cụ thể.
D. Trách nhiệm cụ thể.
-
Câu 2:
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng được xem không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
C. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.
D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.
-
Câu 3:
Dấu hiệu nào dưới đây được xem không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?
A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.
D. Hành vi trái pháp luật.
-
Câu 4:
Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật được xem là hành vi trái pháp luật thuộc loại
A. Hành động.
B. Không hành động.
C. Có thể hành động.
D. Có thể không hành động.
-
Câu 5:
Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ được xem là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Vi phạm pháp luật.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Vi phạm đạo đức.
D. Trách nhiệm đạo đức.
-
Câu 6:
Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành được xem là hình thức
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 7:
Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây được xem có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 8:
Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm được xem là hình thức
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 9:
Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm được xem là hình thức
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
-
Câu 10:
Sử dụng pháp luật được xem chính là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật:
A. Quy định phải làm.
B. Cho phép làm.
C. Quy định cấm làm.
D. Không cho phép làm.
-
Câu 11:
Nội dung nào được xem không phải là hình thức thực hiện pháp luật?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 12:
Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự được cho là như thế nào với quy định của pháp luật?
A. Đúng đắn.
B. Phù hợp.
C. Gắn liền.
D. Chuẩn mực.
-
Câu 13:
Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được xem là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Thực hiện pháp luật.
C. Xây dựng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
-
Câu 14:
Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường là biêu hiện của hình thức
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi bành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử đụng pháp luật.
-
Câu 15:
Tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự vẻ tội phạm rất nghiêm trọng do có ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ đủ
A. 10.
B. 12.
C. 14.
D. 16.
-
Câu 16:
Tương ứng với mỗi loại trách nhiệm pháp lí là một loại
A. Vi phạm nhất định.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Hình phạt nhất định.
D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 17:
Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. bị coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỉ luật.
-
Câu 18:
Điền vào chỗ chấm: Tòa án nhân dân thành phố H xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo V 5 năm tù giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo quy định tại Điều 258, khoản 2 - Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước...
A. Quản lí xã hội
B. Trừng phạt người phạm tội
C. Quản lí công dân
D. Thể hiện quyền lực
-
Câu 19:
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được quy định tại:
A. Điều 245 Bộ luật Hình sự năm 1999
B. Điều 243 Bộ luật hình sự năm 1999
C. Điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999
D. Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999
-
Câu 20:
Hình phạt cao nhất đối với các hành vi bạo hành gia đình là:
A. Xử lý trách nhiệm hình sự.
B. Cảnh cáo.
C. Phạt tiền.
D. Buộc khắc phục hậu quả.
-
Câu 21:
Nội dung nào dưới đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng?
A. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng.
B. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi ly hôn.
C. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung.
D. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật.
-
Câu 22:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm "Chở người trênxe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy" thì bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 100. 000 đồng đến 300. 000 đồng.
B. Phạt tiền từ 100. 000 đồng đến 200. 000 đồng.
C. Phạt tiền từ 200. 000 đồng đến 300. 000 đồng.
D. Phạt tiền từ 300. 000 đồng đến 500. 000 đồng.
-
Câu 23:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu giao thông sẽ bị xử phạt:
A. Phạt tiền từ 600. 000 đồng - 01 triệu đồng.
B. Phạt tiền từ 300. 000 đồng - 400. 000 đồng
C. Phạt tiền từ 300. 000 đồng - 600. 000 đồng
D. Phạt tiền từ 500. 000 đồng - 01 triệu đồng.
-
Câu 24:
Chồng chị Hoa rất hay nhậu nhẹt, mỗi lần đi nhậu anh thường đánh đập, hành hạ vợ con. Mới hôm qua, anh còn dùng chai bia đập vào đầu chị Hoa làm chị bị ngất xỉu. Hành vi của anh sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. 500. 000 – 1. 000. 000
B. 1. 000. 000 – 2. 000. 000
C. 1. 500. 000 – 2. 000. 000.
D. 2. 000. 000 – 3. 000. 000
-
Câu 25:
Hành vi cưỡng bức lao động, ngược đãi người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt:
A. Phạt tiền từ 50. 000. 000 đồng đến 75. 000. 000 đồng.
B. Phạt tiền từ 60. 000. 000 đồng đến 75. 000. 000 đồng.
C. Phạt tiền từ 60. 000. 000 đồng đến 85. 000. 000 đồng.
D. Phạt tiền từ 60. 000. 000 đồng đến 95. 000. 000 đồng.
-
Câu 26:
Linh là kế toán của công ty tài chính, yêu và sống chung với anh Hùng (làm cùng công ty) dù biết anh đã có gia đình. Việc làm của Linh sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. 2 triệu đến 5 triệu.
B. 3 triệu đến 5 triệu.
C. 4 triệu đến 5 triệu.
D. 5 triệu.
-
Câu 27:
Anh V và chị M đã kết hôn được 5 năm, vợ chồng anh chị đã có một cậu con trai 4 tuổi. Gần đây anh V thường xuyên qua lại và chung sống với một người phụ nữ chưa chồng tên H. Chị M đã nhiều lần gặp khuyên nhủ anh V và H nhưng hai người này vẫn tiếp tục công khai qua lại, thậm chí còn thể hiện thái độ thách thức đối với chị M. Trong trường họp này, chị M cần phải làm gì?
A. Rủ người nhà đến đánh ghen H
B. Làm đơn kiện V và H ra Tòa án nhân dân
C. Chủ động chia tay V và giành quyền nuôi con
D. Chấp nhận mối quan hệ giữa V và H, coi như chuyện đã rồi
-
Câu 28:
Anh Đức và chị Hoa là con bác con chú ruột nhưng họ yêu nhau giả sống chung với nhau như vợ chồng, việc làm của hai người sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. từ 3 đến 5 triệu.
B. từ 5 đến 7 triệu.
C. từ 10 đến 20 triệu.
D. từ 10 đến 30 triệu.
-
Câu 29:
Chị Ba và anh Tư chung sống với nhau đã được 20 năm và rất hạnh phúc, gần đây chị Ba phát hiện anh Tư có ngoại tình, sự việc này làm chị rất sốc và nhảy xuống sông tự vẫn. Trong tình huống trên anh Tư sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. phạt tù từ 06 tháng đến 01 năm
B. phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
C. phạt tù từ 09 tháng đến 03 năm.
D. phạt tù từ 09 tháng đến 05 năm.
-
Câu 30:
Anh Hùng và chị Hà kết hôn với nhau được 2 năm nhưng vẫn không có con, anh Hùng thường nghe theo lời của ba mẹ mắng chửi, xúc phạm danh dự của chị Hà, việc làm trên của anh Hùng sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. 200. 000 – 500. 000.
B. 300. 000 – 500. 000.
C. 500. 000 – 1. 000. 000.
D. 1. 000. 000 – 2. 000. 000
-
Câu 31:
X và M kết hôn với nhau ở quê, nhưng do kinh tế khó khăn nên anh M ra thành phố kiếm việc và sau đó chung sống như vợ chồng với một cô gái thành phố khác. Việc làm của anh M sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. 2 triệu đến 5 triệu.
B. 3 triệu đến 5 triệu.
C. 4 triệu đến 5 triệu.
D. 5 triệu.
-
Câu 32:
Phạt tiền từ 10. 000. 000 đồng đến 20. 000. 000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi:
A. Sử dụng lao động nữ làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa thuộc một trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
B. Không cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nghỉ 60 phút mỗi ngày;
C. Xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 33:
Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP, quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100. 000 đồng đến 300. 000 đồng đối với hành vi nào sau đây?
A. Kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
B. Cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
C. Cản trở việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.
D. Tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân
-
Câu 34:
Những quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về bạo hành gia đình được pháp luật quy định ở đâu?
A. Luật Hình sự.
B. Nghị định 144/2013/NĐ-CP.
C. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 35:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định hành vi không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối sẽ bị phạt:
A. 500. 000 – 1. 000. 000
B. 1. 000. 000 – 2. 000. 000
C. 1. 500. 000 – 2. 000. 000.
D. 2. 000. 000 – 3. 000. 000
-
Câu 36:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ sẽ bị phạt:
A. 500. 000 – 1. 000. 000 đồng.
B. 1. 000. 000 – 2. 000. 000 đồng.
C. 1. 500. 000 – 2. 000. 000 đồng.
D. 2. 000. 000 – 3. 000. 000 đồng.
-
Câu 37:
Do muốn vợ phải cho tiền đi nhậu nhẹt, chơi bời nên anh G đã phát tán một số ảnh riêng tư của vợ chồng lúc trước nhằm xúc phạm danh dự của chị. Việc làm của anh G sẽ bị xử phạt:
A. 500. 000 – 1. 000. 000
B. 1. 000. 000 – 1. 500. 000
C. 1. 500. 000 – 2. 000. 000.
D. 2. 000. 000 – 3. 000. 000
-
Câu 38:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định hành vi phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bị xử phạt:
A. 500. 000 – 1. 000. 000
B. 1. 000. 000 – 1. 500. 000
C. 1. 500. 000 – 2. 000. 000.
D. 2. 000. 000 – 3. 000. 000
-
Câu 39:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình xử phạt:
A. 200. 000 – 500. 000.
B. 300. 000 – 500. 000.
C. 500. 000 – 1. 000. 000.
D. 1. 000. 000 – 2. 000. 000
-
Câu 40:
Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên chị bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?
A. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D
B. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D
C. Vợ chồng chị V và chị D
D. Vợ chồng chị N và chị D
-
Câu 41:
…………. là hình thức thực hiện pháp luật trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm:
A. Thi hành pháp luật
B. Áp dụng pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
-
Câu 42:
Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Tuân thủ pháp luật.
-
Câu 43:
Nam thanh niên đủ điều kiện đăng ký nghĩa vụ quân sự mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện hình thức pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 44:
Chủ thể không bắt buộc phải thực hiện được áp dụng với hình thức thực hiện pháp luật:
A. thi hành pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. tuân thủ pháp luật.
-
Câu 45:
Bạn A đã tốt nghiệp lớp 12 và sau khi có giấy gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng A đang có ý định trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu là bạn A em sẽ làm gì?
A. Giải thích cho A hiểu và nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
B. Giúp A trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. Coi như không biết ý định của bạn A.
D. Đồng tình với A việc trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự
-
Câu 46:
Em và một số bạn trong lớp có giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự, các bạn đã bàn với nhau rủ em trốn không đi hoặc nhờ gia đình hối lộ một số tiền với cán bộ quân sự của địa phương để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp này em sẽ giải thích cho các bạn là các bạn không được làm thế và các bạn đã vi phạm pháp luật
A. hình sự
B. giáo dục
C. nghĩa vụ quân sự
D. hành chính
-
Câu 47:
Luật Nghĩa vụ quân sự nước ta quy định: nam thanh niên Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Khi A tốt nghiệp THPT và vào học trường Đại học sư phạm không bị cơ quan chức năng gọi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sau khi ra trường và đi làm được 2 năm, A đã 26 tuổi thì cơ quan chức năng mới gọi A đi khám tuyển để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Việc làm này của cơ quan chức năng là
A. đúng luật
B. sai luật
C. lạm quyền
D. xâm phạm quyền công dân
-
Câu 48:
Hai ông A và B là cán bộ nhà nước được giao quản lí tài sản nhà nước nhưng đã vô trách nhiệm để thất thoát một số tài sản có giá trị lớn. Hai ông đều bị Tòa án xử phạt. Việc hai ông phải chấp hành bản án của Tòa án là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
-
Câu 49:
Hai vợ chồng anh A làm đơn ra tòa xin ly hôn. Sau nhiều lần hòa giải không, thẩm phán xử cho vợ chồng anh A ly hôn. Việc thẩm phán căn cứ vào pháp luật để xét xử cho vợ chồng anh A ly hôn là tòa án đã áp dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 50:
Khi vợ chồng nộp đơn xin ly hôn và Tòa an đồng ý ra quyết định cho họ ly hôn thì đó là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. sử dụng pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. thi hành pháp luật