Trắc nghiệm Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta được ghi nhận có tính gì?
A. Tất yếu chủ quan.
B. Tất yếu khách quan.
C. Bắt buộc.
D. Ngẫu nhiên.
-
Câu 2:
Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về cái gì?
A. Tư liệu sản xuất.
B. Cơ cấu kinh tế.
C. Đối tượng lao động.
D. Tư liệu lao động.
-
Câu 3:
Trong buổi đi thăm quan trải nghiệm tại rừng quốc gia Ba Vì do nhà trường tổ chức. Hoa định nhổ một cây Địa lan mang về trồng thì Huệ ngăn lại: Không được đâu bạn vì nó là tài sản quốc gia đấy. Theo em cây hoa trên thuộc nhóm tài sản nào dưới đây trong khối tài sản nhà nước?
A. Các doanh nghiệp nhà nước.
B. Các quỹ dự trữ quốc gia.
C. Các quỹ bảo hiểm nhà nước.
D. Các tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
-
Câu 4:
Ngày 13/10/2019, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức lễ Trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2019 - Cúp Thánh Gióng là hình thức tôn vinh của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam đối với người lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp đang hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có thành tích xuất sắc trên mọi hoạt động liên quan đến xây dựng, phát triển doanh nghiệp, đóng góp cho kinh tế xã hội của đất nước và nâng cao đời sống người lao động thuộc:
A. mọi thành phần kinh tế.
B. thành phần kinh tế Nhà nước.
C. thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. thành phần kinh tế tư nhân.
-
Câu 5:
Tốt nghiệp lớp 9, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, hằng đã tạm thời nghỉ học xin việc ở xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ để lấy tiền phụ giúp gia đình. Việc làm của Hằng được xem là thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc:
A. tin tưởng ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
B. chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân.
C. vận động người thân trong gia đình đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh.
D. tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm.
-
Câu 6:
Thấy mẹ mang tiền đi mua vàng dự trữ lan khuyên Mẹ nên dùng tiền đầu tư sản xuất kinh doanh như thế sẽ ích nước, lợi nhà. Việc làm của Lam thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc làm gì?
A. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân.
B. Tin tưởng ủng hộ và chấp hành tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
C. Vận động người thân trong gia đình đầu tư vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh.
D. Tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các thành phần kinh tế, các ngành nghề và mặt hàng mà pháp luật không cấm.
-
Câu 7:
Ngày nào Nam cũng thấy mẹ dậy từ rất sớm để cắt hoa mang ra chợ bán. Thấy thế Nam thường học bài xong từ tối hôm trước để sáng sớm phụ mẹ cắt hoa cho kịp buổi chợ. Việc làm của Nam thể hiện điều gì?
A. Trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
B. Quyền lợi của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
C. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
D. Nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần.
-
Câu 8:
Sau khi tốt nghiệp Đại học, chị H được nhận vào làm việc tại một công ty tư nhân X. Nhưng bố mẹ chị phản đối, bắt chị phải làm việc trái ngành mà chị H không thích tại một cơ quan nhà nước vì cho rằng ở đó sẽ ổn định và phù hợp với chị hơn. Nếu là chị H thì em lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
A. Nghe theo lời bố mẹ vào làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.
B. Không nói gì và cứ làm theo ý mình.
C. Không đi làm ở công ty X và cơ quan nhà nước mà bố mẹ ép làm.
D. Vẫn đi làm và giải thích cho bố mẹ hiểu sự đúng đắn trong quyết định của mình.
-
Câu 9:
A,B,C là học sinh THPT, A nói không phải tham gia lao động ở gia đình vì còn đang đi học. B cho biết mình nên tham gia lao động và có thể vận động người thân đầu tư vốn vào các ngành có lợi. C nói sau khi học xong mới phải lao động. Bạn nào có nhận thức đúng về trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm?
A. Cả A,B và C.
B. A và B.
C. B và C.
D. B.
-
Câu 10:
Y cho rằng về việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần là do nước ta đang học hỏi các nước Tư bản. K, H có ý kiến do nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, M nói đó là do sự lựa chọn của chính phủ ta. Bạn nào trên đây có nhận thức đúng?
A. Cả Y,K và H.
B. K và H.
C. K,H và M.
D. Y và M.
-
Câu 11:
Ông A và ông H cùng nhau góp vốn để thành lập hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải, sau đó ông T cũng xin tham ra góp vốn. Cuối năm, ông A và H chia cho ông T phần lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn. Vậy ông A và H đã thực hiện nguyên tắc nào trong kinh doanh dưới đây?
A. Tự nguyện.
B. Bình đẳng.
C. Cùng có lợi.
D. Quản lí dân chủ.
-
Câu 12:
Nhiều người cùng góp vốn xây dựng hợp tác xã Homestay Hoàng Tuấn để kinh doanh dịch vụ du lịch trên lòng hồ thủy điện Na Hang, hình thức này thuộc thành phần kinh tế nào?
A. Nhà nước.
B. Tư nhân.
C. Tập thể.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 13:
Hiện nay, tại các vùng quê nghề truyền thống được quan tâm phát triển. Theo em nghề truyền thống thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Nhà nước.
B. Tư nhân.
C. Tập thể.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 14:
Hiện nay, tại các vùng quê nghề truyền thống được quan tâm phát triển. Theo em nghề truyền thống thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Nhà nước.
B. Tư nhân.
C. Tập thể.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 15:
Công ti Cổ phần Tập đoàn xây dựng A do năm thành viên gia đình ông B và hai người bạn góp vốn thành lập. Công ti này thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Tập thể.
B. Tư nhân.
C. Nhà nước.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 16:
Gia đình ông A mở cơ sở sản xuất nước mắm bằng nguồn vốn của gia đình. Sau 2 năm kinh doanh có hiệu quả, gia đình ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất và thuê thêm 2 nhân công phụ giúp xản xuất. Vậy theo em, cơ sở sản xuất của ông A thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Tập thể.
B. Tư nhân.
C. Nhà nước.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài
-
Câu 17:
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Nhà nước.
B. Tư nhân.
C. Tập thể.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 18:
Bạn A thắc mắc: Tại sao nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội mà lại có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Em sẽ dùng ý kiến nào dưới đây để giải thích cho bạn hiểu?
A. Do nước ta đang trong thời kì quá độ lên CNXH.
B. Vì nước ta học hỏi theo các nước tư bản.
C. Đó là thành phần kinh tế của CNXH.
D. Đó là sự lựa chọn của Nhà nước.
-
Câu 19:
Tập đoàn Macdonan xin cấp phép để thành lập công ty tại Việt Nam, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Doanh nghiệp này thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Nhà nước.
B. Tư nhân.
C. Tập thể.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 20:
Hành động nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Chăm chỉ học tập, tu dưỡng rèn luyện.
B. Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
C. Tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội.
D. Vận động người thân đầu tư vốn vào sản xuất.
-
Câu 21:
Hành động sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.
B. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
C. Chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp.
D. Vận động người thân đầu tư vốn vào sản xuất.
-
Câu 22:
Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần mang lại hiệu quả nào sau đây?
A. Tạo ra một thị trường sôi động.
B. Làm cho các giá trị kinh tế được phát triển.
C. Làm cho các mối quan hệ kinh tế- xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
D. Tạo nhiều vốn, nhiều việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Câu 23:
Nòng cốt của nền kinh tế tập thể được ghi nhận là gì?
A. Doanh nghiệp tư nhân.
B. Công ty cổ phần.
C. Hợp tác xã.
D. Cửa hàng kinh doanh.
-
Câu 24:
Các quỹ dự trữ quốc gia thuộc thành phần nào sau đây ?
A. Kinh tế tư nhân.
B. Kinh tế nhà nước.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 25:
Kinh tế nước ta được ghi nhận có thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.
B. Dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
C. Dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.
D. Dựa trên nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
-
Câu 26:
Nền kinh tế hiện nay được ghi nhận phát triển theo định hướng nào dưới đây?
A. Tư bản chủ nghĩa.
B. Xã hội chủ nghĩa.
C. Công nghiệp hóa.
D. Hiện đại hóa.
-
Câu 27:
Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.
B. Tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ chính quyền.
C. Chủ động tìm kiếm việc làm ở các ngành nghề thuộc các thành phần kinh tế phù hợp với khả năng của bản thân.
D. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn.
-
Câu 28:
Kinh tế tư nhân có cơ cấu bao gồm:
A. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tập thể.
B. Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
C. Kinh tế tập thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước.
-
Câu 29:
Thành phần kinh tế nào sau đây không có trong nền kinh tế nước ta hiện nay?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kinh tế hỗn hợp.
-
Câu 30:
Thành phần kinh tế nào sau đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế tư nhân.
-
Câu 31:
Thành phần kinh tế nào sau đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế tư nhân.
-
Câu 32:
Thành phần kinh tế nào sau đây nắm giữ những nghành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 33:
Thành phần kinh tế nào sau đây được coi là “cầu nối” đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư bản nhà nước.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 34:
Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Đức Phúc chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, đây là thành phần kinh tế nào sau đây?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 35:
Những tiêu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào sau đây?
A. Kinh tế tập thể.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế nhà nước.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 36:
Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta được ghi nhận đang thực hiện là gì?
A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập.
D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa.
-
Câu 37:
Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?
A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
B. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới.
C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường.
D. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
-
Câu 38:
Yếu tố nào sau đây là căn cứ trực tiếp để xác định thành phần kinh tế?
A. Quan hệ sản xuất.
B. Sở hữu tư liệu sản xuất.
C. Lực lượng sản xuất.
D. Các quan hệ trong xã hội.
-
Câu 39:
Thành phần kinh tế được xem là gì?
A. Một hình thức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất.
B. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
C. Các kiểu quan hệ kinh tế khác nhau trong xã hội.
D. Các kiểu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau trong nền kinh tế.
-
Câu 40:
Ngày nay nước ta có mấy thành phần kinh tế?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
-
Câu 41:
Trong các thành phần kinh tế, thành phần kinh tế nào giữ vai trò quan trọng nhất?
A. Kinh tế nhà nước.
B. Kinh tế tập thể.
C. Kinh tế tư nhân.
D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 42:
Kinh tế có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động tay nghề là
A. kinh tế cá thể, tiểu chủ.
B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
C. kinh tế nhà nước.
D. kinh tế tư bản tư nhân.
-
Câu 43:
Nội dung nào dưới đây được xem là không thể hiện trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần?
A. Tham gia lao động sản xuất ở gia đình.
B. Chủ động tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế.
C. Tổ chức kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm.
D. Ủng hộ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp.
-
Câu 44:
Nội dung nào sau đây được xem không phải là ý nghĩa của sự tồn tại các thành phần kinh tế?
A. Giải phóng lực lượng sản xuất.
B. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
C. Triệt tiêu các thành phần kinh tế nhỏ.
D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Câu 45:
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được xem là không phát triển theo hướng
A. Xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với thu hút công nghệ hiện đại.
B. Sản xuất kinh doanh để xuất khẩu.
C. Tạo thêm việc làm.
D. Mở rộng hợp tác xã.
-
Câu 46:
Thành phần kinh tế nào được xem là có quy mô vốn lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, đa dạng về đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế tư bản nhà nước.
-
Câu 47:
Để đưa đất nước từ phương thức sản xuất nhỏ lạc hậu lên phương thức sản xuất chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa thì kinh tế tư bản Nhà nước được xem là giữ vai trò
A. Chủ chốt.
B. Quan trọng.
C. Cầu nối.
D. Liên hệ.
-
Câu 48:
Thành phần kinh tế nào có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí; được xem chính là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế tư bản nhà nước.
-
Câu 49:
Thành phần kinh tế nào được xem là đóng vai trò là động lực của nền kinh tế?
A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Kinh tế tư nhân.
C. Kinh tế tập thể.
D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 50:
Kinh tế tập thể cùng kinh tế nhà nước được xem là hợp thành nền tảng vững chắc của
A. Nền kinh tế quốc dân.
B. Quá trình xây dựng đất nước.
C. Sự phát triển xã hội.
D. Nền kinh tế hội nhập.